Nêu một lý thuyết tiếp cận nghiên cứu gia đình và văn hóa gia đình trong xã hội hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cách tiếp cận thuyết cấu trức chức năng: Đây là một trong những cách tiếp cận lý thuyết chủ đạo được dùng để lý giải gia đình hoạt động như thế nào, gia đình liên quan với xã hội bên ngoài và với các thành viên ra sao. Các luận điểm gốc của thuyết chức năng cấu trúc đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Lý thuyết này cho rằng, một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Theo nghĩa đó, gia đình được coi là một thành phần trong cấu trúc của xã hội, thực hiện những chức năng cơ bản của xã hội, đáp ứng nhu cầu của các thành viên gia đình và góp phần ổn định xã hội. Khi nghiên cứu gia đình như một hiện tượng xã hội và theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng, chúng ta sẽ có hai bình diện nghiên cứu: 1) Quan hệ giữa gia đình với xã hội; 2) Các mối quan hệ bên trong gia đình. Hai bình diện nghiên cứu này tương ứng với với hai hướng nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội. Người ta nghiên cứu xem gia đình tồn tại nhằm mục đích gì, thực hiện chức năng gì đối với xã hội, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Hướng nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi: “Các chức năng của gia đình là gì?” (Câu hỏi này đề cập đến những đóng góp của gia đình vào việc duy trì xã hội. Nó cho rằng xã hội có những đòi hỏi tiên quyết về chức năng (hay những nhu cầu cơ bản) cần đáp ứng để xã hội có thể tồn tại và vận hành có hiệu quả. Gia đình được xem xét dưới góc độ nó đáp ứng những nhu cầu cơ bản này); “Quan hệ chức năng giữa gia đình và các bộ phận khác của xã hội là gì? (Câu hỏi này đề cập đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa gia đình và các thiết chế xã hội khác như Nhà nước, kinh tế, tôn giáo, giáo dục… Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng của nó, quan hệ gia đình và các tập hợp xã hội khác như nhà trường, làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức chính trị, văn hóa…). Thứ hai, nghiên cứu gia đình như một nhóm xã hội đặc thù. Người ta nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân trong đời sống gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, những mối quan hệ tiền hôn nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời, địa vị, vai trò của các thành viên gia đình, phân công lao động theo giới trong gia đình, mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình, những nguyên nhân tan rã của mối liên hệ hôn nhân và gia đình,…” [3]. Tính đặc thù của nhóm xã hội gia đình do được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về tình cảm, trách nhiệm và quyền lợi. Đối với thuyết cấu trúc chức năng, hai tác giả được coi là đại biểu chính là George Murdock và Talcott Parsons Goode. George Murdock giải thích tính phổ biến của gia đình do gia đình thực hiện 4 chức năng cơ bản không thể thiếu được cho sự tiếp nối thành công của xã hội. Đó là các chức năng: tình dục, tái sinh sản, giáo dục và kinh tế. Ông cho rằng những chức năng này là hoàn toàn cần thiết cho cả cá nhân và xã hội. Và chỉ có gia đình mới có thể thực hiện thành công những chức năng này. Vì thế, gia đình là tất yếu và phổ biến – chúng ta không thể tồn tại mà không có gia đình. Nếu gia đình không thực hiện đầy đủ các chức năng của nó thì những mục tiêu rộng lớn của xã hội cũng sẽ không đạt được. Parsons ủng hộ mô hình phân công lao động rõ ràng theo giới. Ông cho rằng, trong gia đình, người chồng có vai trò công cụ, là người đi làm kiếm sống, tạo ra thu nhập. Còn người vợ giữ vai trò biểu cảm, là người ở nhà chăm sóc con cái, lo việc nhà. Trong khi chăm sóc cho cả chồng và con, người phụ nữ thể hiện sự ấm áp, tình yêu, sự an ủi và làm dịu đi những căng thẳng, ức chế gây ra bởi thế giới bên ngoài. Theo nghĩa này, các vai trò công cụ và tình cảm của chồng và vợ bổ sung cho nhau. Mỗi một vai trò bảo đảm những yếu tố thiết yếu đối với những chức năng cơ bản và không thể giảm bớt của gia đình đã được nói đến ở trên. Từ đó, nó thúc đẩy sự cố kết gia đình. Cách tiếp cận cấu trúc chức năng được thịnh hành trong những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những hạn chế nhất định. Bởi nó được coi là quá lý tưởng hóa gia đình, coi gia đình là một đơn vị thống nhất về lợi ích, coi trẻ em là đối tượng tiếp nhận thụ động văn hóa và tri thức từ người lớn tuổi, đề cao vai trò của người đàn ông là chủ gia đình và đẩy người phụ nữ vào tình trạng bị phụ thuộc, hợp pháp hóa hình thức phân công lao động theo giới tính trong gia đình, có lợi cho việc duy trì quyền lợi của nam giới. Mặt khác, cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng được coi là có tính chất bảo thủ vì nó không nhìn thấy hoặc không chấp nhận những mặt trái của cuộc sống gia đình như mâu thuẫn, xung đột, ly hôn; hay sự thay đổi vai trò của người phụ nữ, sự giải phóng người phụ nữ ra khỏi công việc gia đình. Nó cũng không lý giải được những mâu thuẫn về nhu cầu và lợi ích giữa những cá nhân, thành viên trong gia đình với nhau và mâu thuẫn, xung đột nhu cầu, lợi ích giữa gia đình với xã hội [7]. Ví dụ, xã hội Việt Nam đang thi hành luật và chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm mức sinh và hạn chế số con, để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và sức khỏe con người… Đó là những đòi hỏi mới về chức năng sinh đẻ của gia đình. Nhưng trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ không muốn hạn chế số con do họ có nhu cầu và giá trị khác với xã hội. Các tiếp cận cấu trúc chức năng không thể lý giải được hiện tượng này. Như vậy, về mặt phương pháp luận, cần lưu ý rằng quan điểm cấu trúc chức năng là chỉ của các nhà nghiên cứu, không phải của các thành viên gia đình bình thường. Nói cách khác, quan điểm này là của người ngoài cuộc, nên khá xa với cách nhìn của đối tượng nghiên cứu.
Trả lời
Cách tiếp cận thuyết cấu trức chức năng: Đây là một trong những cách tiếp cận lý thuyết chủ đạo được dùng để lý giải gia đình hoạt động như thế nào, gia đình liên quan với xã hội bên ngoài và với các thành viên ra sao. Các luận điểm gốc của thuyết chức năng cấu trúc đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Lý thuyết này cho rằng, một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Theo nghĩa đó, gia đình được coi là một thành phần trong cấu trúc của xã hội, thực hiện những chức năng cơ bản của xã hội, đáp ứng nhu cầu của các thành viên gia đình và góp phần ổn định xã hội. Khi nghiên cứu gia đình như một hiện tượng xã hội và theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng, chúng ta sẽ có hai bình diện nghiên cứu: 1) Quan hệ giữa gia đình với xã hội; 2) Các mối quan hệ bên trong gia đình. Hai bình diện nghiên cứu này tương ứng với với hai hướng nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội. Người ta nghiên cứu xem gia đình tồn tại nhằm mục đích gì, thực hiện chức năng gì đối với xã hội, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Hướng nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi: “Các chức năng của gia đình là gì?” (Câu hỏi này đề cập đến những đóng góp của gia đình vào việc duy trì xã hội. Nó cho rằng xã hội có những đòi hỏi tiên quyết về chức năng (hay những nhu cầu cơ bản) cần đáp ứng để xã hội có thể tồn tại và vận hành có hiệu quả. Gia đình được xem xét dưới góc độ nó đáp ứng những nhu cầu cơ bản này); “Quan hệ chức năng giữa gia đình và các bộ phận khác của xã hội là gì? (Câu hỏi này đề cập đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa gia đình và các thiết chế xã hội khác như Nhà nước, kinh tế, tôn giáo, giáo dục… Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng của nó, quan hệ gia đình và các tập hợp xã hội khác như nhà trường, làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức chính trị, văn hóa…). Thứ hai, nghiên cứu gia đình như một nhóm xã hội đặc thù. Người ta nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân trong đời sống gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, những mối quan hệ tiền hôn nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời, địa vị, vai trò của các thành viên gia đình, phân công lao động theo giới trong gia đình, mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình, những nguyên nhân tan rã của mối liên hệ hôn nhân và gia đình,…” [3]. Tính đặc thù của nhóm xã hội gia đình do được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về tình cảm, trách nhiệm và quyền lợi. Đối với thuyết cấu trúc chức năng, hai tác giả được coi là đại biểu chính là George Murdock và Talcott Parsons Goode. George Murdock giải thích tính phổ biến của gia đình do gia đình thực hiện 4 chức năng cơ bản không thể thiếu được cho sự tiếp nối thành công của xã hội. Đó là các chức năng: tình dục, tái sinh sản, giáo dục và kinh tế. Ông cho rằng những chức năng này là hoàn toàn cần thiết cho cả cá nhân và xã hội. Và chỉ có gia đình mới có thể thực hiện thành công những chức năng này. Vì thế, gia đình là tất yếu và phổ biến – chúng ta không thể tồn tại mà không có gia đình. Nếu gia đình không thực hiện đầy đủ các chức năng của nó thì những mục tiêu rộng lớn của xã hội cũng sẽ không đạt được. Parsons ủng hộ mô hình phân công lao động rõ ràng theo giới. Ông cho rằng, trong gia đình, người chồng có vai trò công cụ, là người đi làm kiếm sống, tạo ra thu nhập. Còn người vợ giữ vai trò biểu cảm, là người ở nhà chăm sóc con cái, lo việc nhà. Trong khi chăm sóc cho cả chồng và con, người phụ nữ thể hiện sự ấm áp, tình yêu, sự an ủi và làm dịu đi những căng thẳng, ức chế gây ra bởi thế giới bên ngoài. Theo nghĩa này, các vai trò công cụ và tình cảm của chồng và vợ bổ sung cho nhau. Mỗi một vai trò bảo đảm những yếu tố thiết yếu đối với những chức năng cơ bản và không thể giảm bớt của gia đình đã được nói đến ở trên. Từ đó, nó thúc đẩy sự cố kết gia đình. Cách tiếp cận cấu trúc chức năng được thịnh hành trong những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những hạn chế nhất định. Bởi nó được coi là quá lý tưởng hóa gia đình, coi gia đình là một đơn vị thống nhất về lợi ích, coi trẻ em là đối tượng tiếp nhận thụ động văn hóa và tri thức từ người lớn tuổi, đề cao vai trò của người đàn ông là chủ gia đình và đẩy người phụ nữ vào tình trạng bị phụ thuộc, hợp pháp hóa hình thức phân công lao động theo giới tính trong gia đình, có lợi cho việc duy trì quyền lợi của nam giới. Mặt khác, cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng được coi là có tính chất bảo thủ vì nó không nhìn thấy hoặc không chấp nhận những mặt trái của cuộc sống gia đình như mâu thuẫn, xung đột, ly hôn; hay sự thay đổi vai trò của người phụ nữ, sự giải phóng người phụ nữ ra khỏi công việc gia đình. Nó cũng không lý giải được những mâu thuẫn về nhu cầu và lợi ích giữa những cá nhân, thành viên trong gia đình với nhau và mâu thuẫn, xung đột nhu cầu, lợi ích giữa gia đình với xã hội [7]. Ví dụ, xã hội Việt Nam đang thi hành luật và chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm mức sinh và hạn chế số con, để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và sức khỏe con người… Đó là những đòi hỏi mới về chức năng sinh đẻ của gia đình. Nhưng trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ không muốn hạn chế số con do họ có nhu cầu và giá trị khác với xã hội. Các tiếp cận cấu trúc chức năng không thể lý giải được hiện tượng này. Như vậy, về mặt phương pháp luận, cần lưu ý rằng quan điểm cấu trúc chức năng là chỉ của các nhà nghiên cứu, không phải của các thành viên gia đình bình thường. Nói cách khác, quan điểm này là của người ngoài cuộc, nên khá xa với cách nhìn của đối tượng nghiên cứu.