Ngành Quốc tế học có nội dung học chủ yếu về vấn đề gì? Liệu trong quá trình học sinh viên có cơ hội để đi nước ngoài không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Về đào tạo, chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản, hệ thống, hiện đại và hội nhập. Ngoài khối kiến thức chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Quốc tế học được trang bị những khối kiến thức cơ bản sau đây: 1) Khối kiến thức về lịch sử quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế; 2) Các khu vực trên thế giới bao gồm châu Âu và châu Mĩ; 3) Các vấn đề quốc tế bao gồm kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá…; 4) Các vấn đề chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam; 5) Ngoại ngữ và các kĩ năng nghiên cứu, giao tiếp, đàm phán quốc tế. Sau phần kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ chọn một trong ba chuyên ngành là Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu châu Mĩ. Ngoại ngữ được đặc biệt chú trọng trong chương trình đào tạo với 36 tín chỉ, chiếm 27,5% thời lượng của chương trình để giúp sinh viên có năng lực ngoại ngữ tốt sau tốt nghiệp. 2. Những năm gần đây, Khoa Quốc tế học có nhiều sinh viên đi trao đổi, du học nước ngoài ở các cấp bậc đào tạo như cử nhân, thạc sĩ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết để có được các cơ hội đó là việc học Ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên phải có những chứng chỉ tiếng Anh như TOELF, IELTS… Ngoài ra, sinh viên phải có thành tích học tập tốt, nên tích cực tham gia những hoạt động ngoại khoá. Nhà trường và khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nhận học bổng, đi du học nếu như các sinh viên đó đạt đủ tiêu chí của các chương trình tuyển chọn, các chương trình trao đổi với đối tác nước ngoài.
Trả lời
1. Về đào tạo, chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản, hệ thống, hiện đại và hội nhập. Ngoài khối kiến thức chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Quốc tế học được trang bị những khối kiến thức cơ bản sau đây: 1) Khối kiến thức về lịch sử quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế; 2) Các khu vực trên thế giới bao gồm châu Âu và châu Mĩ; 3) Các vấn đề quốc tế bao gồm kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá…; 4) Các vấn đề chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam; 5) Ngoại ngữ và các kĩ năng nghiên cứu, giao tiếp, đàm phán quốc tế. Sau phần kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ chọn một trong ba chuyên ngành là Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu châu Mĩ. Ngoại ngữ được đặc biệt chú trọng trong chương trình đào tạo với 36 tín chỉ, chiếm 27,5% thời lượng của chương trình để giúp sinh viên có năng lực ngoại ngữ tốt sau tốt nghiệp. 2. Những năm gần đây, Khoa Quốc tế học có nhiều sinh viên đi trao đổi, du học nước ngoài ở các cấp bậc đào tạo như cử nhân, thạc sĩ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết để có được các cơ hội đó là việc học Ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên phải có những chứng chỉ tiếng Anh như TOELF, IELTS… Ngoài ra, sinh viên phải có thành tích học tập tốt, nên tích cực tham gia những hoạt động ngoại khoá. Nhà trường và khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nhận học bổng, đi du học nếu như các sinh viên đó đạt đủ tiêu chí của các chương trình tuyển chọn, các chương trình trao đổi với đối tác nước ngoài.