Trình bày hiểu biết của bạn về khái niệm “ Ca dao”?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ca dao là thể loại văn học dân gian được mọi người yêu thích và để tâm bởi nó có giá trị về nhiều mặt như văn hóa – văn học – ngôn ngữ - đạo đức... Ca dao là “ Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định.” (Từ điển Tiếng Việt 2005 – Viện ngôn ngữ học, nxb Đà Nẵng.) Tìm hiểu sâu hơn, ca dao là lời ca dân gian. Lời ca là lời của làn điệu dân ca và các sáng tác ngâm vịnh được hòa vào dòng chảy dân gian. Khái niệm ca dao được xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống. Ca dao được xem là viên ngọc lấp lánh trong kho văn học dân gian, viên ngọc qua thời gian càng thêm toả sáng bởi những giá trị nó đem lại. Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm ca dao, ở đây tôi chỉ dẫn lại một số ý kiến đó: + Văn học dân gian Việt Nam, (Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn), Nxb Giáo dục, 2001, tr436: Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca. + Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi), Nxb Giáo dục, H. 2007, trang 31 viết: Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. + Ngữ văn 7, (Nguyễn Khắc Phi, chủ biên), Nxb Giáo dục, H. 2004, trang 35: Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao. + Ngữ Văn 10, (Phan Trọng Luận, chủ biên, Nxb Giáo Dục, H. 2006), trang 18, định nghĩa ca dao như sau: lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. … Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về ca dao nhưng nhìn chung những khái niệm này đều có đặc điểm giống nhau: phần lớn ca dao là lời thơ, lời nói có kết hợp giai điệu nhạc để thể hiện tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con người.
Trả lời
Ca dao là thể loại văn học dân gian được mọi người yêu thích và để tâm bởi nó có giá trị về nhiều mặt như văn hóa – văn học – ngôn ngữ - đạo đức... Ca dao là “ Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định.” (Từ điển Tiếng Việt 2005 – Viện ngôn ngữ học, nxb Đà Nẵng.) Tìm hiểu sâu hơn, ca dao là lời ca dân gian. Lời ca là lời của làn điệu dân ca và các sáng tác ngâm vịnh được hòa vào dòng chảy dân gian. Khái niệm ca dao được xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống. Ca dao được xem là viên ngọc lấp lánh trong kho văn học dân gian, viên ngọc qua thời gian càng thêm toả sáng bởi những giá trị nó đem lại. Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm ca dao, ở đây tôi chỉ dẫn lại một số ý kiến đó: + Văn học dân gian Việt Nam, (Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn), Nxb Giáo dục, 2001, tr436: Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca. + Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi), Nxb Giáo dục, H. 2007, trang 31 viết: Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. + Ngữ văn 7, (Nguyễn Khắc Phi, chủ biên), Nxb Giáo dục, H. 2004, trang 35: Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao. + Ngữ Văn 10, (Phan Trọng Luận, chủ biên, Nxb Giáo Dục, H. 2006), trang 18, định nghĩa ca dao như sau: lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. … Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về ca dao nhưng nhìn chung những khái niệm này đều có đặc điểm giống nhau: phần lớn ca dao là lời thơ, lời nói có kết hợp giai điệu nhạc để thể hiện tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con người.