[Ngày này năm xưa] Một trong bốn “Bàn thành tứ hữu” của văn thơ Bình Định - nhà thơ Quách Tấn

  1. Lịch sử

Quách Tấn tự là Đăng Đảo, hiệu Trường Xuyên sinh ngày 23 tháng 11 năm 1910 ở miền đất võ Tây Sơn - Bình Định. Quách Tấn xuất thân trong một gia đình mà cha Quách Xuân Phượng thông thạo tiếng Pháp, mẹ là Trần Thị Hào giỏi chữ Hán. Ông bắt đầu làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất ở trường Quy Nhơn, lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ. Nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy…Người đương thời ở Bình Định gọi ông cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Yến Lan là “Bàn thành tứ hữu” tức là Bốn bạn ở thành Đồ Bàn hay còn được gọi nhóm thơ Bình Định.


Quach Tan vhsg 1
Nguồn : google


Năm 1935 Quách Tấn chuyển từ Đà Lạt về làm cho Tòa sứ Nha Trang. Ở đây cũng là nơi ông bắt đầu cho sự nghiệp thơ văn của mình. Các bạn thơ của ông là những cây bút kiệt xuất của phong trào Thơ Mới sôi động khi ấy. Nhưng riêng Quách Tấn lại làm thơ theo lối cũ: thơ luật Đường. Năm 1939, Quách Tấn xuất bản tập thơ Đường đầu tiên mang tên “Một tấm lòng” có lời tựa của Tản Đà và bạt của Hàm Mặc Tử. Hai năm sau, ông cho ra mắt tập thơ Đường thứ hai “Mùa cổ điển” - tập thơ ấn định tên tuổi của Quách Tấn bằng 108 bài thất ngôn bát cú với sự trau chuốt về từ ngữ. Khi phong trào thơ mới thời ấy mang xu hướng ủy mị, thì những tập thơ Đường thi của Quách Tấn mặc dù mang phong thái cổ điển nhưng ẩn mình trong đó là sự mạnh mẽ chứ không ủy mị. Ông từng nói về quan điểm của mình : "Đối với thơ, tôi không tách biệt "mới" và "cũ". Tôi lựa thể Đường luật vì thấy thích hợp với tâm hồn mình. Vì đã lựa được con đường đi nên từ 1932 đến 1941, mặc dù phong trào Thơ mới sôi nổi, tôi vẫn giữ thể Đường luật."

Ngoài việc mang thơ văn của mình đến các quần chúng nhân dân thì Quách Tấn còn tham gia giữ nhiều chức vụ trong chính quyền thời ấy như : thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê - Bình Định (1945), ngạch thư ký hành chính ở Nha Trang (1954), Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định (1957), Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hoàn (1963-1965)... Năm 1965, ông nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm) và tiếp tục viết văn làm thơ.

Với Quách Tấn, việc làm thơ vừa là nghệ thuật vừa là kỹ thuật đòi hỏi sự công phu và dành tâm lực nghiêm túc để đạt được sản phẩm vừa ý.Năm 1987, khó ai có thể hình dung được một nhà thơ 81 tuổi, hỏng hai mắt, vẫn dành cho đời những vần thơ dịu dàng trau chuốt cho từng con chữ. Ngày 21 tháng 12 năm 1992, ông mất tại Nha Trang.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông : Một tấm lòng, Mùa cổ điển, Trăng ma lầu Việt, Xứ trầm hương,Nước non Bình Định, Bóng qua ngày...

Từ khóa: 

ngày này năm xưa

,

lịch sử

,

lịch sử