Nguyên nhân Kito phát triển ở Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kito giáo mới vào Hàn Quốc chính thức được khoảng 220 năm trước đây. Lịch sử ngắn hơn các nước Đông Á khác và bước có bước khởi đầu không mấy thuận lợi nhưng sau đó lại phát triển rộng rãi tại Hàn Quốc trong khi điều đó lại không xảy ra tại các quốc gia lân cận như Nhật Bản hay Trung Quốc. Vì: a. Thiện cảm trong giới khoa bảng – Silhak Có một số học giả có thiện cảm với Kito giáo. Các thành viên của trường phái Silhak (thực học hay học đi đôi với hành) rất tâm đắc với điều họ nhìn nhận là những giá trị của quyền bình đẳng trong Kito giáo. Ủng hộ một cấu trúc xã hội dựa trên tài năng chứ không phải trên nguồn gốc gia đình, các học giả trường phái Silhak (thường bị chống đối gay gắt bởi giới cầm quyền) nhận ra Cơ Đốc giáo cung ứng một nền tảng ý thức hệ cho niềm tin của họ. Như vậy, khi Công giáo được thành lập năm 1784, đã có sẵn một thành phần trí thức ủng hộ tôn giáo này – sự ủng hộ này là nhân tố căn cốt cho sự phát triển đức tin Công giáo trong thập niên 1790. Một nghiên cứu tiến hành năm 1801 chỉ ra rằng có đến 55% tín hữu Công giáo có mối quan hệ gia đình với phong trào Silhak. Rõ ràng là nhân tố quan trọng đầu tiên kích hoạt sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo là thiện cảm của một thiểu số thuộc thành phần tinh hoa có học thức của xã hội Hàn Quốc. b. Quyền Lãnh đạo của Tín hữu: Nhân tố quan trọng thứ hai là Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc khởi đầu như là một phong trào tín hữu tự phát tại địa phương mà không hề bị áp đặt bởi một hệ thống giáo phẩm từ nước ngoài.Nhà nguyện Công giáo đầu tiên được thành lập năm 1784 tại Bình Nhưỡng bởi Yi Sung-hun, một nhà ngoại giao đã chịu lễ rửa tội tại Bắc Kinh. Năm 1786, Yi Sung-hun tiến hành thành lập một hệ thống các linh mục tình nguyện. Mặc dù hệ thống này bị đình chỉ bởi Vatican (năm 1789) với lý do sự bổ nhiệm linh mục tình nguyện là vi phạm luật giáo hội. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là Cơ Đốc giáo được truyền bá vào Hàn Quốc bởi những tín hữu bản địa, không phải bởi các chức sắc ngoại quốc. c. Những tương đồng với truyền thống Hàn Quốc Nhân tố thứ ba là các giáo hội Hàn Quốc biết cách sử dụng truyền thống Hàn Quốc. Không giống Trung Quốc hay Nhật Bản, người Hàn theo Shaman giáo đã có sẵn một khái niệm độc thần về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá mà họ gọi là Hwan-in hoặc Haneu-nim (sau này cũng gọi là Hana-nim).Theo truyền thuyết xa xưa, Hwan-in có một con trai tên Hwan-ung (, người này sinh một con trai đặt tên là Tangun. Tangun là người thành lập nước Hàn, cũng theo chuyện kể, Tangun dã dạy người dân biết những điều căn bản về văn minh trong suốt thời trị vì của ông kéo dài một ngàn năm. Cũng xuất hiện vài dị bản từ truyền thuyết này, một trong số đó kể rằng Tangun được sinh ra bởi một nữ đồng trinh – dù chuyện kể có thể là một sự thêm thắt sau này. Hiện nay vẫn có một số nhà thần học cố gắng giải thích khái niệm Cơ Đốc về giáo lý Ba Ngôi theo ngôn từ của ba đặc tính thần linh của truyền thuyết Tangun.Dù chỉ là truyền thuyết, điều này lại là một chuẩn bị tốt về mặt tâm lý giúp người dân Hàn chấp nhận giáo lý về Chúa Giê-xu hoá thân thành người. d. Sử dụng chữ Hàn Thứ tư, tín hữu Cơ Đốc sử dụng tiếng Hàn và loại chữ viết Hangul dễ học để có thể truyền bá đức tin của mình ra bên ngoài giới khoa bảng (chỉ sử dụng ngôn ngữ bác học là chữ Hán). Dù còn nhiều điều cần phải bàn về chữ Hangul, Giáo hội Công giáo là cộng đồng đầu tiên chính thức công nhận giá trị của nó. Đầu thập niên 1780, những phần của sách Phúc Âm bằng chữ Hangul bắt đầu xuất hiện; các sách giáo lý như cuốn Chuyo Yogi được ấn hành trong thập niên 1790 và khoảng thập niên 1800 một thánh ca Công giáo cũng được xuất bản. Năm 1887, John Ross, nhà truyền giáo Trưởng Lão đến từ Scotland hoàn tất công cuộc dịch thuật Kinh Thánh sang tiếng Hàn, ngay lập tức các nhà lãnh đạo Kháng Cách tập trung vào nỗ lực phổ biến Kinh Thánh rộng rãi cho người dân Hàn. e. Cộng đồng Kháng Cách thành lập trường học Đức tin Kháng Cách được truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 bởi hai nhà truyền giáo người Mỹ: Henry Apenzeller thuộc Giáo hội Giám Lý và Horace Underwood thuộc Giáo hội Trưởng Lão. Đặc biệt quan tâm đến công tác phổ biến Kinh Thánh (đã được dịch sang tiếng Hangul từ năm 1881 đến năm 1887 bởi Mục sư John Ross, một nhà truyền giáo người Scotland tại Mãn Châu) những nhà tiên phong Kháng Cách thiết lập các cơ sở giáo dục tại Hàn Quốc. Trường Paejae (배재고등학교) dành cho nam sinh thuộc Giáo hội Trưởng Lão thành lập năm 1885, còn Giáo hội Giám Lý mở trường Ewha (이화여자고등학교) - nay là Viện Đại học Nữ giới Ewha - dành cho nữ sinh vào năm kế tiếp. Cùng với nhiều ngôi trường khác được thành lập sau đó, hai cơ sở giáo dục này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng mau chóng của đức tin Kháng Cách trong lòng đại chúng, đến đúng thời điểm đã giúp đức tin Kháng Cách vượt qua Công giáo để trở nên có tiếng nói lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc. Cũng trong giai đoạn này số lượng phụ nữ biết chữ tăng cao, trước đó họ không được hưởng được gì từ hệ thống giáo dục của đất nước. f. Gắn bó với tinh thần dân tộc Hàn Có lẽ nhân tố quan trọng nhất giúp Cơ Đốc giáo được chấp nhận rộng rãi tại Hàn Quốc là nhiều tín hữu Cơ Đốc đã gắn bó với chính nghĩa đấu tranh cho dân tộc Hàn trong thời kỳ đất nước này bị Nhật Bản chiếm đóng (1905–1945). Khi ấy, người dân phải chịu đựng nhiều thống khổ; có đến bảy triệu người bị lưu đày hoặc bị trục xuất khỏi quê hương cùng lúc đó một chiến dịch có hệ thống nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của bản sắc dân tộc và văn hóa Hàn diễn ra. Đến năm 1938, ngay cả tiếng Hàn cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật. Ngày 1 tháng 3 năm 1919, một hội nghị gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và giới chuyên môn đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Dù hội nghị được tổ chức bởi những nhà lãnh đạo của tôn phái Cheondogyo (Thiên đạo giáo), 15 trong số 33 chữ ký là của những người thuộc cộng đồng Kháng Cách – nhiều người bị bắt giữ sau đó. Tuy nhiên điều này đã chứng tỏ đạo Kito có đóng góp không hề nhỏ với phong trào cách mạng tại Hàn Quốc. Năm 1919 Ulmindan ("Đạo quân Người Công chính")ra đời với thành phần chính là Công giáo, và sự thành lập chính phủ lưu vong đặt cơ sở tại Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Rhee Syngman (Lý Thừa Vãn), một tín hữu Giám Lý. Song tác nhân chính giúp nối kết Cơ Đốc giáo với tinh thần yêu nước trong mắt người dân Hàn là sự kiện nhiều tín hữu Cơ Đốc dám từ khước thờ lạy Thiên hoàng Nhật Bản, một điều bắt buộc trong thập niên 1930. Mặc dù tín hữu Cơ Đốc khước từ thờ lạy Thiên hoàng dù phải chịu tù đày vì cớ xác tín tôn giáo hơn là chính trị, nhiều người dân Hàn nhìn xem điều này như là sự biểu thị mạnh mẽ lòng yêu nước và sự đề kháng chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản.
Trả lời
Kito giáo mới vào Hàn Quốc chính thức được khoảng 220 năm trước đây. Lịch sử ngắn hơn các nước Đông Á khác và bước có bước khởi đầu không mấy thuận lợi nhưng sau đó lại phát triển rộng rãi tại Hàn Quốc trong khi điều đó lại không xảy ra tại các quốc gia lân cận như Nhật Bản hay Trung Quốc. Vì: a. Thiện cảm trong giới khoa bảng – Silhak Có một số học giả có thiện cảm với Kito giáo. Các thành viên của trường phái Silhak (thực học hay học đi đôi với hành) rất tâm đắc với điều họ nhìn nhận là những giá trị của quyền bình đẳng trong Kito giáo. Ủng hộ một cấu trúc xã hội dựa trên tài năng chứ không phải trên nguồn gốc gia đình, các học giả trường phái Silhak (thường bị chống đối gay gắt bởi giới cầm quyền) nhận ra Cơ Đốc giáo cung ứng một nền tảng ý thức hệ cho niềm tin của họ. Như vậy, khi Công giáo được thành lập năm 1784, đã có sẵn một thành phần trí thức ủng hộ tôn giáo này – sự ủng hộ này là nhân tố căn cốt cho sự phát triển đức tin Công giáo trong thập niên 1790. Một nghiên cứu tiến hành năm 1801 chỉ ra rằng có đến 55% tín hữu Công giáo có mối quan hệ gia đình với phong trào Silhak. Rõ ràng là nhân tố quan trọng đầu tiên kích hoạt sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo là thiện cảm của một thiểu số thuộc thành phần tinh hoa có học thức của xã hội Hàn Quốc. b. Quyền Lãnh đạo của Tín hữu: Nhân tố quan trọng thứ hai là Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc khởi đầu như là một phong trào tín hữu tự phát tại địa phương mà không hề bị áp đặt bởi một hệ thống giáo phẩm từ nước ngoài.Nhà nguyện Công giáo đầu tiên được thành lập năm 1784 tại Bình Nhưỡng bởi Yi Sung-hun, một nhà ngoại giao đã chịu lễ rửa tội tại Bắc Kinh. Năm 1786, Yi Sung-hun tiến hành thành lập một hệ thống các linh mục tình nguyện. Mặc dù hệ thống này bị đình chỉ bởi Vatican (năm 1789) với lý do sự bổ nhiệm linh mục tình nguyện là vi phạm luật giáo hội. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là Cơ Đốc giáo được truyền bá vào Hàn Quốc bởi những tín hữu bản địa, không phải bởi các chức sắc ngoại quốc. c. Những tương đồng với truyền thống Hàn Quốc Nhân tố thứ ba là các giáo hội Hàn Quốc biết cách sử dụng truyền thống Hàn Quốc. Không giống Trung Quốc hay Nhật Bản, người Hàn theo Shaman giáo đã có sẵn một khái niệm độc thần về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá mà họ gọi là Hwan-in hoặc Haneu-nim (sau này cũng gọi là Hana-nim).Theo truyền thuyết xa xưa, Hwan-in có một con trai tên Hwan-ung (, người này sinh một con trai đặt tên là Tangun. Tangun là người thành lập nước Hàn, cũng theo chuyện kể, Tangun dã dạy người dân biết những điều căn bản về văn minh trong suốt thời trị vì của ông kéo dài một ngàn năm. Cũng xuất hiện vài dị bản từ truyền thuyết này, một trong số đó kể rằng Tangun được sinh ra bởi một nữ đồng trinh – dù chuyện kể có thể là một sự thêm thắt sau này. Hiện nay vẫn có một số nhà thần học cố gắng giải thích khái niệm Cơ Đốc về giáo lý Ba Ngôi theo ngôn từ của ba đặc tính thần linh của truyền thuyết Tangun.Dù chỉ là truyền thuyết, điều này lại là một chuẩn bị tốt về mặt tâm lý giúp người dân Hàn chấp nhận giáo lý về Chúa Giê-xu hoá thân thành người. d. Sử dụng chữ Hàn Thứ tư, tín hữu Cơ Đốc sử dụng tiếng Hàn và loại chữ viết Hangul dễ học để có thể truyền bá đức tin của mình ra bên ngoài giới khoa bảng (chỉ sử dụng ngôn ngữ bác học là chữ Hán). Dù còn nhiều điều cần phải bàn về chữ Hangul, Giáo hội Công giáo là cộng đồng đầu tiên chính thức công nhận giá trị của nó. Đầu thập niên 1780, những phần của sách Phúc Âm bằng chữ Hangul bắt đầu xuất hiện; các sách giáo lý như cuốn Chuyo Yogi được ấn hành trong thập niên 1790 và khoảng thập niên 1800 một thánh ca Công giáo cũng được xuất bản. Năm 1887, John Ross, nhà truyền giáo Trưởng Lão đến từ Scotland hoàn tất công cuộc dịch thuật Kinh Thánh sang tiếng Hàn, ngay lập tức các nhà lãnh đạo Kháng Cách tập trung vào nỗ lực phổ biến Kinh Thánh rộng rãi cho người dân Hàn. e. Cộng đồng Kháng Cách thành lập trường học Đức tin Kháng Cách được truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 bởi hai nhà truyền giáo người Mỹ: Henry Apenzeller thuộc Giáo hội Giám Lý và Horace Underwood thuộc Giáo hội Trưởng Lão. Đặc biệt quan tâm đến công tác phổ biến Kinh Thánh (đã được dịch sang tiếng Hangul từ năm 1881 đến năm 1887 bởi Mục sư John Ross, một nhà truyền giáo người Scotland tại Mãn Châu) những nhà tiên phong Kháng Cách thiết lập các cơ sở giáo dục tại Hàn Quốc. Trường Paejae (배재고등학교) dành cho nam sinh thuộc Giáo hội Trưởng Lão thành lập năm 1885, còn Giáo hội Giám Lý mở trường Ewha (이화여자고등학교) - nay là Viện Đại học Nữ giới Ewha - dành cho nữ sinh vào năm kế tiếp. Cùng với nhiều ngôi trường khác được thành lập sau đó, hai cơ sở giáo dục này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng mau chóng của đức tin Kháng Cách trong lòng đại chúng, đến đúng thời điểm đã giúp đức tin Kháng Cách vượt qua Công giáo để trở nên có tiếng nói lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc. Cũng trong giai đoạn này số lượng phụ nữ biết chữ tăng cao, trước đó họ không được hưởng được gì từ hệ thống giáo dục của đất nước. f. Gắn bó với tinh thần dân tộc Hàn Có lẽ nhân tố quan trọng nhất giúp Cơ Đốc giáo được chấp nhận rộng rãi tại Hàn Quốc là nhiều tín hữu Cơ Đốc đã gắn bó với chính nghĩa đấu tranh cho dân tộc Hàn trong thời kỳ đất nước này bị Nhật Bản chiếm đóng (1905–1945). Khi ấy, người dân phải chịu đựng nhiều thống khổ; có đến bảy triệu người bị lưu đày hoặc bị trục xuất khỏi quê hương cùng lúc đó một chiến dịch có hệ thống nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của bản sắc dân tộc và văn hóa Hàn diễn ra. Đến năm 1938, ngay cả tiếng Hàn cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật. Ngày 1 tháng 3 năm 1919, một hội nghị gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và giới chuyên môn đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Dù hội nghị được tổ chức bởi những nhà lãnh đạo của tôn phái Cheondogyo (Thiên đạo giáo), 15 trong số 33 chữ ký là của những người thuộc cộng đồng Kháng Cách – nhiều người bị bắt giữ sau đó. Tuy nhiên điều này đã chứng tỏ đạo Kito có đóng góp không hề nhỏ với phong trào cách mạng tại Hàn Quốc. Năm 1919 Ulmindan ("Đạo quân Người Công chính")ra đời với thành phần chính là Công giáo, và sự thành lập chính phủ lưu vong đặt cơ sở tại Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Rhee Syngman (Lý Thừa Vãn), một tín hữu Giám Lý. Song tác nhân chính giúp nối kết Cơ Đốc giáo với tinh thần yêu nước trong mắt người dân Hàn là sự kiện nhiều tín hữu Cơ Đốc dám từ khước thờ lạy Thiên hoàng Nhật Bản, một điều bắt buộc trong thập niên 1930. Mặc dù tín hữu Cơ Đốc khước từ thờ lạy Thiên hoàng dù phải chịu tù đày vì cớ xác tín tôn giáo hơn là chính trị, nhiều người dân Hàn nhìn xem điều này như là sự biểu thị mạnh mẽ lòng yêu nước và sự đề kháng chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản.