Những giai đoạn của STARTUP và 10 câu hỏi tại sao cho các Founder

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

FCB7CF25-BCA4-49C2-8190-67C5F88BACD6

Đây là chia sẻ của Pop, một người bạn của tôi, một người đã khởi nghiệp nhiều lần, thấy hay nên share lại cho mọi người nhé. Nguyên văn như sau:

Viết mấy dòng này sau gần 2 tháng startup lần thứ ... n, các cụ startup lâu năm đừng cười. Lần đầu tiên *lạc vào* vườn ươm ở Silicon Valley dành cho các US startups thì thấy nhiều điều thú vị. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Mỹ khá là gắn kết và chia sẻ khá bài bản và phong phú. Sau khi vỡ oà vì granted được hơn $200k+ tiền credit từ AWS, Digital Ocean, Zendesk, Airtable, Segment, Zoom, Sendgrid.... thì mình càng hạnh phúc hơn khi vào kho Resources đã được categorized và curated quá chỉn chu mà học hết có khi phải mất cả tháng, từ pitching videos, slide decks đến những bài độc quyền và được public ở ngoài. Tất cả đều là curated content từ Covid-19, Inspiration, Product Development, Fundraising, Customer Acquisition, Leadership, Talent, HR, & Legal, Finance & Accounting cho tới Enterprise Sales, Marketing & PR 🤩🤩🤩 Và đây là một bài trong mục Inspiration. Họ có 8 câu hỏi, tớ dựa trên kinh nghiệm cá nhân thêm vào 2 câu chót cho nó tròn 🙂


1️⃣ 🦄Tại sao công ty này? Người ta thường gọi là Founder-Market Fit (FMF) hay Founder-Problem Fit (FPF). Sẽ là cả một chặng đường dài để founders đi tìm những cái phù hợp (Fit) từ Problem Fit, Solution Fit, Product Market Fit (PMF)… nhưng tất cả luôn bắt đầu với cái Fit đầu tiên của Founder: “tại sao bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực này?”. Bạn có đam mê (passion) và nền tảng (background) phù hợp để xây dựng startup này hay không? ❌ Kiểu như bạn là dân Sales và đùng phát startup về AI, hay như tôi cũng từng gặp 1 bạn nhờ thắng 1 vài cuộc thi thời sinh viên mà đuổi theo khởi nghiệp dù ko có tí đam mê nào với món ấy, để giờ vất vưởng chưa biết làm sao. Thực ra đây là câu hỏi rất căn bản khi bạn quyết định startup. Lý do tốt nhất để startup là bạn không thể tưởng tượng làm bất cứ điều gì khác ngoài việc bắt đầu công ty đó. ✅ Ví dụ như anh Hung Tran Got It, ảnh sẽ làm gì ngoài việc giúp doanh nghiệp có thể nói chuyện với data (chat with your data) của họ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất? Hay như tôi không thể tưởng tượng chị Vu Van ELSA Speak làm gì khác hơn là giúp chọ mọi người có thể nói tiếng Anh hay hơn, chuẩn hơn. Khi bạn có cơ hội gặp một founder mà cảm giác họ all-in vào một thứ gì đó như thể nếu ko xây dựng nó lên thì họ sẽ muốn chết đi được (từ bên trong), bạn sẽ được mở mắt và rửa tai với hàng trăm câu chuyện hay ho từ họ. 👉 Hỡi startup founders, build your own story!


2️⃣ 💡Tại sao sản phẩm này? Dẫu Nikhyl Singhal, VP of Product @ Facebook, đã có một bài viết rất đáng đọc trên First Round về 4 giai đoạn mà ông cho rằng một công ty sản phẩm phải trải qua trong quá trình trưởng thành (2): từ say xỉn (Drunken Walk), PMF, cho đến Scale; thì khi nhìn dưới một khía cạnh khác: *độ khó của game* thì startup trải qua 3 giai đoạn chính (như hình): - khó - rất khó khăn và; - khó đến nỗi gần như không thể (near impossible) Vì vậy, nếu bạn chỉ có thể cải thiện 10% về hiện trạng thì bạn ko đủ nhanh để khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp hoặc tạo ra một mô hình mới hoặc làm cho một cái gì đó tốt hơn gấp 10 lần (10x). Và nó phải là cải tiến gấp 10 lần về một thứ gì đó khách hàng quan tâm và muốn trả tiền. ⁉️ Câu hỏi mở ở đây là: ở giai đoạn Post-scale, liệu duy trì 10x có phải là hướng đi tốt và tự nhiên của một startup? Hay họ nên bắt đầu lo về Defensibility?


3️⃣ 🕛 Tại sao là bây giờ? Nếu bạn chưa coi bài TED của Bill Gross (3) thì nên dành thời gian xem nhé. Ông đã từng thành lập hơn 100 startups và khám phá ra trong 5 yếu tố lớn nhất để các startup thành công thì tính thời điểm (Timing) là yếu tố quyết định. Timing còn quan trọng hơn cả Team/Execution, Idea kiệt xuất, mô hình kinh doanh (business model) và số vốn gọi được (funding). Khi bạn nhìn vào lịch sử hình thành của các ông lớn trên thế giới thì bạn sẽ thấy rõ hơn tầm quan trọng tuyệt đối của Timing. 👉👉 Sớm quá cũng chết. Trễ quá cũng chết. Công ty thép lớn nhất của một đất nước (hay thế giới) chỉ được tạo ra một lần. Một số ít các nhà sản xuất ô tô lớn nhất được tạo ra trong cùng thời đại (cho đến khi Elon làm hỏng việc đó). Công cụ tìm kiếm thống trị thế giới chỉ được chế tạo một lần. Sẽ rất khó có những startup nào về Thép, Xe, Search chen chân vào sau những timing ấy. Có những thời điểm mà công nghệ và nhu cầu của khách hàng hoà hợp (thiên thời địa lợi nhân hoà) để tạo ra các điều kiện cho “sự độc quyền mới” được xuất hiện. Như theo cá nhân tôi, thời điểm của Big Data đã đến, sau #covid19.


4️⃣ 🧱 Tại sao là đội ngũ của bạn? Founding team vẫn luôn thứ đầu tiên mà các nhà đầu tư, khách hàng nhìn vào. Thế nên bạn nên chắc chắn đội ngũ của bạn có đủ tố chất: tầm nhìn, sáng tạo, quyết liệt (hối hả), tiếp cận thông minh, chuyên môn, insight về market để có thể khiến startup của bạn trở thành một trong 3 tay chơi bự nhất trong mảng của bạn. Tại sao là 3? Hàng trăm nhà sản xuất ô tô ở Mỹ sau một thời gian hợp nhất thành 3 cái tên mạnh nhất (hay gọi là Big Three, xem thêm ở (4)), và điều tương tự cũng xảy ra đối với các hãng hàng không, Internet, v.v. Facebook sở hữu ba mạng xã hội lớn nhất. Nhìn về VN, ứng dũng gọi xe cũng sẽ consolidated về 3. Ví đang rất nhiều nhưng hẳn 3 sẽ là số cuối 😀


5️⃣ ✈️ Tại sao mọi người khác đang không làm mô hình này, sản phẩm này? Đây là câu hỏi của Peter Thiel. Những ý tưởng quá rõ ràng cuối cùng sẽ bị bắt chước rất nhanh. Các nền tảng thống trị thường được xây dựng trong sự hoài nghi to lớn. Trước đây ai lại muốn ở trong một ngôi nhà của người lạ? (Airbnb) Các công ty lớn có nguồn lực gấp 100 lần để theo đuổi các cơ hội trông thấy quá rõ ràng. Khi xem Shark Tank Việt Nam tôi cũng thường nghe các Shark hỏi startup câu này. 👉 Cái nhìn sâu sắc và độc đáo của bạn mà rất ít người đồng ý với bạn là gì? Nếu họ không đồng ý với bạn, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để xây dựng nền tảng của mình mà không có sự cạnh tranh khốc liệt như những ý tưởng rõ ràng phải đối mặt. Nhưng cũng có những lúc ta nên cân nhắc #timing khi rơi vào một thì trường mà ko có cạnh tranh hoặc những tay chơi trước đó đã thảm bại hàng loạt. Có thể vì market chưa được educated đủ hoặc business model chưa phù hợp hay tự sống được sau thời gian bootstrap. Hầu hết mọi người nghĩ rằng trả lời 8 câu hỏi trong bài đăng trên blog này là dễ dàng. Tôi nghĩ rằng nó thực sự rất khó, đó là lý do tại sao hầu hết các General Partners tại các VC (Series A trở đi) gặp hàng trăm startups mỗi năm, nhưng chỉ xuống tiền 1 đến 3 lần.


6️⃣ 💹 Tại sao nền tảng này trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian? Nếu không có hiệu ứng mạng (network effect), thì đó thường là dấu hiệu của rào cản gia nhập thị trường thấp và điều đó làm tăng nguy cơ bản thân startup bị phá vỡ bởi các công ty mới hơn hoặc các ông lớn có thể sao chép sản phẩm của bạn. Đó có lẽ là lý do tại sao mọi người không xây dựng các ứng dụng tính toán đơn giản (Calculator) và những startup về game thường có một thời gian khó rất khó gọi vốn. Bạn sẽ phải dùng những chiến lược nào để dominate thị trường và khiến các công ty cạnh tranh khác trở nên irrelevant.


7️⃣ 💪 Tại sao bạn sẽ làm điều này tốt hơn một công ty công nghệ siêu to? Google, Facebook, Amazon, Microsoft và nhiều công ty nền tảng công nghệ lớn nhất đang cố gắng tránh số phận của Kodak. Họ đang cạnh tranh rất gay gắt trong các hạng mục công nghệ mới nổi. Khởi nghiệp của bạn sẽ phải tìm phân khúc thị trường phù hợp (niche market) để xây dựng đế chết từ đó. Và bạn phải có những lợi thế mà các công ty công nghệ siêu to không có, thường hay gọi là Unfair Advantages. Thường sẽ là sự am hiểu thị trường nội địa, hay tư duy Disruptive Innovation để tìm ra những Problems mà mấy anh bự đang lờ đi hoặc chê nhỏ. Và cuối cùng là tốc độ, nếu bạn chạy nhanh bằng họ thì có khi đã … là chậm hơn họ nếu so về nguồn lực. 🏃‍♂️🏃‍♀️ Câu chuyện cá nhân khi chúng tôi, một startup nhỏ bé vượt qua Google Vision ở mảng Text Extraction với tiếng Nhật là một ví dụ. Tôi có chia sẻ ở (5).


8️⃣ 💲 Tại sao nên đầu tư vào startup của bạn? Điều này có vẻ như rõ ràng nhất. Một VC chỉ đầu tư vào 1 trong số 100-500 startup mà họ thấy. Hãy chứng minh bằng … con số tại sao cuối cùng startup của bạn lại là cơ hội tốt nhất giúp một nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận lớn nhất trong toàn bộ các cơ hội mà họ nhìn thấy hàng quý / hàng năm? Thực tế cho thấy, ngoài tỉ suất sinh lời, các đầu từ thường đầu tư vào vision và con người (hãy nhìn Grab's founder). 😎 Có một thứ khá lạ kì, đó là nếu gọi vốn, hãy chuẩn bị sẵn Exit plan để mà trình bày 😉 Sẽ bàn chi tiết tại sao và ntn sau.


9️⃣ 💎 Tại sao nhân tài nên tham gia vào công ty của bạn? Một công ty không thể scale nhanh và vững chắc nếu nền tảng chuyên môn bị thiếu thốn. Nguồn cung nhân tài đặc biệt là công nghệ ở emerging markets như Việt Nam chúng ta đang là rất khan hiếm. Tụi tớ phỏng vấn 3 tuần nay chỉ được một người, mà đó lại là người cũ. Một trong những kinh nghiệm cá nhân là nhân tài thường họ đam mê … thử thách. Cách đây hơn 1 năm, một tập đoàn lớn của HQ đến nhờ mình tư vấn về việc setup 1 trung tâm R&D ở Việt Nam, họ có tiền, rất nhiều tiền, nhưng mình nói “Tiền là không đủ. Vì người tài họ hiếm khi optimize for money. Họ tìm kiếm những vấn đề mà họ có thể contribute và tạo ra impact”. Lời khuyên của mình lúc đó là “Reframe your problems. Initiate the new approaches”.  Nếu muốn có nhân tài, hãy thổi hồn vào vấn đề mà startup của bạn đang giải quyết. Vấn đề càng lớn, nhân tài kiệt xuất càng có lý do để xuống núi.


🔟 🤝 Tại sao các startup khác nên hợp tác với bạn (partnership)? Cựu CEO của Google, Eric Schmidt, trong một bài phỏng vấn vào cuối năm 2018 đã từng chỉ ra 3 thất bại lớn nhất của tech startup (6): - Người ta bị dính vào những gì người ta đã từng làm - Quá tập trung vào product mà ko phải platform - Đã không partnership từ giai đoạn sớm “Một mình bạn không thể ăn cả một cái bánh”. Thế nên làm startup, đừng tham vọng trở thành kẻ độc chiếm ích kỷ. Chọn một miếng bánh cho riêng mình. Khi mà khách hàng dần tìm 1 giải pháp tổng thể, mang tính hệ thống cho các vấn đề, mô hình mới của họ thì việc partnership ngày càng trở nên thiết yếu cho các startup cung cấp B2B solutions. Filum AI xác định rõ là mình chỉ tập trung vào #Business #Data #Platform, ko cạnh tranh với CRM, CDP or Segment-alike, Marketing Automation, Analytics, nên luôn sẵn sàng hợp tác để giải quyết những use cases của khách hàng, thế vậy nên chúng tớ có tới 4 Technology Partners sau 2 tháng startup. Nhưng partnership mấu chốt vẫn là win-win cho cả 2. Và điều kiện theo mình là tiên quyết đó là có ethics, tử tế trong việc partnering, việc mà ở Việt Nam! có vẻ chưa thật tốt. —— Bài tổng hợp, dịch và xen lẫn những chia sẻ của bản thân, hy vọng giúp ích cho các startup founders, đặc biệt là các bạn đang trong quá trình gọi vốn. CHÚC MỌI NGƯỜI TUẦN MỚI THÀNH CÔNG! 🥰🥰


THAM KHẢO:

(1)

8 Questions I Ask Every Startup. As a kid, my grandparents bought me a… | by Li Jiang | Medium

medium.com


(2)

The Phases Product Teams Go Through, From Product/Market Fit to Hypergrowth | First Round Review

firstround.com


(3)

Bill Gross: The single biggest reason why start-ups succeed | TED Talk-Main menu-TED-Search-Cancel search

www.ted.com


(4)

Big Three (automobile manufacturers) - Wikipedia

en.wikipedia.org


(5)

TBKTVN - Số 147 (Ngày 20/06/2019)

baogiay.vneconomy.vn


(6)

Ex-Google CEO Eric Schmidt: The '3 big failures' tech startups make - Business Insider-Business Insider logo-Close icon-Menu icon-Search icon-Account icon-Account icon-Business Insider logo-Account icon-Account icon-Account icon-Business-Life-News-Search icon-Insider logo-Close icon-Account icon-Business-Life-News-All-World globe-Facebook Icon-Twitter icon-LinkedIn icon-YouTube icon-Instagram icon-Business Insider logo-Close icon-Chevron icon-Chevron icon-Facebook Icon-Email icon-Link icon-Twitter icon-LinkedIn icon-Fliboard icon-More icon-Close icon-Loading

www.businessinsider.com

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

thx sếp 

Trả lời

thx sếp