Những khó khăn trong việc đào tạo ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khó khăn lớn thứ nhất là sự thiếu hụt về nhân lực, tức là đội ngũ giáo viên, những nhà nghiên cứu về Hàn Quốc học. Có thể nói là chúng ta đã không chuẩn bị kịp đội ngũ những người nghiên cứu và giảng dạy về Hàn Quốc học so với thực tế phát triển quá nhanh của ngành học này. Hạn chế nhân lực ở đây là cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn hiện muốn có những chuyên đề giảng dạy về các doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng chúng ta làm gì đã có chuyên gia? Hiện tất cả các cơ sở đào tạo Hàn Quốc học tại Việt Nam đều phải có sự hỗ trợ nhân lực từ phía Hàn Quốc, đó là các giáo viên tình nguyện đến từ Quỹ Koica của Hàn Quốc. Mặt khác, chúng ta chưa có đội ngũ giáo viên ngành Hàn Quốc học có học hàm, học vị nhiều như các ngành có truyền thống khác... Khó khăn lớn thứ hai là cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn. Tôi lấy một ví dụ cụ thể là rất nhiều công ty, tổ chức của Hàn Quốc sẵn sàng tài trợ cho chúng ta máy móc, thiết bị nhưng chúng tôi không có phòng để tiếp nhận. Đấy là một điều rất trớ trêu! Thứ ba là không phải cơ sở đào tạo nào hay người lãnh đạo nào cũng đều ý thức được là phải cho ngành học này phát triển cho đúng với đòi hỏi của nó. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn của người lãnh đạo. Trước đây không phải không có quan điểm cho rằng đây không phải là ngành học cơ bản chẳng hạn ... Thứ tư là hiện nay còn thiếu rất nhiều tài liệu, giáo trình về Hàn Quốc học, đặc biệt là tài liệu chuyên sâu. Tất cả các học viên học chuyên ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam chủ yếu đều đang sử dụng giáo trình tiếng Hàn viết bằng tiếng Anh. Đây là 1 bất lợi vì người học phải học tiếng Hàn qua 1 ngôn ngữ khác. Hơn nữa mục tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo là khác nhau nên việc các cơ sở dùng chung 1 loại giáo trình là chưa khoa học. Mặc dù những tài liệu về Hàn Quốc học bằng tiếng Việt đã gia tăng nhưng phần lớn nội dung của những tài liệu này là những tri thức mang tính phổ cập. Những người nghiên cứu về Hàn Quốc đang muốn có những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu.
Trả lời
Khó khăn lớn thứ nhất là sự thiếu hụt về nhân lực, tức là đội ngũ giáo viên, những nhà nghiên cứu về Hàn Quốc học. Có thể nói là chúng ta đã không chuẩn bị kịp đội ngũ những người nghiên cứu và giảng dạy về Hàn Quốc học so với thực tế phát triển quá nhanh của ngành học này. Hạn chế nhân lực ở đây là cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn hiện muốn có những chuyên đề giảng dạy về các doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng chúng ta làm gì đã có chuyên gia? Hiện tất cả các cơ sở đào tạo Hàn Quốc học tại Việt Nam đều phải có sự hỗ trợ nhân lực từ phía Hàn Quốc, đó là các giáo viên tình nguyện đến từ Quỹ Koica của Hàn Quốc. Mặt khác, chúng ta chưa có đội ngũ giáo viên ngành Hàn Quốc học có học hàm, học vị nhiều như các ngành có truyền thống khác... Khó khăn lớn thứ hai là cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn. Tôi lấy một ví dụ cụ thể là rất nhiều công ty, tổ chức của Hàn Quốc sẵn sàng tài trợ cho chúng ta máy móc, thiết bị nhưng chúng tôi không có phòng để tiếp nhận. Đấy là một điều rất trớ trêu! Thứ ba là không phải cơ sở đào tạo nào hay người lãnh đạo nào cũng đều ý thức được là phải cho ngành học này phát triển cho đúng với đòi hỏi của nó. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn của người lãnh đạo. Trước đây không phải không có quan điểm cho rằng đây không phải là ngành học cơ bản chẳng hạn ... Thứ tư là hiện nay còn thiếu rất nhiều tài liệu, giáo trình về Hàn Quốc học, đặc biệt là tài liệu chuyên sâu. Tất cả các học viên học chuyên ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam chủ yếu đều đang sử dụng giáo trình tiếng Hàn viết bằng tiếng Anh. Đây là 1 bất lợi vì người học phải học tiếng Hàn qua 1 ngôn ngữ khác. Hơn nữa mục tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo là khác nhau nên việc các cơ sở dùng chung 1 loại giáo trình là chưa khoa học. Mặc dù những tài liệu về Hàn Quốc học bằng tiếng Việt đã gia tăng nhưng phần lớn nội dung của những tài liệu này là những tri thức mang tính phổ cập. Những người nghiên cứu về Hàn Quốc đang muốn có những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu.