Những năng lực cần có của người giáo viên là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chào bạn, mình nghĩ làm nghề giáo cần rất nhiều năng lực. Những lý thuyết về năng lực ấy, bạn có thể tra cứu nguồn tài liệu vô cùng dồi dào trên Google hoặc sách vở.

Cá nhân mình nhận thấy những năng lực sau là quan trọng vì nó hữu dụng trong hoạt động thực tế:

1. Khỏe mạnh, lạc quan yêu đời

2. Yêu trẻ em

3. Có đức tin vào giáo dục

4. Sử dụng tốt cả năm giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác

5. Có vốn sống nhất định, tích lũy được ở ngoài trường lớp

6. Bao dung với các loại khí chất, tính cách và nói được ngôn ngữ của các thế hệ khác nhau.

Đây là suy nghĩ của cá nhân mình, mình mong rằng sẽ được tham khảo thêm các quan điểm khác nữa.

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ làm nghề giáo cần rất nhiều năng lực. Những lý thuyết về năng lực ấy, bạn có thể tra cứu nguồn tài liệu vô cùng dồi dào trên Google hoặc sách vở.

Cá nhân mình nhận thấy những năng lực sau là quan trọng vì nó hữu dụng trong hoạt động thực tế:

1. Khỏe mạnh, lạc quan yêu đời

2. Yêu trẻ em

3. Có đức tin vào giáo dục

4. Sử dụng tốt cả năm giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác

5. Có vốn sống nhất định, tích lũy được ở ngoài trường lớp

6. Bao dung với các loại khí chất, tính cách và nói được ngôn ngữ của các thế hệ khác nhau.

Đây là suy nghĩ của cá nhân mình, mình mong rằng sẽ được tham khảo thêm các quan điểm khác nữa.

: Nghề giáo viên là một nghề đặc biệt. Người giáo viên là người dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, là người “ lái đò” đưa bao nhiêu thế hệ học sinh cập bến ước mơ. Chính vì vậy, người giáo viên bắt buộc phải có năng lực thật vững, nắm chắc kiến thức giáo dục và kiến thức chuyên môn. Năng lực cần có của người giáo viên hay còn gọi là năng lực sư phạm có 3 nhóm: - Nhóm năng lực dạy học: Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục, Tri thức và năng lực hiểu biết của thầy giáo, Năng lực chế biến tài liệu học tập, Năng lực truyền đạt tài liệu (Nắm vững kỹ thuật dạy học), Năng lực ngôn ngữ, Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực, Năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ ... - Nhóm năng lực giáo dục: Năng lực giao tiếp sư phạm , Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, Năng lực cảm hoá học sinh, Năng lực ứng xử khéo léo sư phạm ... - Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm: Ngoài việc dạy kiến thức, người giáo viên cần biết linh hoạt để tổ chức các hoạt động sư phạm khác. Các hoạt động này góp phần ảnh hưởng tích cực đến quá trình dạy và học của thầy trò. Người ta gọi năng lực ấy là năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là khả năng tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác dạy học và giáo dục trong mọi hoạt động của học sinh; Biết tổ chức lớp thành một tập thể đoàn kết, thân ái và có kỹ luật chặt chẽ, đồng thời còn biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo một mục tiêu xác định.
EQ cao 😑
Theo quan điểm riêng của mình. Nghề giáo là nghề không quá đòi hỏi bạn thông minh hoặc có nhiều kỹ năng. Bởi vì đa phần giáo viên dạy những thứ có sẵn hoặc có giáo án trước đó. Họ cũng ít khi gặp những tình huống bất ngờ...
Nói chung thì nếu bạn là một giáo viên thì bạn chưa chắc đã cần quá giỏi mọi thứ nhưng chắc chắn phải giỏi một thứ. Đó chính là năng lực dẫn dắt và định hướng. Điều quan trọng không phải là bạn giỏi hay không mà quan trọng là học sinh của bạn có tiếp thu được gì từ bài giảng của bạn không.
Nhiều hơn những gì mà các nhà giáo hiện tại đang có 
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình.Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp. Năng lực của người thầy giáo gồm có 3 nhóm năng lực cốt lõi sau: nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục và nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm. 1. Nhóm năng lực dạy học Dạy học là một quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó thầy giáo là người tổ chức, điều khiển hoạt động của trẻ, còn trò là người chủ động tích cực sáng tạo để chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội. Vậy hoạt động dạy học chỉ đạt được kết quả cao khi qua quá trình đó thực sự là quá trình điều khiển, tức là thầy giáo phải hiểu học sinh trong quá trình dạy học. Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của học sinh, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, có năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục. - Giáo viên biết chế biến tài liệu học tập , đánh giá đúng tài liệu, xác định được những yêu cầu kiến thức của chương trình và trình độ nhận thức của học sinh, từ đó làm tài liệu vừa sức với học sinh đồng thời đảm bảo yêu cầu chung về kiến thức của chương trình. Giáo viên tổ chức cho trẻ giành được tri thức khoa học có trong tài liệu, có khả năng phân tích , hệ thống hóa kiến thức, sáng tạo khi chế biến tài liệu cung cấp cho học sinh, có sự liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa bộ môn này và bộ môn khác, giữa lý thuyết vào thực tiễn đời sống - Giáo viên cần nắm vững kỹ thuật dạy học mới: Kết quả chiếm lĩnh đối tượng học phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên, do đó, người dạy cần phải biết cách dạy, nâng cao trình độ dạy, nắm vững kỹ thuật dạy học mới. Tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giúp người học chủ động, tích cực, sáng tạo lĩnh hội tri thức, tạo cho học sinh ở vị trí người phát minh trong quá trình dạy học, truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu và làm nó trở nên vừa sức với học sinh, gây được hứng thú và tạo nên suy nghĩ tích cực học tập - Giáo viên cần có năng lực ngôn ngữ: Về nội dung, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả trình bày chính xác, cô đọng, uyên thâm về sự hiểu biết, đảm bảo thông tin liên tục và tính logic của vấn đề. Hình thức ngôn ngữ người giáo viên phải sinh động, giàu hình ảnh, có ngữ điệu sáng sủa, phát âm chuẩn không sai ngữ pháp. 2. Nhóm năng lực giáo dục Giáo viên cần có năng lực vạch dự án phát triển nhân cách cho học sinh. Muốn vạch dự án phát triển nhân các học sinh, giáo viên phải biết hình dung biểu tượng nhân cách của học sinh mà mình có nhiệm vụ đào tạo. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách cho học sinh là khả năng biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo hình dung trước phải giáo dục cho học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động cho các em phát triển tốt. tiên đoán sự phát triển những phẩm chất và năng lực của từng học sinh, đồng thời phải nắm được nguyên nhân sinh ra, mức độ phát triển, dự đoán được chính xác những biểu hiện nhân cách của những học sinh khác nhau sẽ thu được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng, hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách nhân cách trong dự án. Để có được năng lực này, giáo viên phải có óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, có niềm tin vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào con người và có óc quan sát tinh tế. Giáo viên cần có năng lực giao tiếp sư phạm.Trong hoạt động sư phạm diễn ra quá trình giao tiếp giữa thầy và trò, quá trình giao tiếp diễn ra có hiệu quả thì làm cho hoạt động sư phạm có hiệu quả hơn. Do đó người thầy giáo cần phải có năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời biết sự dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục. Năng lực giao tiếp sư phạm được biểu hiện ở những kỹ năng sau: Kỹ năng định hướng giao tiếp, là khả năng biết dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái, biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như là mối quan hệ của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Kỹ năng định vị, là khả năng biết xác định được vị trí của mình trong quá trình giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, tạo điều kiện để đối tượng chủ động, thoải mái giao tiếp với mình. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, biết cách thu hút đối tượng tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, biết làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp, để có năng lực này, giáo viên phải rèn luyện nhân cách của mình, có lòng nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học sinh, có thiện chí quan tâm giúp đỡ người khác, giúp đỡ học sinh, phải biết lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp thì dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt với học sinh để đạt kết quả cao trong hoạt động sư phạm. Giáo viên cần có năng lực cảm hóa học sinh.Muốn hiểu được đối tượng giáo dục, muốn cho các tác động sư phạm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của trẻ thì người giáo viên phải có năng lực cảm hóa học sinh. Là khả năng gây được ảnh hưởng trực tiếp nhân cách của mình làm cho học sinh nghe, tin và làm theo bằng niềm tin, tình cảm. Người giáo viên phải có các phẩm chất và năng lực, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có niềm tin vào sự nghiệp, có kỹ năng truyền đạt niềm tin đó, lòng tôn trọng học sinh, có sự chu đáo, ân cần, có đối xử khéo léo, vị tha, ý chí, và trình độ chuyên môn vững vàng. Để có năng lực này, giáo viên cần phải có nhân cách mẫu mực, trong sáng, có uy tín, có lời nói, hành vi cử chỉ đẹp, có tinh thần lao động hăng say, sáng tạo, có lý tưởng đào tạo và yêu thương học sinh, công bằng tin tưởng, dân chủ, chân thành, giản dị và biết phát huy tích cực tính sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần có năng lực đối xử khéo léo sư phạm : là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, có sự cân nhắc giữa những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của các cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể. Nói cách khác sự đối xử khéo léo sư phạm là kỹ năng trong bất cứ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Biểu hiện: Nhanh chóng xác định được những vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp, không nóng vội, thô bạo, biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ những vấn đề phức tạp đặt ra trong quá trình dạy học và giáo dục.Để có năng lực này, người dạy cần phải có sự thống nhất tôn trọng và yêu cầu cao, giữa niềm tin và sự kiểm tra sư phạm, sự cân bằng ý chí khi giao tiếp kết hợp với tính giản dị, tự nhiên, chân thật, có thiện chí của những hình thức đối xử. Người thầy giáo phải có lương tâm nghề nghiệp, niềm tin yêu, tôn trọng, có kinh nhiệm và sự tinh thông trong nghề. 3. Nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm Giáo viên ngoài năng lực dạy học và năng lực giáo dục còn phải có năng lực tổ chức sư phạm. Năng lực tổ chức sư phạm được thể hiện ở biết tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nghiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục ở trên lớp cũng như ngoài lớp cho từng học sinh cũng như tập thể học sinh, biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, nề nếp đảm bảo cho mọi hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, biết tổ chức và vận động nhân dân, phụ huynh học sinh và các đoàn thể, tổ chức, tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu xác định. Để có năng lực này, giáo viên cần phải biết vạch ra kế hoạch, khi vạch ra kế hoạch thì phải suy nghĩ một cách chính chắn, sâu sắc các tình huống giáo dục và đặc điểm đối tượng, kế hoạch vạch ra biết kết hợp yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm tính nguyên tắc, tính linh hoạt của kế hoạch. Biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục, nhằm tổ chức tốt các hoạt động học tập và các tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của học sinh. Biết mức độ và giới hạn từng biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau, giáo viên phải có nghị lực, dung cảm, tin vài sự đúng đắn của kế hoạch và biện pháp giáo dục.