Những vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Từ những năm 80 trở lại đây, du lịch sinh thái đã phát triển như một hiện tượng, một xu thế được quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều du khách và nó đã trở thành vấn đề phát triển toàn cầu khi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển du lịch bền vững” (2002). Thực tế phát triển ở nhiều nước cho thấy việc tập trung phát triển du lịch thiên nhiên hay du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ. Theo tính toán của UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 tham gia loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 7% tổng số khách quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Con số này đến nay đã gia tăng lên nhiều hơn nữa. Là một loại hình du lịch có trách nhiệm, bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, du lịch sinh thái còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng địa phương. Phần lớn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thiết lập và duy trì hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đa dạng sinh học để phát huy khả năng khai thác phát triển du lịch sinh thái, mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục. Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Và gần đây nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như các miệt vườn, các làng sinh thái thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch… Nó không chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cho ngành kinh tế du lịch mà còn có ý nghĩa cao, tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương và đóng góp nỗ lực cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010 cũng như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cho thời kỳ mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luôn xác định du lịch sinh thái là một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới của du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái ở Việt Nam mới đi những chặng đường đầu tiên Từ cuối những năm 90 trở lại đây, du lịch sinh thái đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái đang dần phát triển để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần. Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên đang dần trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch như Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Hương Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, YokDon, Nam Cát Tiên, Cà Mau… Nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn đang rất phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang… Bên cạnh đó là sự phát triển của các tour du lịch sinh thái sông, hồ, biển đảo như du lịch sinh thái sông Mekong, kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long, du lịch sinh thái hồ Ba Bể, hồ Đồng Mô, Vân Long, Rạn Trào, Cù lao Chàm, sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, rừng tràm Trà Sư… Mặc dầu mới trải qua chặng đường đầu tiên, du lịch sinh thái Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể. Điều này được chứng minh bằng lượng khách du lịch tham gia loại hình du lịch sinh thái hay các hoạt động du lịch sinh thái tăng qua các năm. Khách du lịch quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái ở Việt Nam chủ yếu là các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và gần đây có sự tham gia của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao và thể hiện rõ những đặc trưng của du lịch sinh thái cộng đồng (đi thành từng nhóm nhỏ, có khả năng chi trả cao, thích tự do khám phá, thích ngủ Homestay, thời gian cho mỗi chuyến đi khá dài…). Theo một số nhà chuyên gia du lịch, tỷ lệ khách quốc tế tham gia vào các tour du lịch sinh thái chỉ chiếm khoảng từ 5 – 8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Du lịch sinh thái không chỉ thu hút khách du lịch quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa. Lượng khách nội địa tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái có tỷ lệ đa phần là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên với mục đích nghiên cứu, tham quan, học tập kết hợp giải trí. Nhìn chung, khách nội địa có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày, mức chi trả dịch vụ không cao. Các hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu hiện nay tại Việt Nam: - Tham quan, dã ngoại tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã với các hoạt động như tham quan các vườn quốc gia, đi bộ trong rừng, ngắm chim, leo núi, lặn biển ngắm san hô. - Tham quan thắng cảnh hang động. - Tham quan các hệ sinh thái nông nghiệp như tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các ruộng lúa bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tham quan các vườn cây ăn trái ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. - Du thuyền trên sông, hồ tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái như các tour du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, du thuyền sông Hồng, sông Hương, sông Sài Gòn, sông Mekong… du lịch hồ Hòa Bình, hồ Ba Bể, hồ Thác Bà… - Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái: nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hang động. Những hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái Có thể thấy rằng, các chuyến du lịch đến các khu tự nhiên của Việt Nam hiện nay còn mang tính đại chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái. Du lịch với số đông thường gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hoá, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. Trong khi đó công tác quy hoạch – phân vùng phát triển du lịch sinh thái còn nhiều bất cập do Du lịch Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể phát triển du lịch sinh thái – một trong 4 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế phát triển du lịch sinh thái hiện nay. (Myanmar gần đây đã xây dựng Chính sách du lịch sinh thái Myanmar và Chiến lược quản lý các khu bảo tồn giai đoạn 2015 – 2025; Campuchia đã phát triển chính sách du lịch sinh thái cấp quốc gia; Lào đã có Chiến lược phát triển du lịch sinh thái và xây dựng kế hoạch hành động du lịch sinh thái). Quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sinh thái còn nhỏ lẻ, mờ nhạt. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa cao, chủ yếu vẫn là các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế mang tính chất bảo tồn và nâng cao năng lực cộng động tham gia vào du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn. Chưa có các nghiên cứu thị trường bài bản nên việc xác định thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường khách du lịch sinh thái chưa rõ ràng cùng với đó là xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái còn yếu dẫn đến việc chưa thu hút, hấp dẫn khách đến với dòng sản phẩm du lịch sinh thái. Mặt khác, một phần do hạn chế của công tác quản lý, một phần do ý thức du khách và người dân chưa cao nên những hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật trái phép, xả rác không đúng nơi quy định, khắc đẽo thân cây… Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá vỡ cảnh quan môi trường. Những trung tâm giáo dục và diễn giải môi trường cho cả khách du lịch và dân cư địa phương tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn rất hạn chế. Điều bất cập hơn nữa là vai trò của cộng đồng địa phương chưa được coi trọng, lợi ích từ du lịch hầu như chưa đến được với họ. Mặc dù phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều hãng lữ hành, nhiều địa phương đã có những nỗ lực trong xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng tour du lịch, khu du lịch sinh thái, các mô hình phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng…tuy nhiên các hoạt động này vẫn còn ở hình thức và quy mô nhỏ, đơn giản
Trả lời
Từ những năm 80 trở lại đây, du lịch sinh thái đã phát triển như một hiện tượng, một xu thế được quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều du khách và nó đã trở thành vấn đề phát triển toàn cầu khi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển du lịch bền vững” (2002). Thực tế phát triển ở nhiều nước cho thấy việc tập trung phát triển du lịch thiên nhiên hay du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ. Theo tính toán của UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 tham gia loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 7% tổng số khách quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Con số này đến nay đã gia tăng lên nhiều hơn nữa. Là một loại hình du lịch có trách nhiệm, bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, du lịch sinh thái còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng địa phương. Phần lớn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thiết lập và duy trì hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đa dạng sinh học để phát huy khả năng khai thác phát triển du lịch sinh thái, mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục. Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Và gần đây nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như các miệt vườn, các làng sinh thái thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch… Nó không chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cho ngành kinh tế du lịch mà còn có ý nghĩa cao, tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương và đóng góp nỗ lực cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010 cũng như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cho thời kỳ mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luôn xác định du lịch sinh thái là một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới của du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái ở Việt Nam mới đi những chặng đường đầu tiên Từ cuối những năm 90 trở lại đây, du lịch sinh thái đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái đang dần phát triển để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần. Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên đang dần trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch như Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Hương Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, YokDon, Nam Cát Tiên, Cà Mau… Nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn đang rất phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang… Bên cạnh đó là sự phát triển của các tour du lịch sinh thái sông, hồ, biển đảo như du lịch sinh thái sông Mekong, kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long, du lịch sinh thái hồ Ba Bể, hồ Đồng Mô, Vân Long, Rạn Trào, Cù lao Chàm, sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, rừng tràm Trà Sư… Mặc dầu mới trải qua chặng đường đầu tiên, du lịch sinh thái Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể. Điều này được chứng minh bằng lượng khách du lịch tham gia loại hình du lịch sinh thái hay các hoạt động du lịch sinh thái tăng qua các năm. Khách du lịch quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái ở Việt Nam chủ yếu là các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và gần đây có sự tham gia của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao và thể hiện rõ những đặc trưng của du lịch sinh thái cộng đồng (đi thành từng nhóm nhỏ, có khả năng chi trả cao, thích tự do khám phá, thích ngủ Homestay, thời gian cho mỗi chuyến đi khá dài…). Theo một số nhà chuyên gia du lịch, tỷ lệ khách quốc tế tham gia vào các tour du lịch sinh thái chỉ chiếm khoảng từ 5 – 8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Du lịch sinh thái không chỉ thu hút khách du lịch quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa. Lượng khách nội địa tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái có tỷ lệ đa phần là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên với mục đích nghiên cứu, tham quan, học tập kết hợp giải trí. Nhìn chung, khách nội địa có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày, mức chi trả dịch vụ không cao. Các hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu hiện nay tại Việt Nam: - Tham quan, dã ngoại tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã với các hoạt động như tham quan các vườn quốc gia, đi bộ trong rừng, ngắm chim, leo núi, lặn biển ngắm san hô. - Tham quan thắng cảnh hang động. - Tham quan các hệ sinh thái nông nghiệp như tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các ruộng lúa bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tham quan các vườn cây ăn trái ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. - Du thuyền trên sông, hồ tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái như các tour du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, du thuyền sông Hồng, sông Hương, sông Sài Gòn, sông Mekong… du lịch hồ Hòa Bình, hồ Ba Bể, hồ Thác Bà… - Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái: nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hang động. Những hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái Có thể thấy rằng, các chuyến du lịch đến các khu tự nhiên của Việt Nam hiện nay còn mang tính đại chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái. Du lịch với số đông thường gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hoá, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. Trong khi đó công tác quy hoạch – phân vùng phát triển du lịch sinh thái còn nhiều bất cập do Du lịch Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể phát triển du lịch sinh thái – một trong 4 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế phát triển du lịch sinh thái hiện nay. (Myanmar gần đây đã xây dựng Chính sách du lịch sinh thái Myanmar và Chiến lược quản lý các khu bảo tồn giai đoạn 2015 – 2025; Campuchia đã phát triển chính sách du lịch sinh thái cấp quốc gia; Lào đã có Chiến lược phát triển du lịch sinh thái và xây dựng kế hoạch hành động du lịch sinh thái). Quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sinh thái còn nhỏ lẻ, mờ nhạt. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa cao, chủ yếu vẫn là các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế mang tính chất bảo tồn và nâng cao năng lực cộng động tham gia vào du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn. Chưa có các nghiên cứu thị trường bài bản nên việc xác định thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường khách du lịch sinh thái chưa rõ ràng cùng với đó là xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái còn yếu dẫn đến việc chưa thu hút, hấp dẫn khách đến với dòng sản phẩm du lịch sinh thái. Mặt khác, một phần do hạn chế của công tác quản lý, một phần do ý thức du khách và người dân chưa cao nên những hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật trái phép, xả rác không đúng nơi quy định, khắc đẽo thân cây… Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá vỡ cảnh quan môi trường. Những trung tâm giáo dục và diễn giải môi trường cho cả khách du lịch và dân cư địa phương tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn rất hạn chế. Điều bất cập hơn nữa là vai trò của cộng đồng địa phương chưa được coi trọng, lợi ích từ du lịch hầu như chưa đến được với họ. Mặc dù phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều hãng lữ hành, nhiều địa phương đã có những nỗ lực trong xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng tour du lịch, khu du lịch sinh thái, các mô hình phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng…tuy nhiên các hoạt động này vẫn còn ở hình thức và quy mô nhỏ, đơn giản