Nội dung nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Do mục đích rộng lớn nên nhiệm vụ hay nội dung của việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vừa rộng lại vừa được các nhà ngôn ngữ học nhìn nhận không hoàn toàn như nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những hướng nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học xã hội mà giới Việt ngữ học hiện nay đang tập trung nghiên cứu. Thứ nhất, là việc lựa chọn ngôn ngữ chính thức. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Thứ hai, gắn chặt với vấn đề dân tộc, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam được đặc biệt quan tâm. Thứ ba, giáo dục tiếng nước ngoài, chủ yếu là một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Thứ tư, từ những năm 80 của thế kỉ XX, tiếp nhận lí thuyết và thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội của thế giới, bộ môn ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam được “chính thức hóa” và bước đầu đã bắt kịp vào một số lĩnh vực mà ngôn ngữ học thế giới đang quan tâm.
Trả lời
Do mục đích rộng lớn nên nhiệm vụ hay nội dung của việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vừa rộng lại vừa được các nhà ngôn ngữ học nhìn nhận không hoàn toàn như nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những hướng nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học xã hội mà giới Việt ngữ học hiện nay đang tập trung nghiên cứu. Thứ nhất, là việc lựa chọn ngôn ngữ chính thức. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Thứ hai, gắn chặt với vấn đề dân tộc, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam được đặc biệt quan tâm. Thứ ba, giáo dục tiếng nước ngoài, chủ yếu là một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Thứ tư, từ những năm 80 của thế kỉ XX, tiếp nhận lí thuyết và thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội của thế giới, bộ môn ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam được “chính thức hóa” và bước đầu đã bắt kịp vào một số lĩnh vực mà ngôn ngữ học thế giới đang quan tâm.