PHẠM TRÙ NHÂN TRONG SÁCH LUẬN NGỮ,NHẬN XÉTVÀ ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CON NGƯỜI HIỆN NAY CẤU TRÚC BÀI VIẾT

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

I. Khổng Tử. II. Nhân trong Luận ngữ. 1. Về tác phẩm “Luận ngữ” 2. Sự xuất hiện của quan niệm “ Nhân ”. 3. Chữ “ nhân ” trong Luận ngữ . 3.1. Bàn về “ nhân ” là gì ? 3.2. Nhân với dũng và trí. 3.3. Những mẫu người nhân. 3.4. Những mẫu không phải là nhân. 3.5 . Đức nhân ai cũng có thể luyện được . 3.6 . Nhân theo Mạnh Tử. III. Phạm trù “ nhân” và giá trị đối với giáo dục con người hiện nay. 1. Tác động tích cực. 2. Tác động tiêu cực. IV. Kết luận. V. Tài liệu tham khảo. I. KHỔNG TỬ Nhắc đến văn hóa truyền thống Trung Hoa, chúng ta không thể không nhắc tới Khổng Tử - Một vĩ nhân có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, cho đến ngày nay những triết học đạo Khổng vẫn song song tồn tại với sự phát triển hiện đại của đất nước này. Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Đặc biệt vào thời Xuân Thu là thời kì nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các trào lưu triết học, trong đó có Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đầu cho thời kì cổ đại của Trung quốc. Khổng Tử ( 551- 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, trong một gia đình quý tộc nhỏ bị sa sút. Quê hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hóa cũ của nhà Chu. Thời đại mà Khổng Tử sống là thời đại “ Vương đạo suy tàn”, “Bá đạo” đang nổi lên lấn át vương đạo của nhà Chu; trật tự lễ pháp của nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng “ Vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phai đạo con”. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế, kỉ cương của nhà Chu, với một nội dung mới cho phù hợp. Sau đó Khổng Tử có hành nghề dạy học nhưng vốn nuôi chí tìm minh chúa, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Ông đi chu du các nơi trong nước, tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lí tưởng của mình. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không, Tư Khấu. Song nhận thấy nhà vua cùng chư khanh tướng nước Lỗ chẳng thật lòng trọng dụng, bèn từ quan, dẫn một số môn đệ cùng chí hướng, đi chu du liệt quốc trong khoảng thời gian từ 54 tuổi, đến 68 tuổi, cố tìm cho được vị minh chúa nào, khả dĩ tiến nạp chính kiến của mình. Nhưng tiếc thay, đã phí mất mười bốn năm trời mà chẳng được như ý muốn. Trong khi thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì Ngài mất, thọ bảy mươi ba tuổi. Tóm lại suốt cuộc đời Khổng Tử đã được diễn tả trong sách Luận Ngữ với đoạn văn: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi trì thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ. Khổng Tử đã bảo:Ta lên mười lăm tuổi là có chí về học. Chữ “Học” đây là học vấn và học thuyết. Nghĩa là năm mười. lăm buổi, Khổng Tử đã lập chí trau dồi học vấn, nghiên mài học thuyết. Đến năm ba mươi tuổi thì lập. Chữ “Lập” đây là lập thân, độc lập. Nhờ vào công phu nghiên cứu học vấn đã thành tựu nhất định, cho nên Ngài có một lập trường rõ rệt, là phải làm cái gì đó.Sang bốn mươi tuổi (vẫn) không mê hoặc. Đã đến bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa đắc chí. Đã năm mươi tuổi là hiểu được mạng trời. Hai câu sáu mươi tuổi “nhĩ thuận” và bảy mươi “tòng tâm sở dục, bất du cư” đều là tả về cảnh giới đức độ của con người đạo hạnh. II. “NHÂN” TRONG LUẬN NGỮ 1. Về tác phẩm “Luận ngữ” Luận ngữ là một trong bốn tác phẩm nằm trong tứ thư của Khổng Tử, cùng với các tác phẩm Đại học, Mạnh Tử và Trung dung được trình bày dưới dạng “Ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của Khổng Tử ghi chép những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: Triết học, Chính trị, Đạo đức, Giáo dục …Sách được định hình vào đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN) , là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. 2. Sự xuất hiện của chữ “Nhân”. Kinh Thi , trong phần Nhã và Tụng , ngay những bài hát ca tụng đức của các tiên viên nhà Chu , cũng tuyệt nhiên không thấy dùng chữ nhân. Sách Thượng thư, trong các thiên “kim văn” không nói đến đức nhân ; trong các thiên cổ văn chữ nhân cũng chỉ xuất hiện có bốn , năm lần. Còn những tài liệu chép về chính trị mà viết trước đời Khổng Tử , ta chỉ thấy dùng chữ khoan , chẳng hặn đời thiên thấn điền khen tổ nhà Ân lấy lòng khoan mà dạy dân , vỗ về dân . Đọc tới Luận ngữ , ta mới thường gặp chữ nhân , mới thấy đức nhân được đưa lên hàng quý nhất , được coi là “cái đạo lớn của nhân sinh”. Vậy ta có thể tin rằng nếu Khổng Tử không phát minh ra quan niệm nhân , thì chí ít ông đã có công bổ tức , hoành thành nó ,làm cho nó thành cơ sở của giáo dục , chính trị và một phần lớn nhờ ông mà triết học Trung Hoa có một sắc thái riêng . 3. Chữ “ Nhân ” trong Luận ngữ . 3.1. Bàn về “ nhân ” là gì ? Cùng với quan điểm về vũ trụ và con người, học thuyết về luân lí, đạo đức, chính trị xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơ trong triết học của Khổng Tử trên tư tưởng "Thiên nhân tương đồng". Những nguyên lí đạo đức căn bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là : nhân, lễ, trí, dũng... cùng với một hệ thống quan điểm về chính trị - xã hội như "nhân trị", "chính danh", "thượng hiền", "quân tử", "tiểu nhân" của ông. Trong những phạm trù đạo đức ấy của Khổng Tử, chữ "nhân" được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lí đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác như một hệ thống triết lí chặt chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lí nhân sinh của ông. Khổng Tử lấy chữ "nhân" làm nguyên lí đạo đức cơ bản trong triết học của mình, có thể lí giải bằng hai căn nguyên : thứ nhất, về mặt lí luận, theo Khổng Tử, do sự chi phối của "Thiên lí", của "Đạo" các sự vật hiện tượng trong vũ trụ luôn biến hoá không ngừng. Sự sinh thành biến hoá ấy của vạn vật bao giờ cũng nhờ sự "trung hoà" giữa âm - dương, trời - đất... "Trung" là cái gốc lớn của thiên hạ, mọi vật đều do nơi đó mà nảy sinh, tiến hoá. "Hoà" là đạo thông đạt của thiên hạ, mọi vật đề nhờ đó mà thông hành. Con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm - dương, trời - đất mà sinh thành, tuân theo "Thiên lí", hợp với đạo "trung hoà". Đạo sống của con người là phải "trung dung", "trung thứ", nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người - đó chính là chữ "nhân" ; Thứ hai, là do yêu cầu của thực tiễn lịch sử xã hội. Xã hội thời Xuân Thu là thời kì đang trải qua những biến động lịch sử sâu sắc nên yêu cầu lịch sử đặt ra là ổn định và cải biến xã hội. Vậy , nhân là gì ? Khổng Tử nói: “Nhân giả ái nhân”, có nghĩa là con người yêu thương lẫn nhau. Yêu người bằng cách nào? là “suy kỉ cập nhân”, vừa là “kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”, nhường điều có lợi mà mình muốn có cho người khác; vừa là “kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”, thứ mà bản thân mình không muốn có và việc mình không muốn làm thì không nên miễn cưỡng gán cho người khác. Người có “nhân” thì phải “cư sử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung”, cần phải “ngôn trung tín, hành đốc kính”. Nếu như làm được những điều này thì “chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân”. Làm được như vậy thì mỗi một người sẽ có được nhân cách lý tưởng. Khổng Tử đã thể hiện được sự đối xử bình đẳng, tôn trọng người khác và sự theo đuổi nhân cách đạo đức hoàn thiện, đây là sự thể hiện rõ ràng về “tư tưởng chủ nghĩa nhân bản”. Đọc Luận ngữ ta thấy môn đệ của Khổng Tử thường thắc mắc nhất hai vấn đề : luyện đức nhân và làm chính trị nên thường đem ra hỏi ông .Ông tùy hoàn cảnh , tùy tính tình , tài đức của mỗi người mà giảng giải . Ví dụ như , “ Tử Cống hỏi : Tỉ như có người thi ân bố đức cho khắp dân gian mà có thể giúp được cho dân chúng , thì người ấy ra thế nào ? Gọi là người nhân được không ?”. Vá Khổng Tử đáp : “ Sao lại chỉ gọi người nhân thôi ? Phải gọi là bậc thánh nhân mới xứng ; đến như Nghiêu , Thuấn còn lo làm không nổi nữa là ! Người nhân mình muốn tự lập mà cũng giúp cho người khác được tự lập , mình muốn thông đạt mà cũng giúp cho người khác được thông đạt . Lấy cách đối đãi với mình mà đối đãi với người , làm nhân chỉ có thế thôi .” Như vậy có thể thấy rằng , Khổng Tử phân biệt bậc thánh và bậc nhân : nhân thấp hơn thánh , thánh là người giúp ích được cho cả nhân quần , nhân là người mong được như vậy mà mới biết cách đối đãi với mình mà đối đãi với người mà thôi.Thứ mà bản thân mình không muốn có và việc mình không muốn làm thì không nên miễn cưỡng gán cho người khác. Nhân là đạo đối với mình và đối với người. Có thể nói rằng qua câu nói đó , Khổng Tử đã định cái bản chỉ , cái cảnh giới của nhân : đối với mình , nhân là mong mình tự lập , tự đạt tóm lại phải tự cường ; đói với người , nhân là do mình mà suy nghĩ ra người, giúp đỡ người , tóm lại là yêu thương người , hay còn gọi là ái nhân . Tuy nhiên theo Khổng Tử thì ái nhân là “ nhập tắc hiếu , xuất tắc dễ , cẩn nhi tín , phiếm ái chúng thi thân nhân” tức trong nhà thì hiếu , ra ngoài thì đễ , cẩn thận cung kính mà thân thiết với người nhân. Như vậy ông có phân biệt , thân với những người nhân hơn với những kẻ khác. Khi Tử Cống hỏi ông : “ Người quân tử có ghét ai chăng?” . Ông đáp rằng : “ Có ghét . Ghét kẻ bêu chuyện xấu của người ; ghét kẻ dưới mà nói gièm người trên ; ghét kẻ có sức mạnh mà không biết lễ phép ; ghét kẻ quả quyết làm liều để đến chỗ bế tắc.” Vậy là có phân biệt kẻ thiện và kẻ ác . Nhưng ghét là ghét cái ác của kẻ đó , chứ không phải ghét con người , cho nên ghét mà vẫn muốn sửa tính của người đó , và khi người đó muốn sửa thì ông vui lòng dạy cho , không phân biệt gì cả . Đồng thời ông lại phân biệt thân và sơ , cho rằng người con trước hết phải hiếu , bề tôi trước hết phải trung , mà vua, tôi ,cha con , vợ chồng , anh em , bầu bạn là năm bậc quan hệ của đời sống ; nhưng ông cũng coi là người trong thiên hạ như anh em trong một nhà . Bản thể của nhân là tự cường và ái nhân , tự cường để ái nhân . Nó gồm tất cả đạo làm người vì đạo làm người tuy có cả ngàn điều mà chỉ có hai phương diện : đối với mình và đối với người . Dù kẻ nào thù oán , làm hại mình thì cũng lây sự ngay thẳng mà đáp lại , còn kẻ nào lấy đức mà đối với mình thì lấy đức mà đối lại . Chủ trương đó với hạng đại đức thì quả thực không cao lắm , tuy nhiên nó lại hợp với nhân tình. Nó quan trọng như vậy nên không lúc nào quên nó được . “ Người quân tử bỏ nhân thì làm sao được gọi là người quân tử ? Người quân tử không bao giờ lìa bỏ đức nhân , đẫu trong một khoảng rất ngắn là ăn xong một bữa ăn , ăn trong cơn vội vàng cũng phải giữ nhân .” Nhưng không có ai trọn ngày dùng hết sức mình mà làm nhân , mặc dầu ai cũng đủ sức mà làm nhân . Đạt đước đức nhân thì không còn lo gì cả , lòng sẽ đước khoan khoái thênh thang ; có thể ở được lâu trong cảnh nghèo túng trong cảnh vui vẻ , kẻ bất nhân thì không vậy. Vì nhân là dức cần thiết nhất , quan trọng nhất của con người nên con người ta có thể vì nhân mà sát thân , chứ không vì sinh mạng của mình mà làm hại điều nhân . Làm nhân là “ Làm nhân là đắc kỷ , phục lễ” nghĩa là phải thẳng thắn tư dục vọng niệm của mình , theo về lễ nghĩa . Ngày nào mình cũng khắc kỷ phục lễ thì ngày đó mọi người trong thiên hạ cảm hóa mà theo về đức nhân , vậy làm nhân là do nới mình , chứ đâu phải do ở người . Vậy nhân khắc kỷ theo lễ . Nhân là cung kính ( tức cũng như lễ ) và trung . Khi ở nhà thì giữ gìn cho khiêm cung , khi làm việc thì kính cần , khi giao thiệp với người thì trung thành . Dù đi tới các rợ Di , Địch , cũng không thể bỏ ba cái đó . Khi ra khỏi cửa thì kính cẩn như gặp khách quý , khi sai dân thì kính cẩn như thừa hành một cuộc tế lớn ; điều mình không muốn thì đừng làm cho người . Trong nước chảng ai oán mình , trong nhà chẳng ai oán mình . Nhân vừa là kính , vừa là đức . Khổng Tử đã từng đáp câu hỏi của Tử Trương về nhân , ông đáp rằng : “ Làm được năm điều trong thiên hạ thì là nhân” . “Năm điều ấy là cung kính , khoan hồng , tín , cần mẫn và thi ân bố đức . Nếu mình cung kính nghiêm trang thì chẳng ai dám khinh mình , nếu mình khoan hồng thì phục được lòng người , nếu mình có đức tín thì người ta tin mình , nếu mình cần mẫn thì làm được việc , nếu mình thi ân bố đức thì đủ sai khiến được người .” Như vậy có thể nói nhân tuy có nhiều phương diện , phạm vi rất rộng , nhưng không ngoài điều này là “ kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” , “ kỷ dục lập nhi lập nhân , kỷ dục đạt nhi đạt nhân”. 3.2. Nhân với dũng và trí. Khổng Tử đã từng nói : “ Kẻ nhân tất hữu dũng” . Có dũng mới khắc kỷ , tự làm chủ mình được , có dũng mới làm điều nghĩa được mới “ lập nhân , đạt nhân” được . Nhân không phải là hiền lành , thấy ai phải ai xấu cũng phải mặc , gặp việc hoạn nạn , bất bình thì cầu được yên thân , bó tay ngồi nhìn”. Nhân mà tới một mức cao , để có thể giúp đời được thì lại cần phải có trí , có sáng suốt thì mới biết làm lợi cho đức nhân của mình . Nếu không sáng suốt thì đã chẳng giúp được người mà còn hại mình nữa . Vậy Khổng Tử rất coi trọng trí – biết nhiều , biết sâu mà không cố chấp – cho nó là điều thiện để tu thân , rồi giúp người , để tự lập rồi lập nhân , để tự đạt rồi đạt nhân . Tóm lại , ông cho nhân là đức quan trọng nhất , nó gồm lễ , trung , thứ , tín ; mà muốn nhân thì phải dũng và trí . Ông thường cho nhân , trí , dũng đi liền nhau . 3.3. Những mẫu người nhân. Khổng Tử cho rằng những người như Nghiêu , Thuấn , Văn Vương , Chu Công , tài đức rất cao , cầu cứu giúp được quần chúng , là những bậc thánh , trên bậc nhân . Thánh là cùng cực của nhân và trí. Hạng dưới như Bá Di , Thúc Tề , Vi Tử , Cơ Tử , Tỉ Can , Quản Trọng đáng gọi là nhân . Còn học trò của ông ông khen Nhan Hồi nhất , rồi tới Tăng Sâm. Đó là là những tiêu biếu của người nhân. 3.4. Những mẫu không phải là nhân. Những mẫu người không phải là nhân trước hết là những bọn giả nhân , tức bọn nói năng ngọt sớt , vẻ mặt hớn hở ra vẻ thân thiết lắm mà lòng không thực thà . Khổng tử ghét những hạng đó nhất , mà rất ưa những người thực thà , mộc mạc . Rồi tới hạng ẩn sĩ vì ông cho rằng giữ cho bản thân được thanh khiết , không làm hại ai , không giúp được ai , chỉ mới là “ kỷ dục lập , dục đạt” chứ chưa “ lập nhân , đạt nhân”. Có tài chưa chắc đã là nhân .Vì những người có tài cầm quân như Tử Lộ , có tài kinh tế như Nhiễm Hữu , có tài ngoại giao như Tử Hoa , cũng chưa chắc đã là nhân ; phải biết dùng cái tài mà giúp nước giúp dân như Quản Trọng thì có thể khen là nhân được. 3.5 . Đức nhân ai cũng có thể luyện được . Nhân là một đức rất cao nhưng đồng thời lại có tính cách thực tiễn , người tầm thường cũng có thể luyện được . Hễ gắng sức luyện nhân thì không ai là không đủ sức. Ngay trong làng xóm , cũng có những người có nhân rồi , muốn tập dức nhân thì nên lựa xóm nào có phong tục nhân hậu mà ở. Nên chọn bạn để giao du “ nhờ bạn giúp cho mình về đức nhân”. Và trước hết phải hiếu đễ , vì hiếu đễ là cái gốc của nhân : đừng làm cho cha mẹ , anh em buồn lòng , biết đón sẵn những ý muốn của người thân , thì lâu thành thói quen , đối với người ngoài , mình cũng dễ có thái độ .Ông cũng thường gắn liền chữ hiếu với chữ trung . Khi người quân tử đã hết lòng với cha mẹ , với anh em , hết lòng với nhân dân , đã thi hành được đức nhân thì dân chúng sẽ hăng hái làm việc nhân . 3.6 . Nhân theo Mạnh Tử. Mạnh Tử phát huy tư tưởng của Khổng Tử , theo Mạnh Tử nhân ngoài những đức tính đó , Mạnh Tử còn rất trọng nghĩa , ông gồm nhân nghĩa làm một khác với Khổng Tử không bao giờ cho nhân với nghĩa đi với nhau . Mạnh Tử đứng về phương diện tâm tính mà xét nhân , nhân gốc ở tính thiện mà tính là do trời phú cho mọi người , vậy thì nhân cũng là một đức do trời phú , điều đó Khổng Tử chưa bàn tới . Ông cũng nghĩ rằng luyện nhân thì do gần mà tới xa , nghĩa là khuếch sung lòng ái của mình từ những người thân của mình , lan dần ra những người mình không thân. Trong mắt ông kẻ bất nhân là kẻ bỏ đi , không còn mong nói gì ở họ nữa , vì họ yên lòng ở chỗ nguy , làm lợi cho tai họa , vui với những cái làm cho họ mất , khác với Khổng Tử ông rất ghét bọn bất nhân , nhiệt liệt đả kích họ. Ông cho rằng nghĩa là điều người ta phải làm không kể lợi hại cho mình . Cho nên ông khuyên người ta “ xả sinh thủ nghĩa”. Ông đưa nghĩa lên ngang hàng với nhân , nghĩa là hễ nói đến nhân thì cũng nói đến nghĩa. “Nhân là lòng người , nghĩa là con đường chính của con người . Bỏ đường của mình chẳng theo , thả mất cái lòng mà không biết tìm nó , buồn thay !”. Ông còn có một quan niệm mới về người lí tưởng mà ông gọi là hạng đại trượng phu , hạng có công tu dưỡng thâm thúy , có tư cách vĩ đại . Ông rất đề cao con người , vì con người là tinh hoa của vũ trụ nhất là bậc đại trượng phu. Ông rất chú trọng đến bản ngã , đến cá nhân. Tóm lại , Mạnh Tử trọng nhân trọng nghĩa ngang nhau mà giảng về tâm , về khí , trọng nghĩa mà tách hẳn nghĩa với lợi , ông cũng trọng cá nhân nhưng lo bồi dưỡng tư cách để giúp đời , cái hóa người khác. III. GIÁ TRỊ PHẠM TRÙ “NHÂN” ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CON NGƯỜI HIỆN NAY 1.Tác động tích cực. Nhân là một là một phạm trù quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân dù ở thời nào cũng đều quan trọng đối với mỗi người , mỗi thời đại , mỗi xã hội mà con người tồn tại.Con người dù ở thờ nào cũng đều cần có đạo đức , cần dũng , cần trí. Khổng Tử chủ trương trị vì đất nước bằng phương pháp giáo hóa đạo đức, không chủ trương dùng cường quyền bạo lực để trị vì đất nước.Ông cho rằng vua đã là người nhân làm gương cho nhân dân , thì đòng thời vua cũng là thày của nhân dân . Quân với sư là một , vì vậy mà sư được tôn trọng ngang với quân , hơn cả cha mẹ nữa. Tất nhiên là sự giáo dục của Khổng Tử có mục đích làm tăng tiến tri thức , nhưng điều quan trong nhất là bồi dưỡng nhân cách ; chí dục chỉ là phụ , đức phụ mới là chính ; ngay như tập bắn , tập đánh xe cũng nhắm việc đào tạo nhân cách. Dạy người trong nhà thì hiếu , ra ngoài thì đễ. Trọng trí nên khuyến khích mọi người đọc sách, tự ý muốn học , thích học. Ông coi giáo dục như một biện pháp thực hành hữu hiệu trong việc thực hành tư tưởng chính trị - xà hội của mình .Ông đặt giáo dục và giáo hóa dân là một trong những công việc chính trị hàng đầu .Ông còn đề ra phương pháp học tập như :học kết hợp với tư duy , học kết hợp với luyện tập , học phải đi đôi với hành.Đó là những biện pháp quan trọng trong tuyên truyền và thực hành tư tưởng chính trị - xã hội của ông. Ông còn nói: “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ; đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách”. Tư tưởng giáo dục của Không Tử có rất nhiều điều rất sâu sắc có giá trị kế thừa vô cùng to lớn cho tới ngày nay. Ví dụ ông chủ trương “nhân tài thi giáo”, chủ trương “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, chủ trương “phát phấn vong thực, lạc dĩ vong ưu”, đề xướng “trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”, cho rằng “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”, ông yêu cầu mọi người “vô ý (không suy luận chủ quan), vô tất (không võ đoán), vô cố (không cố chấp), vô ngã (không tự cho là đúng)” Có thể nói, quan niệm về nội dung giáo dục đức nhân trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức của Khổng Tử cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn cao cả của nó. Đặc biệt trong xã hội ta hiện nay, khi sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, việc chạy theo lợi nhuận và tính thực dụng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống, nhân cách con người thì việc giáo dục đức nhân, giáo dục con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của nhân, dù bất kì hoàn cảnh nào , thời đại nào , xã hội nào , con người cũng cần có nhân , cần học những lời về nhân như Khổng Tử đã dạy để có một cuộc sống tốt , một xã hội đạo đức Đây đều là những điều có ý nghĩa giáo dục đối với mọi người hiện nay. Ngày nay, nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu và đánh giá cao những giá trị trường tồn trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Những giá trị đó được vận dụng không chỉ trong lĩnh vực dạy học mà đặc biệt được đề cao trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ. 2. Tác động tiêu cực. Khổng Tử chủ trương dùng đường lối “nhân trị”, “đức trị” để thi hành “đạo” của mình nhằm ổn định xã hội, lập lại trật tự lễ pháp, xây dựng quốc gia thái bình, thịnh trị. Nội dung giáo dục của ông nhằm phục vụ cho mục đích chính trị. Việc xây dựng mẫu người hoàn thiện không phải vì chủ thể con người mà vì mục đích chính trị, cho nên nội dung giáo dục của Khổng Tử, nhất là nội dung giáo dục về lễ, trở nên cứng nhắc và bảo thủ. Nội dung giáo dục về nhân mang tính áp đặt từ bên ngoài vào ý thức của cá nhân mà chưa chú trọng tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc hiểu lễ và thực hành nhân. Tuy đã đưa ra một hệ thống các chuẩn mực đạo đức cần có để hình thành nên nhân cách hoàn thiện, chú ý đến giáo dục tinh thần cốt cách, đạo lý nhưng nội dung giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nặng về đạo đức ứng xử. Các vấn về tự nhiên, về khoa học kỹ thuật, về lao động sản xuất, về kinh tế... hầu như chưa được đưa vào giảng dạy; Ông còn đánh giá thấp các giá trị vật chất, thiên về các giá trị tinh thần, thiếu quan tâm đến việc ứng dụng tri thức vào các lĩnh vực lao động sản xuất… Hệ quả tất yếu của nội dung giáo dục ấy sẽ tạo nên những con người có tri thức thiên lệch, thiếu tính năng động và nhạy bén trong cuộc sống. Do vậy, nền giáo dục ấy thì khó có thể đào tạo được mẫu hình con người phát triển toàn diện. Mặc dù so với đương thời thì nội dung giáo dục của Khổng Tử khá toàn diện, bao gồm cả nội dung giáo dục đạo đức, văn hóa, chính trị... nhưng so với nội dung giáo dục của phương Tây thời kỳ ấy thì Khổng Tử chú trọng giáo dục về nhân cách, đạo đức nhiều hơn, ít chú trọng giáo dục tri thức. Đương nhiên tư tưởng của Khổng Tử cũng có nhiều điều lạc hậu và bảo thủ, đây là một giới hạn lịch sử. Chúng ta không thể phủ định những tinh túy có giá trị văn hóa vì những điều lạc hậu và bảo thủ này của ông. Vì vậy , chúng ta cần phát huy những điều tốt đẹp mà ông đã để lại . Học tập những điều tốt đẹp để hoàn thiện bản thân . Dựa vào nhân mà biết cách đối nhân xử thế, học tập và làm việc . IV. KẾT LUẬN. Ở nước ta hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì việc kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong giáo dục của nhân loại đã được thời gian khẳng định là điều cần phải làm. Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp nhưng nếu biết kế thừa một cách chọn lọc thì sẽ tiếp thu được những giá trị tích cực cho việc giáo dục đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Triết học Trung Quốc , NXB Thành phố Hồ Chí Minh , 1992. 2.Trình Dụ Trinh ( dịch giả Trần Như Bổng ), Khái lược về văn hóa Trung Quốc , NXB Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ Bắc Kinh ,1998. 3. Nguyễn Thị Hoa Phượng , Giá trị và hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử , Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) – 2014. 4.TS. Trần Thị Huyền , Hướng dẫn học lịch sử triết học Phương Đông , Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa , 2007
Trả lời
I. Khổng Tử. II. Nhân trong Luận ngữ. 1. Về tác phẩm “Luận ngữ” 2. Sự xuất hiện của quan niệm “ Nhân ”. 3. Chữ “ nhân ” trong Luận ngữ . 3.1. Bàn về “ nhân ” là gì ? 3.2. Nhân với dũng và trí. 3.3. Những mẫu người nhân. 3.4. Những mẫu không phải là nhân. 3.5 . Đức nhân ai cũng có thể luyện được . 3.6 . Nhân theo Mạnh Tử. III. Phạm trù “ nhân” và giá trị đối với giáo dục con người hiện nay. 1. Tác động tích cực. 2. Tác động tiêu cực. IV. Kết luận. V. Tài liệu tham khảo. I. KHỔNG TỬ Nhắc đến văn hóa truyền thống Trung Hoa, chúng ta không thể không nhắc tới Khổng Tử - Một vĩ nhân có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, cho đến ngày nay những triết học đạo Khổng vẫn song song tồn tại với sự phát triển hiện đại của đất nước này. Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Đặc biệt vào thời Xuân Thu là thời kì nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các trào lưu triết học, trong đó có Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đầu cho thời kì cổ đại của Trung quốc. Khổng Tử ( 551- 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, trong một gia đình quý tộc nhỏ bị sa sút. Quê hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hóa cũ của nhà Chu. Thời đại mà Khổng Tử sống là thời đại “ Vương đạo suy tàn”, “Bá đạo” đang nổi lên lấn át vương đạo của nhà Chu; trật tự lễ pháp của nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng “ Vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phai đạo con”. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế, kỉ cương của nhà Chu, với một nội dung mới cho phù hợp. Sau đó Khổng Tử có hành nghề dạy học nhưng vốn nuôi chí tìm minh chúa, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Ông đi chu du các nơi trong nước, tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lí tưởng của mình. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không, Tư Khấu. Song nhận thấy nhà vua cùng chư khanh tướng nước Lỗ chẳng thật lòng trọng dụng, bèn từ quan, dẫn một số môn đệ cùng chí hướng, đi chu du liệt quốc trong khoảng thời gian từ 54 tuổi, đến 68 tuổi, cố tìm cho được vị minh chúa nào, khả dĩ tiến nạp chính kiến của mình. Nhưng tiếc thay, đã phí mất mười bốn năm trời mà chẳng được như ý muốn. Trong khi thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì Ngài mất, thọ bảy mươi ba tuổi. Tóm lại suốt cuộc đời Khổng Tử đã được diễn tả trong sách Luận Ngữ với đoạn văn: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi trì thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ. Khổng Tử đã bảo:Ta lên mười lăm tuổi là có chí về học. Chữ “Học” đây là học vấn và học thuyết. Nghĩa là năm mười. lăm buổi, Khổng Tử đã lập chí trau dồi học vấn, nghiên mài học thuyết. Đến năm ba mươi tuổi thì lập. Chữ “Lập” đây là lập thân, độc lập. Nhờ vào công phu nghiên cứu học vấn đã thành tựu nhất định, cho nên Ngài có một lập trường rõ rệt, là phải làm cái gì đó.Sang bốn mươi tuổi (vẫn) không mê hoặc. Đã đến bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa đắc chí. Đã năm mươi tuổi là hiểu được mạng trời. Hai câu sáu mươi tuổi “nhĩ thuận” và bảy mươi “tòng tâm sở dục, bất du cư” đều là tả về cảnh giới đức độ của con người đạo hạnh. II. “NHÂN” TRONG LUẬN NGỮ 1. Về tác phẩm “Luận ngữ” Luận ngữ là một trong bốn tác phẩm nằm trong tứ thư của Khổng Tử, cùng với các tác phẩm Đại học, Mạnh Tử và Trung dung được trình bày dưới dạng “Ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của Khổng Tử ghi chép những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: Triết học, Chính trị, Đạo đức, Giáo dục …Sách được định hình vào đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN) , là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. 2. Sự xuất hiện của chữ “Nhân”. Kinh Thi , trong phần Nhã và Tụng , ngay những bài hát ca tụng đức của các tiên viên nhà Chu , cũng tuyệt nhiên không thấy dùng chữ nhân. Sách Thượng thư, trong các thiên “kim văn” không nói đến đức nhân ; trong các thiên cổ văn chữ nhân cũng chỉ xuất hiện có bốn , năm lần. Còn những tài liệu chép về chính trị mà viết trước đời Khổng Tử , ta chỉ thấy dùng chữ khoan , chẳng hặn đời thiên thấn điền khen tổ nhà Ân lấy lòng khoan mà dạy dân , vỗ về dân . Đọc tới Luận ngữ , ta mới thường gặp chữ nhân , mới thấy đức nhân được đưa lên hàng quý nhất , được coi là “cái đạo lớn của nhân sinh”. Vậy ta có thể tin rằng nếu Khổng Tử không phát minh ra quan niệm nhân , thì chí ít ông đã có công bổ tức , hoành thành nó ,làm cho nó thành cơ sở của giáo dục , chính trị và một phần lớn nhờ ông mà triết học Trung Hoa có một sắc thái riêng . 3. Chữ “ Nhân ” trong Luận ngữ . 3.1. Bàn về “ nhân ” là gì ? Cùng với quan điểm về vũ trụ và con người, học thuyết về luân lí, đạo đức, chính trị xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơ trong triết học của Khổng Tử trên tư tưởng "Thiên nhân tương đồng". Những nguyên lí đạo đức căn bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là : nhân, lễ, trí, dũng... cùng với một hệ thống quan điểm về chính trị - xã hội như "nhân trị", "chính danh", "thượng hiền", "quân tử", "tiểu nhân" của ông. Trong những phạm trù đạo đức ấy của Khổng Tử, chữ "nhân" được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lí đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác như một hệ thống triết lí chặt chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lí nhân sinh của ông. Khổng Tử lấy chữ "nhân" làm nguyên lí đạo đức cơ bản trong triết học của mình, có thể lí giải bằng hai căn nguyên : thứ nhất, về mặt lí luận, theo Khổng Tử, do sự chi phối của "Thiên lí", của "Đạo" các sự vật hiện tượng trong vũ trụ luôn biến hoá không ngừng. Sự sinh thành biến hoá ấy của vạn vật bao giờ cũng nhờ sự "trung hoà" giữa âm - dương, trời - đất... "Trung" là cái gốc lớn của thiên hạ, mọi vật đều do nơi đó mà nảy sinh, tiến hoá. "Hoà" là đạo thông đạt của thiên hạ, mọi vật đề nhờ đó mà thông hành. Con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm - dương, trời - đất mà sinh thành, tuân theo "Thiên lí", hợp với đạo "trung hoà". Đạo sống của con người là phải "trung dung", "trung thứ", nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người - đó chính là chữ "nhân" ; Thứ hai, là do yêu cầu của thực tiễn lịch sử xã hội. Xã hội thời Xuân Thu là thời kì đang trải qua những biến động lịch sử sâu sắc nên yêu cầu lịch sử đặt ra là ổn định và cải biến xã hội. Vậy , nhân là gì ? Khổng Tử nói: “Nhân giả ái nhân”, có nghĩa là con người yêu thương lẫn nhau. Yêu người bằng cách nào? là “suy kỉ cập nhân”, vừa là “kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”, nhường điều có lợi mà mình muốn có cho người khác; vừa là “kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”, thứ mà bản thân mình không muốn có và việc mình không muốn làm thì không nên miễn cưỡng gán cho người khác. Người có “nhân” thì phải “cư sử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung”, cần phải “ngôn trung tín, hành đốc kính”. Nếu như làm được những điều này thì “chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân”. Làm được như vậy thì mỗi một người sẽ có được nhân cách lý tưởng. Khổng Tử đã thể hiện được sự đối xử bình đẳng, tôn trọng người khác và sự theo đuổi nhân cách đạo đức hoàn thiện, đây là sự thể hiện rõ ràng về “tư tưởng chủ nghĩa nhân bản”. Đọc Luận ngữ ta thấy môn đệ của Khổng Tử thường thắc mắc nhất hai vấn đề : luyện đức nhân và làm chính trị nên thường đem ra hỏi ông .Ông tùy hoàn cảnh , tùy tính tình , tài đức của mỗi người mà giảng giải . Ví dụ như , “ Tử Cống hỏi : Tỉ như có người thi ân bố đức cho khắp dân gian mà có thể giúp được cho dân chúng , thì người ấy ra thế nào ? Gọi là người nhân được không ?”. Vá Khổng Tử đáp : “ Sao lại chỉ gọi người nhân thôi ? Phải gọi là bậc thánh nhân mới xứng ; đến như Nghiêu , Thuấn còn lo làm không nổi nữa là ! Người nhân mình muốn tự lập mà cũng giúp cho người khác được tự lập , mình muốn thông đạt mà cũng giúp cho người khác được thông đạt . Lấy cách đối đãi với mình mà đối đãi với người , làm nhân chỉ có thế thôi .” Như vậy có thể thấy rằng , Khổng Tử phân biệt bậc thánh và bậc nhân : nhân thấp hơn thánh , thánh là người giúp ích được cho cả nhân quần , nhân là người mong được như vậy mà mới biết cách đối đãi với mình mà đối đãi với người mà thôi.Thứ mà bản thân mình không muốn có và việc mình không muốn làm thì không nên miễn cưỡng gán cho người khác. Nhân là đạo đối với mình và đối với người. Có thể nói rằng qua câu nói đó , Khổng Tử đã định cái bản chỉ , cái cảnh giới của nhân : đối với mình , nhân là mong mình tự lập , tự đạt tóm lại phải tự cường ; đói với người , nhân là do mình mà suy nghĩ ra người, giúp đỡ người , tóm lại là yêu thương người , hay còn gọi là ái nhân . Tuy nhiên theo Khổng Tử thì ái nhân là “ nhập tắc hiếu , xuất tắc dễ , cẩn nhi tín , phiếm ái chúng thi thân nhân” tức trong nhà thì hiếu , ra ngoài thì đễ , cẩn thận cung kính mà thân thiết với người nhân. Như vậy ông có phân biệt , thân với những người nhân hơn với những kẻ khác. Khi Tử Cống hỏi ông : “ Người quân tử có ghét ai chăng?” . Ông đáp rằng : “ Có ghét . Ghét kẻ bêu chuyện xấu của người ; ghét kẻ dưới mà nói gièm người trên ; ghét kẻ có sức mạnh mà không biết lễ phép ; ghét kẻ quả quyết làm liều để đến chỗ bế tắc.” Vậy là có phân biệt kẻ thiện và kẻ ác . Nhưng ghét là ghét cái ác của kẻ đó , chứ không phải ghét con người , cho nên ghét mà vẫn muốn sửa tính của người đó , và khi người đó muốn sửa thì ông vui lòng dạy cho , không phân biệt gì cả . Đồng thời ông lại phân biệt thân và sơ , cho rằng người con trước hết phải hiếu , bề tôi trước hết phải trung , mà vua, tôi ,cha con , vợ chồng , anh em , bầu bạn là năm bậc quan hệ của đời sống ; nhưng ông cũng coi là người trong thiên hạ như anh em trong một nhà . Bản thể của nhân là tự cường và ái nhân , tự cường để ái nhân . Nó gồm tất cả đạo làm người vì đạo làm người tuy có cả ngàn điều mà chỉ có hai phương diện : đối với mình và đối với người . Dù kẻ nào thù oán , làm hại mình thì cũng lây sự ngay thẳng mà đáp lại , còn kẻ nào lấy đức mà đối với mình thì lấy đức mà đối lại . Chủ trương đó với hạng đại đức thì quả thực không cao lắm , tuy nhiên nó lại hợp với nhân tình. Nó quan trọng như vậy nên không lúc nào quên nó được . “ Người quân tử bỏ nhân thì làm sao được gọi là người quân tử ? Người quân tử không bao giờ lìa bỏ đức nhân , đẫu trong một khoảng rất ngắn là ăn xong một bữa ăn , ăn trong cơn vội vàng cũng phải giữ nhân .” Nhưng không có ai trọn ngày dùng hết sức mình mà làm nhân , mặc dầu ai cũng đủ sức mà làm nhân . Đạt đước đức nhân thì không còn lo gì cả , lòng sẽ đước khoan khoái thênh thang ; có thể ở được lâu trong cảnh nghèo túng trong cảnh vui vẻ , kẻ bất nhân thì không vậy. Vì nhân là dức cần thiết nhất , quan trọng nhất của con người nên con người ta có thể vì nhân mà sát thân , chứ không vì sinh mạng của mình mà làm hại điều nhân . Làm nhân là “ Làm nhân là đắc kỷ , phục lễ” nghĩa là phải thẳng thắn tư dục vọng niệm của mình , theo về lễ nghĩa . Ngày nào mình cũng khắc kỷ phục lễ thì ngày đó mọi người trong thiên hạ cảm hóa mà theo về đức nhân , vậy làm nhân là do nới mình , chứ đâu phải do ở người . Vậy nhân khắc kỷ theo lễ . Nhân là cung kính ( tức cũng như lễ ) và trung . Khi ở nhà thì giữ gìn cho khiêm cung , khi làm việc thì kính cần , khi giao thiệp với người thì trung thành . Dù đi tới các rợ Di , Địch , cũng không thể bỏ ba cái đó . Khi ra khỏi cửa thì kính cẩn như gặp khách quý , khi sai dân thì kính cẩn như thừa hành một cuộc tế lớn ; điều mình không muốn thì đừng làm cho người . Trong nước chảng ai oán mình , trong nhà chẳng ai oán mình . Nhân vừa là kính , vừa là đức . Khổng Tử đã từng đáp câu hỏi của Tử Trương về nhân , ông đáp rằng : “ Làm được năm điều trong thiên hạ thì là nhân” . “Năm điều ấy là cung kính , khoan hồng , tín , cần mẫn và thi ân bố đức . Nếu mình cung kính nghiêm trang thì chẳng ai dám khinh mình , nếu mình khoan hồng thì phục được lòng người , nếu mình có đức tín thì người ta tin mình , nếu mình cần mẫn thì làm được việc , nếu mình thi ân bố đức thì đủ sai khiến được người .” Như vậy có thể nói nhân tuy có nhiều phương diện , phạm vi rất rộng , nhưng không ngoài điều này là “ kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” , “ kỷ dục lập nhi lập nhân , kỷ dục đạt nhi đạt nhân”. 3.2. Nhân với dũng và trí. Khổng Tử đã từng nói : “ Kẻ nhân tất hữu dũng” . Có dũng mới khắc kỷ , tự làm chủ mình được , có dũng mới làm điều nghĩa được mới “ lập nhân , đạt nhân” được . Nhân không phải là hiền lành , thấy ai phải ai xấu cũng phải mặc , gặp việc hoạn nạn , bất bình thì cầu được yên thân , bó tay ngồi nhìn”. Nhân mà tới một mức cao , để có thể giúp đời được thì lại cần phải có trí , có sáng suốt thì mới biết làm lợi cho đức nhân của mình . Nếu không sáng suốt thì đã chẳng giúp được người mà còn hại mình nữa . Vậy Khổng Tử rất coi trọng trí – biết nhiều , biết sâu mà không cố chấp – cho nó là điều thiện để tu thân , rồi giúp người , để tự lập rồi lập nhân , để tự đạt rồi đạt nhân . Tóm lại , ông cho nhân là đức quan trọng nhất , nó gồm lễ , trung , thứ , tín ; mà muốn nhân thì phải dũng và trí . Ông thường cho nhân , trí , dũng đi liền nhau . 3.3. Những mẫu người nhân. Khổng Tử cho rằng những người như Nghiêu , Thuấn , Văn Vương , Chu Công , tài đức rất cao , cầu cứu giúp được quần chúng , là những bậc thánh , trên bậc nhân . Thánh là cùng cực của nhân và trí. Hạng dưới như Bá Di , Thúc Tề , Vi Tử , Cơ Tử , Tỉ Can , Quản Trọng đáng gọi là nhân . Còn học trò của ông ông khen Nhan Hồi nhất , rồi tới Tăng Sâm. Đó là là những tiêu biếu của người nhân. 3.4. Những mẫu không phải là nhân. Những mẫu người không phải là nhân trước hết là những bọn giả nhân , tức bọn nói năng ngọt sớt , vẻ mặt hớn hở ra vẻ thân thiết lắm mà lòng không thực thà . Khổng tử ghét những hạng đó nhất , mà rất ưa những người thực thà , mộc mạc . Rồi tới hạng ẩn sĩ vì ông cho rằng giữ cho bản thân được thanh khiết , không làm hại ai , không giúp được ai , chỉ mới là “ kỷ dục lập , dục đạt” chứ chưa “ lập nhân , đạt nhân”. Có tài chưa chắc đã là nhân .Vì những người có tài cầm quân như Tử Lộ , có tài kinh tế như Nhiễm Hữu , có tài ngoại giao như Tử Hoa , cũng chưa chắc đã là nhân ; phải biết dùng cái tài mà giúp nước giúp dân như Quản Trọng thì có thể khen là nhân được. 3.5 . Đức nhân ai cũng có thể luyện được . Nhân là một đức rất cao nhưng đồng thời lại có tính cách thực tiễn , người tầm thường cũng có thể luyện được . Hễ gắng sức luyện nhân thì không ai là không đủ sức. Ngay trong làng xóm , cũng có những người có nhân rồi , muốn tập dức nhân thì nên lựa xóm nào có phong tục nhân hậu mà ở. Nên chọn bạn để giao du “ nhờ bạn giúp cho mình về đức nhân”. Và trước hết phải hiếu đễ , vì hiếu đễ là cái gốc của nhân : đừng làm cho cha mẹ , anh em buồn lòng , biết đón sẵn những ý muốn của người thân , thì lâu thành thói quen , đối với người ngoài , mình cũng dễ có thái độ .Ông cũng thường gắn liền chữ hiếu với chữ trung . Khi người quân tử đã hết lòng với cha mẹ , với anh em , hết lòng với nhân dân , đã thi hành được đức nhân thì dân chúng sẽ hăng hái làm việc nhân . 3.6 . Nhân theo Mạnh Tử. Mạnh Tử phát huy tư tưởng của Khổng Tử , theo Mạnh Tử nhân ngoài những đức tính đó , Mạnh Tử còn rất trọng nghĩa , ông gồm nhân nghĩa làm một khác với Khổng Tử không bao giờ cho nhân với nghĩa đi với nhau . Mạnh Tử đứng về phương diện tâm tính mà xét nhân , nhân gốc ở tính thiện mà tính là do trời phú cho mọi người , vậy thì nhân cũng là một đức do trời phú , điều đó Khổng Tử chưa bàn tới . Ông cũng nghĩ rằng luyện nhân thì do gần mà tới xa , nghĩa là khuếch sung lòng ái của mình từ những người thân của mình , lan dần ra những người mình không thân. Trong mắt ông kẻ bất nhân là kẻ bỏ đi , không còn mong nói gì ở họ nữa , vì họ yên lòng ở chỗ nguy , làm lợi cho tai họa , vui với những cái làm cho họ mất , khác với Khổng Tử ông rất ghét bọn bất nhân , nhiệt liệt đả kích họ. Ông cho rằng nghĩa là điều người ta phải làm không kể lợi hại cho mình . Cho nên ông khuyên người ta “ xả sinh thủ nghĩa”. Ông đưa nghĩa lên ngang hàng với nhân , nghĩa là hễ nói đến nhân thì cũng nói đến nghĩa. “Nhân là lòng người , nghĩa là con đường chính của con người . Bỏ đường của mình chẳng theo , thả mất cái lòng mà không biết tìm nó , buồn thay !”. Ông còn có một quan niệm mới về người lí tưởng mà ông gọi là hạng đại trượng phu , hạng có công tu dưỡng thâm thúy , có tư cách vĩ đại . Ông rất đề cao con người , vì con người là tinh hoa của vũ trụ nhất là bậc đại trượng phu. Ông rất chú trọng đến bản ngã , đến cá nhân. Tóm lại , Mạnh Tử trọng nhân trọng nghĩa ngang nhau mà giảng về tâm , về khí , trọng nghĩa mà tách hẳn nghĩa với lợi , ông cũng trọng cá nhân nhưng lo bồi dưỡng tư cách để giúp đời , cái hóa người khác. III. GIÁ TRỊ PHẠM TRÙ “NHÂN” ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CON NGƯỜI HIỆN NAY 1.Tác động tích cực. Nhân là một là một phạm trù quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân dù ở thời nào cũng đều quan trọng đối với mỗi người , mỗi thời đại , mỗi xã hội mà con người tồn tại.Con người dù ở thờ nào cũng đều cần có đạo đức , cần dũng , cần trí. Khổng Tử chủ trương trị vì đất nước bằng phương pháp giáo hóa đạo đức, không chủ trương dùng cường quyền bạo lực để trị vì đất nước.Ông cho rằng vua đã là người nhân làm gương cho nhân dân , thì đòng thời vua cũng là thày của nhân dân . Quân với sư là một , vì vậy mà sư được tôn trọng ngang với quân , hơn cả cha mẹ nữa. Tất nhiên là sự giáo dục của Khổng Tử có mục đích làm tăng tiến tri thức , nhưng điều quan trong nhất là bồi dưỡng nhân cách ; chí dục chỉ là phụ , đức phụ mới là chính ; ngay như tập bắn , tập đánh xe cũng nhắm việc đào tạo nhân cách. Dạy người trong nhà thì hiếu , ra ngoài thì đễ. Trọng trí nên khuyến khích mọi người đọc sách, tự ý muốn học , thích học. Ông coi giáo dục như một biện pháp thực hành hữu hiệu trong việc thực hành tư tưởng chính trị - xà hội của mình .Ông đặt giáo dục và giáo hóa dân là một trong những công việc chính trị hàng đầu .Ông còn đề ra phương pháp học tập như :học kết hợp với tư duy , học kết hợp với luyện tập , học phải đi đôi với hành.Đó là những biện pháp quan trọng trong tuyên truyền và thực hành tư tưởng chính trị - xã hội của ông. Ông còn nói: “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ; đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách”. Tư tưởng giáo dục của Không Tử có rất nhiều điều rất sâu sắc có giá trị kế thừa vô cùng to lớn cho tới ngày nay. Ví dụ ông chủ trương “nhân tài thi giáo”, chủ trương “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, chủ trương “phát phấn vong thực, lạc dĩ vong ưu”, đề xướng “trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”, cho rằng “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”, ông yêu cầu mọi người “vô ý (không suy luận chủ quan), vô tất (không võ đoán), vô cố (không cố chấp), vô ngã (không tự cho là đúng)” Có thể nói, quan niệm về nội dung giáo dục đức nhân trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức của Khổng Tử cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn cao cả của nó. Đặc biệt trong xã hội ta hiện nay, khi sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, việc chạy theo lợi nhuận và tính thực dụng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống, nhân cách con người thì việc giáo dục đức nhân, giáo dục con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của nhân, dù bất kì hoàn cảnh nào , thời đại nào , xã hội nào , con người cũng cần có nhân , cần học những lời về nhân như Khổng Tử đã dạy để có một cuộc sống tốt , một xã hội đạo đức Đây đều là những điều có ý nghĩa giáo dục đối với mọi người hiện nay. Ngày nay, nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu và đánh giá cao những giá trị trường tồn trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Những giá trị đó được vận dụng không chỉ trong lĩnh vực dạy học mà đặc biệt được đề cao trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ. 2. Tác động tiêu cực. Khổng Tử chủ trương dùng đường lối “nhân trị”, “đức trị” để thi hành “đạo” của mình nhằm ổn định xã hội, lập lại trật tự lễ pháp, xây dựng quốc gia thái bình, thịnh trị. Nội dung giáo dục của ông nhằm phục vụ cho mục đích chính trị. Việc xây dựng mẫu người hoàn thiện không phải vì chủ thể con người mà vì mục đích chính trị, cho nên nội dung giáo dục của Khổng Tử, nhất là nội dung giáo dục về lễ, trở nên cứng nhắc và bảo thủ. Nội dung giáo dục về nhân mang tính áp đặt từ bên ngoài vào ý thức của cá nhân mà chưa chú trọng tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc hiểu lễ và thực hành nhân. Tuy đã đưa ra một hệ thống các chuẩn mực đạo đức cần có để hình thành nên nhân cách hoàn thiện, chú ý đến giáo dục tinh thần cốt cách, đạo lý nhưng nội dung giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nặng về đạo đức ứng xử. Các vấn về tự nhiên, về khoa học kỹ thuật, về lao động sản xuất, về kinh tế... hầu như chưa được đưa vào giảng dạy; Ông còn đánh giá thấp các giá trị vật chất, thiên về các giá trị tinh thần, thiếu quan tâm đến việc ứng dụng tri thức vào các lĩnh vực lao động sản xuất… Hệ quả tất yếu của nội dung giáo dục ấy sẽ tạo nên những con người có tri thức thiên lệch, thiếu tính năng động và nhạy bén trong cuộc sống. Do vậy, nền giáo dục ấy thì khó có thể đào tạo được mẫu hình con người phát triển toàn diện. Mặc dù so với đương thời thì nội dung giáo dục của Khổng Tử khá toàn diện, bao gồm cả nội dung giáo dục đạo đức, văn hóa, chính trị... nhưng so với nội dung giáo dục của phương Tây thời kỳ ấy thì Khổng Tử chú trọng giáo dục về nhân cách, đạo đức nhiều hơn, ít chú trọng giáo dục tri thức. Đương nhiên tư tưởng của Khổng Tử cũng có nhiều điều lạc hậu và bảo thủ, đây là một giới hạn lịch sử. Chúng ta không thể phủ định những tinh túy có giá trị văn hóa vì những điều lạc hậu và bảo thủ này của ông. Vì vậy , chúng ta cần phát huy những điều tốt đẹp mà ông đã để lại . Học tập những điều tốt đẹp để hoàn thiện bản thân . Dựa vào nhân mà biết cách đối nhân xử thế, học tập và làm việc . IV. KẾT LUẬN. Ở nước ta hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì việc kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong giáo dục của nhân loại đã được thời gian khẳng định là điều cần phải làm. Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp nhưng nếu biết kế thừa một cách chọn lọc thì sẽ tiếp thu được những giá trị tích cực cho việc giáo dục đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Triết học Trung Quốc , NXB Thành phố Hồ Chí Minh , 1992. 2.Trình Dụ Trinh ( dịch giả Trần Như Bổng ), Khái lược về văn hóa Trung Quốc , NXB Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ Bắc Kinh ,1998. 3. Nguyễn Thị Hoa Phượng , Giá trị và hạn chế trong nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng Tử , Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) – 2014. 4.TS. Trần Thị Huyền , Hướng dẫn học lịch sử triết học Phương Đông , Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa , 2007