Nhận xét của bạn về ngành giáo dục Việt Nam hiện nay?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

Giáo dục là một trong những nền tảng quan trọng nhất của một đất nước. Một yếu tố quan trọng trong việc giảm đói giảm nghèo, xây dựng nhân trí, v.v.

Theo bạn, hệ thống giao dục công lập của Việt Nam hiện nay như thế nào? Bạn có những bức xúc gì? Hay hài lòng về phần nào?

Từ khóa: 

việt nam

,

giáo dục

,

nhận xét

,

nghị luận xã hội

,

xã hội

,

giáo dục

Bức xúc vì học sinh c1,c2 bị học theo khuôn khổ. Nền giáo dục VN chỉ dạy theo khuôn khổ sgk nhưng không hề dạy về "tầm nhìn" cho các em. Lý do vì sao đến c3, lên tới Đh vẫn đầy rẫy các em cảm thấy mông lung, không biết mình thích gì, giỏi gì, sau này ra muốn làm gì,....và rồi lên tới ĐH, thay vì dạy những kiên thức thực tiễn như ở các nước phương Tây thì giảng viên lại phải đi vẽ " tầm nhìn" cho các em sinh viên của mình. Nên mới có vấn nạn ra trường đi làm phải học lại từ đầu. Giảng viên trường mình từng nói " Sau này các em ra trường đi làm, nếu các em không có tầm nhìn, các em chỉ làm được việc thôi. Thì người ta chỉ đâu đánh đó, nếu các em có tầm nhìn, các e mới có thể định hướng được đích đến và phát triển bản thân của mình"
Trả lời
Bức xúc vì học sinh c1,c2 bị học theo khuôn khổ. Nền giáo dục VN chỉ dạy theo khuôn khổ sgk nhưng không hề dạy về "tầm nhìn" cho các em. Lý do vì sao đến c3, lên tới Đh vẫn đầy rẫy các em cảm thấy mông lung, không biết mình thích gì, giỏi gì, sau này ra muốn làm gì,....và rồi lên tới ĐH, thay vì dạy những kiên thức thực tiễn như ở các nước phương Tây thì giảng viên lại phải đi vẽ " tầm nhìn" cho các em sinh viên của mình. Nên mới có vấn nạn ra trường đi làm phải học lại từ đầu. Giảng viên trường mình từng nói " Sau này các em ra trường đi làm, nếu các em không có tầm nhìn, các em chỉ làm được việc thôi. Thì người ta chỉ đâu đánh đó, nếu các em có tầm nhìn, các e mới có thể định hướng được đích đến và phát triển bản thân của mình"

Nếu để nói tổng quát về ngành giáo dục thì mình nghĩ là chúng ta chưa đủ cơ sở, trình độ cũng như là chuyên môn để đánh giá tổng thể. Là một người đã được trải qua 4 cấp bậc giáo dục của Việt Nam cá nhân tớ thấy nước ta có những mặt tốt và mặt chưa tốt. Bức xúc duy nhất tớ muốn nêu lên là về môn ngữ văn của nước nhà. Có vẻ như các học sinh Việt Nam bị gì ngòi bút theo những đường lối của thầy cô vậy. Văn học từ một nơi tự do biến thành một thứ có công thức chẳng khác gì toán, lý, hóa cả. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng nếu có thể thì tớ thấy mình có thể học hỏi từ phía Trung Quốc về vấn đề này

Có thể gói gọn trong 1 từ "nát". Hôm trước mình có đọc chia sẻ của 1 đồng chí đã từng làm giáo viên chia sẻ trên voz, hơi thô nhưng thật:

Giáo viên là cái nghề đ*o gì đó cho culi chứ đ*o phải cho người. Tôi từng đi dạy và sổ sách mờ mắt từ sáng đến tối. Mỗi lần mấy thằng ở hội Vô Giáo Dục đi nước ngoài chơi, thấy người ta dạy hay quá học lóm về thử nghiệm, là chúng tôi bị hành như trâu chó. Đ*o hiểu mẹ gì cũng phải làm theo như robot, mua giấy màu xốp dán về trang trí đầy phòng học. Vào phòng học cứ như vào sân khấu cải lương. Mấy thằng trên phòng Vô Giáo Dục về kiểm tra, cười nói chụp ảnh hỉ hả. Nửa năm sau phụ huynh la ó phản đối, lại bắt thợ dạy chúng tôi lột hết mớ màu mè cải lương xuống. Học sinh đ*o biết chữ đ*o thuộc bảng cửu chương cũng bắt lên lớp. Mấy thằng ngu đần này sau này lại chạy chọt vào làm sếp trong hội Vô Giáo Dục thì tao cười ẻ. Với tư cách từng là người thầy, tôi thật sự tâm tư cho tương lai đất nước này.

Hài nhất là vụ thấy nước người ta học nhóm hay quá. Về bắt thợ dạy xoay bàn ghế lại học theo nhóm. Nhưng khổ nỗi nước người ta thợ dạy đưa ra chủ đề, xong đi từng bàn hỗ trợ học sinh tự học, nên học sinh đ*o cần ghi chép đ*o cần nhìn bảng, gv cũng đ*o ghi bảng. Mấy bố về VN bắt học sinh ngồi quay đít lại bảng, nhưng vẫn học theo sách giáo khoa cũ, giáo viên dạy theo giáo án cũ, vẫn ghi trên bảng để học sinh nhìn. Kết quả học sinh sau vài tháng học nhóm VN style đều vẹo cổ lé mắt vì ngồi nghiêng hết. Phụ huynh la ó chửi rủa. Dăm tháng lại xoay lại y như cũ.

Trong khi đó lương giáo viên trường công hiện tại chắc còn ko cao bằng công nhân vệ sinh quét rác zzz.

Không thực tiễn, không có tính ứng dụng cao, nhiều mặt trái chưa được xử lý tốt( điển hình việc bạo hành và vấn nạn ép học sinh/sinh viên học thêm),...
Cái này thì đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên môn đăng trên trang web của các trường Đại học, Viện nghiên cứu rồi,... Bạn chỉ cần lên google, search "nghiên cứu thực trạng" + "giảng dạy/giáo dục" +"tên môn học" + "cấp bậc học" là ra.
Bản thân mình cũng từng tham gia một nghiên cứu về vấn đề này. Nhìn chung, thực trạng hiện nay có nhiều điều đáng lưu tâm lắm. Còn cụ thể thế nào, bạn cứ đọc kỹ các báo cáo sẽ nhận ra. Chứ nói nhiều không hay 
Giáo dục nó rộng lắm ,văn hoá truyền thống ảnh hưởng khá nhiều, nhiều cái hay tốt thì bị bóp méo nên bị lệch lạc nên hạn chế sự pt của tư duy và kinh tế xã hội, hiện nay cũng đã có những tiến bộ hơn thay đổi hơn trước đây