Phân tích ý nghĩa của hình ảnh cuốn sổ gia đình trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

sáng tác

Cuốn sổ gia đình trong truyện Những đúa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một cuốn vở học trò nhân vật Chú Năm dùng để ghi chép tất cả những truyện, việc xảy ra đối với các thành viên trong gia đình có liên quan đến kẻ thù. Chú Năm viết bằng nét chữ lòng còng vì đến tận hồi đi đánh Tây chú mới được học chữ. Trong cuốn sổ đó, chú ghi lại truyện ông nội đi chăn bò bị lính tổng phòng bắn vào giữa bụng; truyện bà nội bị bọn giặc đánh ba ròi; truyện thím Năm đi rọc lá chuối bị ca nông bắn bể xuồng mà khi chết còn mặc chiếc quần mới, trong túi có 2 đồng,…Tất cả những chuyện thỏn mỏn như thế được chú Năm ghi lại hết. Có thể nói cuốn sổ của gia đình Việt như là một cuốn sách sử đặc biệt được ghi chép khong phải bằng các sử gia mà bằng nét chữ lòng còng của một người nông dân. Nhưng đó là lịch sử sống động và chân thực nhất – lịch sử của một gia đình, đồng thời là một lịch sử thu nhỏ của đất nước. Chú Năm giữ gìn cuốn sổ gia đình ấy hết sức cẩn thận, chẳng khác nào gia phả cả. Chú từng nói với chị em Việt: “Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây.” Đây là một hành động mang ý nghĩa sâu xa: thế hệ trước giao cho thế hệ sau trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình. Rồi đây, chị em Việt sẽ là người viết tiếp những trang sử gia đình. Chú Năm nói rằng: “gọi vậy chớ tao vẫn giữ” phần vì cuốn sổ rất quan trọng với chú và gia đình, phần vì lí do sâu xa: đợi các cháu đủ trưởng thành chú mới yên tâm mà giao trọng trách. Cả Chiến và Việt đều biết đến cuốn sổ gia đình này. Cô chị là Chiến từng ngồi say sưa, miệt mài đánh vần những gì chú Năm ghi trong cuốn sổ từ trưa đến xế chiều bỏ cả bữa ăn. Điều đó có nghĩa là thế hệ con cháu rất trân trọng truyền thống gia đình này. Họ chắc chắn sẽ hoàn thành sứ mệnh viết tiếp những trang sử vẻ vang ấy.
Trả lời
Cuốn sổ gia đình trong truyện Những đúa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một cuốn vở học trò nhân vật Chú Năm dùng để ghi chép tất cả những truyện, việc xảy ra đối với các thành viên trong gia đình có liên quan đến kẻ thù. Chú Năm viết bằng nét chữ lòng còng vì đến tận hồi đi đánh Tây chú mới được học chữ. Trong cuốn sổ đó, chú ghi lại truyện ông nội đi chăn bò bị lính tổng phòng bắn vào giữa bụng; truyện bà nội bị bọn giặc đánh ba ròi; truyện thím Năm đi rọc lá chuối bị ca nông bắn bể xuồng mà khi chết còn mặc chiếc quần mới, trong túi có 2 đồng,…Tất cả những chuyện thỏn mỏn như thế được chú Năm ghi lại hết. Có thể nói cuốn sổ của gia đình Việt như là một cuốn sách sử đặc biệt được ghi chép khong phải bằng các sử gia mà bằng nét chữ lòng còng của một người nông dân. Nhưng đó là lịch sử sống động và chân thực nhất – lịch sử của một gia đình, đồng thời là một lịch sử thu nhỏ của đất nước. Chú Năm giữ gìn cuốn sổ gia đình ấy hết sức cẩn thận, chẳng khác nào gia phả cả. Chú từng nói với chị em Việt: “Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây.” Đây là một hành động mang ý nghĩa sâu xa: thế hệ trước giao cho thế hệ sau trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình. Rồi đây, chị em Việt sẽ là người viết tiếp những trang sử gia đình. Chú Năm nói rằng: “gọi vậy chớ tao vẫn giữ” phần vì cuốn sổ rất quan trọng với chú và gia đình, phần vì lí do sâu xa: đợi các cháu đủ trưởng thành chú mới yên tâm mà giao trọng trách. Cả Chiến và Việt đều biết đến cuốn sổ gia đình này. Cô chị là Chiến từng ngồi say sưa, miệt mài đánh vần những gì chú Năm ghi trong cuốn sổ từ trưa đến xế chiều bỏ cả bữa ăn. Điều đó có nghĩa là thế hệ con cháu rất trân trọng truyền thống gia đình này. Họ chắc chắn sẽ hoàn thành sứ mệnh viết tiếp những trang sử vẻ vang ấy.