Phát triển năng lực ngữ văn cho sinh viên ngữ văn trong nhà trường sư phạm ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Dạy học – giáo dục trong giai đoạn hiện nay là hướng đến việc hình thành và phát triển cho người học những năng lực đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội. Trong nhà trường sư phạm nói chung và sinh viên khoa Ngữ văn nói riêng, việc xác định các năng lực Ngữ văn cũng như cách thức hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn cho sinh viên là vấn đề được đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở lí thuyết về năng lực, năng lực Ngữ văn, bài viết đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên như: xây dựng hệ thống bài tập thực hành, luyện tập; tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; xây dựng các tình huống dạy học thực tiễn,… Để hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên khoa Ngữ văn cần nắm vững và hiểu rõ các nhóm năng lực cần thiết của người giáo viên Ngữ văn ở từng cấp học, bậc học. Trên cơ sở đó xác định các kĩ năng tương ứng, yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm đối tượng; lập kế hoạch rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Có thể đưa ra một số biện pháp rèn luyện cụ thể nhằm hình thành và phát triển năng lực ngữ văn + Xây dựng hệ thống bài tập thực hành, luyện tập Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đã đặt vai trò của người học vào vị trí trung tâm, hạt nhân của quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao tay nghề. Việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các học phần giúp sinh viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, chủ động và sáng tạo. Hệ thống bài tập, câu hỏi có thể được trải theo các cấp độ Bloom như: Biết (Knowledge); Hiểu (Comprehention); Áp dụng (Application); Phân tích (Ânlysis); Tổng hợp (Synthesis) và Đánh giá (Evaluation). Có nhiều loại bài tập câu hỏi thực hành: bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng, sử dụng bản đồ tư duy; bài tập rèn luyện năng lực tiếp nhận, cảm thụ văn học; bài tập rèn luyện năng lực giao tiếp; bài tập rèn luyện năng lực tiếng Việt…. Mỗi loại bài tập, câu hỏi đều mang những nét riêng biệt có thế mạnh nhất định trong việc phát triển năng lực Ngữ văn nào đó cho sinh viên. Tùy theo nội dung, yêu cầu có thể lựa chọn dạng bài tập phù hợp. Có thể xem đây là nhân tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm hoàn thiện kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ nhận thức cho người học. Nếu được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống sẽ kích thích tính tự học, ý thức trách nhiệm, tự giác cho sinh viên. + Tổ chức các giờ tập giảng, rèn nghề thường xuyên cùng với các hoạt động ngoại khóa văn học, cuộc thi giao tiếp, ứng xử sư phạm… Kết hợp vừa học lí thuyết, vừa luyện tập thực hành thông qua những giờ tập giảng, rèn nghề là cách thức nhanh nhất để đưa sinh viên dần quen với công việc của người giáo viên. Với những giờ thực hành này tất cả lý thuyết đã được học chuyển hóa thành những công việc, hoạt động, thao tác cụ thể. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, điền dã….Với sự phong phú đa dạng của hình thức này sẽ giúp sinh viên được tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, rèn luyện khả năng làm chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Có thể tiến hành một số hoạt động ngoại khóa sau: Tổ chức các chuyến thăm quan, điền dã vùng văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các danh nhân văn học….; Tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật như Hội thi đọc thơ, kể chuyện diễn cảm; Các câu lạc bộ văn học như Câu lạc bộ văn học dân gian, Câu lạc bộ văn học kháng chiến….; Các buổi tọa đàm, gặp gỡ với các nhà văn, các nhà nghiên cứu văn học… + Xây dựng những tình huống dạy học cụ thể Hoạt động dạy học và giáo dục luôn diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có năng lực kiểm soát, quản lí, dự kiến và giải quyết tốt các tình huống sư phạm nảy sinh, đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học. Xây dựng những tình huống và đưa sinh viên vào trong những tình huống dạy học cụ thể nhằm hình thành và phát triển ở sinh viên năng lực giải quyết vấn đề. Theo quan điểm của tâm lí học nhận thức, giải quyết vấn đề dựa trên những tình huống dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Sinh viên có cơ hội được làm quen, tiếp xúc và cao hơn là được trực tiếp đưa ra những phương án giải quyết những tình huống dạy học và trên cơ sở đó có thể lựa chọn cho mình cách giải quyết tối ưu nhất. Hay nói cách khác là họ có thể vận dụng thành thục những kiến thức, kĩ năng vào các tình huống dạy học cụ thể. Năng lực giải quyết vấn đề trên cơ sở đó được rèn luyện và phát triển mạnh mẽ. + Phát triển phương pháp tự học có hiệu quả Đối với sinh viên nói riêng và con người nói chung sẽ không theo kịp bước tiến của thời đại nếu không tự mình trang bị, bổ sung nguồn tri thức. Cách thức duy nhất để có được điều đó chính là con đường tự học. Học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách có thể…Tự học có thể xem là chìa khóa vàng giúp con người mở ra cánh cửa tri thức của nhân loại. Trên bước đường lập nghiệp, tự học là con đường đầy những thử thách và sự rèn luyện. Tự học, con đường sáng tạo ra tri thức bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy tính tự học, tính độc lập sáng tạo của người học càng được chú trọng. Mỗi sinh viên Ngữ văn cần ý thức rõ điều đó để có thể lựa chọn cho mình những phương pháp tự học sao cho có hiệu quả nhất. + Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với sinh viên Việc kiểm tra, đánh giá là một trong khâu quan trọng trong giáo dục. Đối với sinh viên, việc kiểm tra đánh giá phải toàn diện nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng. Muốn vậy phải có hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể. Để làm được điều này đòi hỏi phải có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, năng lực sử dụng công cụ đánh giá, năng lực phân tích các minh chứng đánh giá…..cũng như khả năng vận dụng thành thạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá. Xuất phát từ những mục tiêu học tập cụ thể gắn với bối cảnh giáo dục trong giai đoạn hiện nay để xây dựng những hình thức đánh giá phù hợp: Đánh giá dựa vào bài tập, câu hỏi, bài thi sau mỗi học phần; khi thực hiện Semina; hoạt động nhóm, tổ, hoạt động giáo dục hay quá trình rèn luyện của mỗi cá nhân sinh viên… Tóm lại, mỗi biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên nêu trên đều dựa trên những căn cứ khoa học nhất định. Đối với các nhà giáo dục, tùy thuộc vào từng đối tượng sinh viên trong từng giai đoạn học nghề cụ thể để có thể vận dụng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Trả lời
Dạy học – giáo dục trong giai đoạn hiện nay là hướng đến việc hình thành và phát triển cho người học những năng lực đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội. Trong nhà trường sư phạm nói chung và sinh viên khoa Ngữ văn nói riêng, việc xác định các năng lực Ngữ văn cũng như cách thức hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn cho sinh viên là vấn đề được đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở lí thuyết về năng lực, năng lực Ngữ văn, bài viết đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên như: xây dựng hệ thống bài tập thực hành, luyện tập; tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; xây dựng các tình huống dạy học thực tiễn,… Để hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên khoa Ngữ văn cần nắm vững và hiểu rõ các nhóm năng lực cần thiết của người giáo viên Ngữ văn ở từng cấp học, bậc học. Trên cơ sở đó xác định các kĩ năng tương ứng, yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm đối tượng; lập kế hoạch rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Có thể đưa ra một số biện pháp rèn luyện cụ thể nhằm hình thành và phát triển năng lực ngữ văn + Xây dựng hệ thống bài tập thực hành, luyện tập Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đã đặt vai trò của người học vào vị trí trung tâm, hạt nhân của quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao tay nghề. Việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các học phần giúp sinh viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, chủ động và sáng tạo. Hệ thống bài tập, câu hỏi có thể được trải theo các cấp độ Bloom như: Biết (Knowledge); Hiểu (Comprehention); Áp dụng (Application); Phân tích (Ânlysis); Tổng hợp (Synthesis) và Đánh giá (Evaluation). Có nhiều loại bài tập câu hỏi thực hành: bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng, sử dụng bản đồ tư duy; bài tập rèn luyện năng lực tiếp nhận, cảm thụ văn học; bài tập rèn luyện năng lực giao tiếp; bài tập rèn luyện năng lực tiếng Việt…. Mỗi loại bài tập, câu hỏi đều mang những nét riêng biệt có thế mạnh nhất định trong việc phát triển năng lực Ngữ văn nào đó cho sinh viên. Tùy theo nội dung, yêu cầu có thể lựa chọn dạng bài tập phù hợp. Có thể xem đây là nhân tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm hoàn thiện kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ nhận thức cho người học. Nếu được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống sẽ kích thích tính tự học, ý thức trách nhiệm, tự giác cho sinh viên. + Tổ chức các giờ tập giảng, rèn nghề thường xuyên cùng với các hoạt động ngoại khóa văn học, cuộc thi giao tiếp, ứng xử sư phạm… Kết hợp vừa học lí thuyết, vừa luyện tập thực hành thông qua những giờ tập giảng, rèn nghề là cách thức nhanh nhất để đưa sinh viên dần quen với công việc của người giáo viên. Với những giờ thực hành này tất cả lý thuyết đã được học chuyển hóa thành những công việc, hoạt động, thao tác cụ thể. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, điền dã….Với sự phong phú đa dạng của hình thức này sẽ giúp sinh viên được tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, rèn luyện khả năng làm chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Có thể tiến hành một số hoạt động ngoại khóa sau: Tổ chức các chuyến thăm quan, điền dã vùng văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các danh nhân văn học….; Tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật như Hội thi đọc thơ, kể chuyện diễn cảm; Các câu lạc bộ văn học như Câu lạc bộ văn học dân gian, Câu lạc bộ văn học kháng chiến….; Các buổi tọa đàm, gặp gỡ với các nhà văn, các nhà nghiên cứu văn học… + Xây dựng những tình huống dạy học cụ thể Hoạt động dạy học và giáo dục luôn diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có năng lực kiểm soát, quản lí, dự kiến và giải quyết tốt các tình huống sư phạm nảy sinh, đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học. Xây dựng những tình huống và đưa sinh viên vào trong những tình huống dạy học cụ thể nhằm hình thành và phát triển ở sinh viên năng lực giải quyết vấn đề. Theo quan điểm của tâm lí học nhận thức, giải quyết vấn đề dựa trên những tình huống dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Sinh viên có cơ hội được làm quen, tiếp xúc và cao hơn là được trực tiếp đưa ra những phương án giải quyết những tình huống dạy học và trên cơ sở đó có thể lựa chọn cho mình cách giải quyết tối ưu nhất. Hay nói cách khác là họ có thể vận dụng thành thục những kiến thức, kĩ năng vào các tình huống dạy học cụ thể. Năng lực giải quyết vấn đề trên cơ sở đó được rèn luyện và phát triển mạnh mẽ. + Phát triển phương pháp tự học có hiệu quả Đối với sinh viên nói riêng và con người nói chung sẽ không theo kịp bước tiến của thời đại nếu không tự mình trang bị, bổ sung nguồn tri thức. Cách thức duy nhất để có được điều đó chính là con đường tự học. Học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách có thể…Tự học có thể xem là chìa khóa vàng giúp con người mở ra cánh cửa tri thức của nhân loại. Trên bước đường lập nghiệp, tự học là con đường đầy những thử thách và sự rèn luyện. Tự học, con đường sáng tạo ra tri thức bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy tính tự học, tính độc lập sáng tạo của người học càng được chú trọng. Mỗi sinh viên Ngữ văn cần ý thức rõ điều đó để có thể lựa chọn cho mình những phương pháp tự học sao cho có hiệu quả nhất. + Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với sinh viên Việc kiểm tra, đánh giá là một trong khâu quan trọng trong giáo dục. Đối với sinh viên, việc kiểm tra đánh giá phải toàn diện nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng. Muốn vậy phải có hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể. Để làm được điều này đòi hỏi phải có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, năng lực sử dụng công cụ đánh giá, năng lực phân tích các minh chứng đánh giá…..cũng như khả năng vận dụng thành thạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá. Xuất phát từ những mục tiêu học tập cụ thể gắn với bối cảnh giáo dục trong giai đoạn hiện nay để xây dựng những hình thức đánh giá phù hợp: Đánh giá dựa vào bài tập, câu hỏi, bài thi sau mỗi học phần; khi thực hiện Semina; hoạt động nhóm, tổ, hoạt động giáo dục hay quá trình rèn luyện của mỗi cá nhân sinh viên… Tóm lại, mỗi biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho sinh viên nêu trên đều dựa trên những căn cứ khoa học nhất định. Đối với các nhà giáo dục, tùy thuộc vào từng đối tượng sinh viên trong từng giai đoạn học nghề cụ thể để có thể vận dụng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.