Phong tỏa chậm trễ, thông tin sai lệch cùng hệ thống y tế quá tải khiến làn sóng dịch Covid-19 tiếp tục dâng cao tại Indonesia- quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.

  1. Tin Tức

Những ngày qua một trong những nội dung mà có thể nói là tất thảy người dân Việt Nam đều quan tâm đó là tình hình diễn biến của đại dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng phức tạp ở các tỉnh phía Nam và thủ đô Hà Nội. Nhiều người dù ở tâm dịch hay không thì cũng đã cảm thấy căng thẳng, hàng quán phải đóng cửa, mọi người thực hiện giãn cách 5k, nhiều người kêu trời về cơ hội làm lại để bù năm ngoái đã tiêu tan và nguy cơ viêm màng túi ngày càng lớn. Cơ mà có vẻ chúng ta còn tốt chán, ít ra là so với người bạn láng giềng Indonesia từng có vụ lùm xùm bóng đá với chúng ta, hiện đag làm vào khủng hoàng do đổ vỡ y tế trước Covid-19 khi số ca mắc mỗi ngày lên đến 10 vạn người tức là ngang nhau thậm chí là vượt qua đợt dịch ở Ấn Độ nếu so sánh số ca mắc với tổng dân số.

Đối với thông tin tràn lan trên mạng xã hội, Suharyanto (người dân Indo) muốn mọi người hiểu rằng dịch Covid-19 không phải là tin tức giả mạo hay một âm mưu. Đối với anh ấy, nó là sự thật đầy đau đớn.

“Họ chưa bao giờ hiểu cảm giác gia đình mình c.hết vì Covid-19”, anh khóc và nói.

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, với khoảng 27% kết quả xét nghiệm xác định mắc Covid-19, Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus cao nhất trên thế giới.

Cuộc khảo sát gần đây cũng cho hay gần một nửa số cư dân Jakarta có thể đã mắc Covid-19, cao gấp 12 lần so với con số chính thức được ghi nhận vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, CNN đưa tin.

Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia nhận định tình hình dịch ở Indonesia vẫn chưa chạm đỉnh và sẽ có thêm nhiều ca tử vong được ghi nhận.

Vợ và con anh Suharyanto là hai trong số hàng nghìn nạn nhân trước làn sóng dịch Covid-19 lần này.

Hồi tháng 6, người vợ mang bầu của anh, chị Rina Ismawati và hai trong số ba đứa con của họ mắc Covid-19. Ban đầu, anh chỉ nghĩ rằng đó là cảm lạnh thông thường. Nhưng với số ca nhiễm Covid-19 không ngừng gia tăng ở Indonesia, một nỗi bất an bao trùm gia đình anh Suharyanto.

Anh đưa gia đình đi xét nghiệm và kết quả cho thấy cả gia đình, bao gồm cả Suharyanto, có kết quả dương tính với virus.

Vợ anh sau đó phải nhập viện và chỉ có thể thỉnh thoảng gửi tin nhắn cho Suharyanto.

“Cô ấy nói với tôi rằng tình trạng của cô ấy đang trở nên tồi tệ hơn”, Suharyanto nói. "Cô ấy không thở được."

Lo sợ cho tính mạng đứa bé trong bụng mẹ, các bác sĩ đã mổ lấy thai.

Vào ngày 22/6, bé Riski c.hết trong bệnh viện. Suharyanto chỉ mới nhìn thấy con mình trong một bức ảnh. Đến hôm sau, vợ anh, Ismawati cũng qua đời.

Phong tỏa toàn quốc chậm.

Vào đầu tháng 7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cảnh báo quốc gia đang chứng kiến ​​"sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc Covid-19" sau kỳ nghỉ lễ Idul Fitri.

Trong nhiều tuần, đất nước 270 triệu dân đã báo cáo hàng nghìn trường hợp mắc Covid-19 và hàng trăm ca tử vong mỗi ngày khi biến thể Delta xuất hiện.

Nhiều chuyên gia cho rằng Indonesia đang phải trả giá vì không thực hiện biện pháp phong tỏa để kiềm chế tình trạng lây nhiễm kịp thời, theo CNN.

Chính phủ đã không đóng cửa hoàn toàn vì sợ làm tê liệt nền kinh tế.

Và hệ quả là trong kỳ nghỉ lễ Idul Fitri của người Hồi, khoảng 1,5 triệu người bỏ qua lệnh hạn chế di chuyển và đổ về quê nhà. Nhiều người mang theo biến thể Delta nguy hiểm đi khắp các nơi, từ thành phố cho đến nông thôn.

Chỉ đến hôm 10/7, khi ghi nhận hơn 30.000 trường hợp mỗi ngày, chính phủ Indonesia mới bắt đầu phong tỏa. Thế nhưng, mọi thứ đã đi quá xa.

Các phương tiện truyền thông xã hội tại Indonesia tràn ngập bài đăng than khóc từ những người mất thân nhân vì Covid-19.

Bệnh viện cạn dần nguồn cung, trong khi ngoài kia, máy xúc liên rục đào xới mảnh đất mới để chôn cất t.hi t.hể.

Lầm tưởng cảm lạnh thông thường.

Bên cạnh phong tỏa chậm trễ, một rào cản lớn khác trong việc kiểm soát sự bùng phát dịch ở Indonesia là thông tin sai lệch.

Trong nhiều tháng, các tin nhắn trên WhatsApp lan truyền tin tức giả mạo về phương pháp điều trị Covid-19 không hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tranh cãi về vaccine cũng khiến một số người không muốn tiêm vì e ngại tác dụng phụ nghiêm trọng.

Và do thông tin sai lệch, nhiều người ở Indonesia thậm chí chưa đánh giá được mức độ nguy hiểm của đại dịch Covid-19, ngay cả khi số ca bệnh gia tăng.

Cách đây vài tuần, Karunia Sekar Kinanti (32 tuổi), nhận thấy con trai hai tháng tuổi của mình là Zhafran bị sốt, nhưng cô cho rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường.

Mẹ cô cũng bị cảm cúm và ho, nhưng Kinanti không nghĩ đó là do Covid-19 gây ra bởi khứu giác của mẹ không bị ảnh hưởng.

"Triệu chứng của bà không giống với Covid-19, vì vậy tôi không lo ngại về nó", cô nói. "Và sau đó, Zhafran, tôi và đứa con khác của tôi cũng bị bệnh".

Hai tuần trước, Zhafran bắt đầu hô hấp khó khăn và trở nên yếu hơn. Kinanti đã đưa con đến bệnh viện, nơi kết quả xét nghiệm cho thấy Covid-19 đã làm tổn thương phổi bên phải của đứa bé.

Bác sĩ đã dặn cô phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Vào ngày 5/7, mẹ của Kinanti qua đời. Kinanti vẫn không biết liệu mẹ cô có mắc Covid-19 hay không vì mẹ cô chưa được xét nghiệm.

Cô cũng không thể đến dự đám tang của mẹ vì phải ở lại bệnh viện với đứa con trai nhỏ của mình.

Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Indonesia, ông Aman Bhakti Pulungan cho biết bậc phụ huynh nước này thường chủ quan cho rằng con họ không mắc Covid-19.

Nhiều người Indonesia không biết rằng trẻ em có thể bị nhiễm bệnh như người lớn. Và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh, đa số nghĩ đó là cảm lạnh thông thường.

"Nhiều người không bảo vệ con cái của mình đúng cách. Đây là vấn đề", ông nói.

Hệ thống y tế quá tải

Khi Kinanti cùng con là bé Zhafran hai tháng tuổi đến bệnh viện, tất cả giường bệnh trong phòng chăm sóc đặc biệt đã kín chỗ.

Một nhân viên y tế thương xót Zhafran nên giúp họ có chỗ trong phòng cách ly, giữa những đứa trẻ khác bị mắc Covid-19.

Kinanti cho biết có tới 9 đứa trẻ trong phòng bệnh nhỏ hẹp, trong khi nhiều đứa trẻ khác đang chờ giường.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Indonesia đang diễn ra theo cách tương tự làn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ, với tình trạng thiếu bình dưỡng khí, và bệnh nhân phải di chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ.

"Bệnh nhân đau ốm thậm chí chờ đợi ai đó chết đi để họ có cơ hội nhập viện", Edhie Rahmat, giám đốc điều hành Dự án Hope tại Indonesia, nói.

Ông cho biết thêm nhiều bệnh viện dựng lều để chăm sóc bệnh nhân bên ngoài tòa, nhà trong bối cảnh “làn sóng Covid-19 thứ hai ở Indonesia vẫn chưa đạt đỉnh".

Trước tình hình này, Tổng thống Joko Widodo cho biết hy vọng chính của Indonesia trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng là vaccine.

Đầu tháng này, Mỹ thông báo gửi 3 triệu liều vaccine Moderna để hỗ trợ Indonesia. Hôm 13/7, hơn 3 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca đến nước này thông qua cơ chế COVAX.

Tuy nhiên, đối với hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, những lô vaccine đó có thể quá muộn.

Anh Suharyanto, người mất vợ và đứa con còn chưa kịp nhìn mặt, sống với cảm giác tội lỗi không biết liệu mình có mang Covid-19 về nhà hay không.

Suharyanto làm nghề lái xe ôm ở thành phố Semarang, thuộc tỉnh Trung Java. Anh luôn đi rất nhiều nơi, trong khi vợ anh ở nhà.

"Tôi vẫn khóc một mình. Tôi hối hận về mọi thứ nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng rằng điều này có thể xảy ra", anh nói. "Tôi vẫn không thể tin rằng cô ấy ra đi nhanh như vậy."

Đối với thông tin tràn lan trên mạng xã hội, Suharyanto muốn mọi người hiểu rằng dịch Covid-19 không phải là tin tức giả mạo hay một âm mưu. Đối với anh ấy, nó là sự thật đầy đau đớn.

“Họ chưa bao giờ hiểu cảm giác gia đình mình c.hết vì Covid-19”, anh nói.

Ảnh: 2) Người thân nạn nhân Covid-19 tại nghĩa trang Rorotan ở Jakarta. Ảnh: CNN.

3) Bệnh nhân nghỉ ngơi tại căn lều dựng tạm bên ngoài bệnh viện ở Bekasi, ngoại ô Jakarta. Ảnh: Reuters.

Theo: CNN/Reuters

Zing

https://cdn.noron.vn/2021/07/20/61873187013001417-1626754036.jpg
Từ khóa: 

covid 19- nhìn ra thế gới

,

tin tức