[Phỏng vấn] Integration between Psychology and Other disciplines - Chị Nguyễn Thúy Hằng

  1. Tâm lý học

15.07.2018 - ngày học đầu tiên của PSY-GOAL CAMP 2018 sẽ giúp các bạn tiếp cận với chủ đề khái quát nhất nhưng cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi trong mối liên quan với Tâm lý học: Integration between Psychology and Other disciplines. Gặp gỡ diễn giả chính của chủ đề này, chị Nguyễn Thúy Hằng - Product Content Manager tại project Inspitrip về du lịch, chúng ta sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn với những ứng dụng của Tâm lý học trong kinh doanh.



Q (Question): Tụi em chào chị Hằng. Trước hết, tụi em rất thắc mắc động lực nào khiến chị chọn major Psychology trong lúc học Đại học?

A (Answer): Chị thấy mọi người thường thích Psychology vì “muốn đọc suy nghĩ của người khác” hay là muốn “control người khác”. Đối với chị thì từ khi bắt đầu nộp hồ sơ chị đã xác định được là mình sẽ theo đuổi Psychology vì từ bé đến lớn chị rất tò mò về tâm lý con người nói chung và tâm lý của bản thân chị nói riêng. Lúc nhỏ chị là một đứa trẻ khá tự ti và nhút nhát. Chị hay suy nghĩ và ám ảnh về việc làm thế nào để tất cả mọi người xung quanh mình như thầy cô, bạn bè, v.v.. đều thích mình.

Sau khi học xong, chị nhận thấy Psychology thực sự giúp chị hiểu chính mình hơn, có cách nhìn khác về cuộc đời và mọi người. Mỗi người đều có những câu chuyện riêng của họ, nhưng đồng thời con người nói chung vẫn giống nhau ở một số điểm nhất định. Vĩ mô hơn một chút thì chị thấy được sự kết nối của nó với các lĩnh vực khoa học xã hội khác, như kinh tế (ví dụ: Tâm lý học giải thích tại sao những đợt giảm đột ngột của thị trường chứng khoán), văn hoá (ví dụ: Tại sao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở dân ta lại chặt chẽ đến vậy so với dân “Tây”?), chính trị, giáo dục,... Đến khi đi làm thì chị còn thấy nhiều hơn nữa, nên thực sự Tâm lý học rất rộng, bao trùm và điều khiển toàn bộ cuộc sống con người.


Q: Trong quá trình làm việc, chị Hằng cảm thấy việc kết hợp Tâm lý học với công việc chính mà mình đang làm có vai trò quan trọng như thế nào?

A: Tâm lý học trong business có vô vàn ứng dụng mà với sự hiểu biết và kinh nghiệm hạn hẹp của chị thì có thể kể đến một số như: trải nghiệm người dùng, dịch vụ khách hàng, marketing, thiết kế, nhân sự, tuyển dụng, quản lí tổ chức,... Tất cả mọi ngóc ngách xung quanh một công ty đều liên quan đến tâm lý. Ví dụ:

- Trải nghiệm người dùng: Xu hướng của công nghệ smartphone bây giờ là làm sao để người dùng có trải nghiệm dễ dàng và tiện ích nhất. Vậy nên họ tạo ra những sản phẩm (website, mobile app) để giải quyết những vấn đề (pain points) của một đối tượng khách hàng nào đó. Vậy phải đi từ tâm lý khách hàng đó, đặt câu hỏi tại sao lại cần giải quyết vấn đề này, họ khúc mắc ở đâu, cảm xúc của họ là như thế nào, v.v...

- Dịch vụ khách hàng: Khi khách hàng than vãn về một vấn đề gì đó, chị thấy nhiều bạn làm dịch vụ thường có xu hướng giải thích: "Tại vì bên em nguyên tắc là như thế này, như thế kia",... Nhưng thực ra đấy không phải là cái mà khách hàng đang cần. Họ không quan tâm xuất phát điểm em như thế nào. Họ cần em xoa dịu sự bức xúc, cảm giác không công bằng của họ. Cụ thể: "Tôi là khách hàng lâu năm của bạn, tôi rất thích sản phẩm của bạn, nhưng cái quần tôi mua lần này bị rộng quá, bạn có thể sửa giúp tôi được không?" Quy tắc cửa hàng của em có thể là không bao giờ sửa đồ, với trường hợp này, em có thể nói không và nghĩ rằng mình không mất gì và đã giải quyết được vấn đề - chỉ là một khách hàng. Nhưng thực chất, nếu em nói có, em sẽ mang đến cho họ một trải nghiệm : "WOW! Cửa hàng này xịn quá, mình rất cảm kích và mình sẽ giới thiệu cho bạn bè người thân của mình tới đây!" Cái em mất khi em nói không là vô vàn khách hàng tiềm năng khác. Điều quan trọng ở đây nằm ở mong đợi (expectation) của khách hàng, nếu em mang lại (deliver) nhiều hơn những gì họ mong đợi, em sẽ nhận được rất nhiều.

- Ngoài ra, có một số các ví dụ khác như: Tại sao Uber lại chọn màu đen cho thương hiệu của mình? Tại sao Grab lại thành công ở thị trường Việt Nam? Tại sao khi em bước vào 1 cửa hàng spa em lại thấy cực kỳ thoải mái và thư giãn? Tất cả đều là những câu hỏi phức tạp, không có một câu trả lời duy nhất, hay câu trả lời đúng hay sai, nhưng có 1 điều chị chắc chắn là tâm lý con người luôn là một trong những câu trả lời đó.

Thực ra thì khi đi làm mọi chuyện sẽ không đơn giản là, ôi mình học thuyết A trên trường, nhà khoa học X bảo tôi là abcxyz. Nhưng nếu em theo đuổi Psychology thì em sẽ có được một mindset - lối suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề rất “con người”.


Q: Chị Hằng có thể kể cho tụi em nghe một vài ứng dụng cụ thể của Tâm lý học vào trải nghiệm cá nhân trong ngành chị làm được không?

A: Ví dụ 1: Cái khách hàng thích và cái khách hàng cần/mua là khác nhau: Khi hỏi một người: “Bạn có thích đi những tour độc và lạ không?”, rất có thể họ sẽ trả lời “Ừ tôi thích”. Sau đó, “Tôi có cái tour này hay lắm, bạn có mua không?”… Thì lại là một câu hỏi quá phức tạp! Và rất có thể họ sẽ không mua. Khi nói chuyện với khách hàng, họ nói : "Ồ tôi thích sản phẩm/ý tưởng này!". Thế nhưng, trên thực tế, chưa chắc khi em bán cho họ họ đã mua. Em phải nghiên cứu cụ thể, đặt mình trong hành trình của họ, để hiểu cái họ thích với cái họ cần là hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ 2: Mảng chị phụ trách hiện tại liên quan nhiều đến nội dung và copywriting. Cách viết đóng vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục một người mua sản phẩm của mình. Người đọc thường không quan tâm bạn bán cái gì, bạn có tính năng gì hay, mà họ quan tâm xem bạn có hiểu người ta không, có giải quyết đúng vấn đề của người ta không mà thôi.

Ví dụ cách viết hướng về người sản xuất (Builder-oriented): “Tour của chúng tôi có lịch trình linh hoạt, hướng dẫn viên hiểu biết, và tránh xa giờ đông khách du lịch mà bạn thường thấy. Hãy mua tour tham quan Paris của chúng tôi qua link sau: …”

So với cách viết hướng về khách hàng (Customer-oriented): “Bạn ghét cảm giác đi du lịch mà toàn phải chen chúc? Bạn không thích đi theo một lịch trình quá cứng nhắc? Bạn chán nản với những người hướng dẫn viên chỉ biết đọc thuộc lòng hay không thèm quan tâm đến bạn? Với Inspitrip, chúng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn khác. Click vào đây để xem những tour hot nhất tại Paris: …”

Ở đây cách viết hướng về khách hàng sẽ dễ gần với người đọc hơn, nắm bắt được pain points của họ, và sẽ mang tính thuyết phục mạnh hơn là cách viết theo hướng người sản xuất.

Tất cả những cái này trường học sẽ không dạy em. Nhưng học Psychology sẽ chuẩn bị cho em một mindset, một lối suy nghĩ cảm thông (empathetic) hơn và gần với con người (humane) hơn. Điều này rất quan trọng, đặc biệt cho các bạn làm ngành dịch vụ.


PSY chân thành cảm ơn chị Hằng vì đã dành thời gian chia sẻ những thông tin hết sức bổ ích, thiết thực, và thú vị về chủ đề Integration between Psychology and Other disciplines. Để được hiểu nhiều hơn về các kiến thức Tâm lý học ứng dụng ở bậc Đại học cũng như những kinh nghiệm thực tế, ứng dụng cụ thể của Tâm lý học lên những lĩnh vực khác thông qua cuộc giao lưu, trao đổi trực tiếp với chị Nguyễn Thúy Hằng, hãy nhanh tay đăng ký tham gia PSY-GOAL CAMP 2018 với ngày học Integration between Psychology and Other disciplines (15.07.2018) theo đường link bên dưới.

Xem thông tin chi tiết về đối tượng tham gia và thể lệ PSY-GOAL CAMP 2018 tại đây: 

https://tinyurl.com/thongtinpsygoal

----------------------------------

Đăng ký tham gia trại tại: 

https://tinyurl.com/psygoal2018

Liên hệ với chúng tôi qua: 

Facebook: 

https://www.facebook.com/psychologynsensesyouth

Email: psychology.sensesyouth@gmail.com

Từ khóa: 

tâm lý học