Quan điểm về làm trái ngành có những ưu nhược điểm gì?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Câu hỏi được gộp với Trái ngành thì nên bắt đầu tìm hiểu và có những bước đầu thế nào?

Quan điểm của mình, việc học trong trường giúp các bạn hình thành kiến thức nền tảng và tư duy vấn đề; tuy nhiên để phát triển nó thành nghề nghiệp nó nằm ở cá nhân mỗi người.

Làm đúng ngành thì bạn được lợi cái background được đào tạo; làm trái ngành thì ban đầu bạn phải nỗ lực nhiều hơn để học, để hiểu và để phát triển được kiến thức, kỹ năng của mình phù hợp với công việc. Cái nào cũng phải học cả, khác nhau ở chỗ học trước và học sau; và môi trường học trong trường là môi trường thụ động; còn môi trường học khi đi làm là môi trường học chủ động. Tức là bạn phải chủ động học hỏi từ công việc và tự trau dồi thêm kiến thức nền tảng để hiểu bản chất, hình thành tư duy vấn đề.

Nên câu trả lời của mình nó ko phải là ưu nhược điểm gì hết, nó phụ thuộc vào động lực và sự kiên trì của mỗi người. Nếu động lực đủ tốt và đủ kiên định, cam kết với lựa chọn của mình thì đúng hay trái bạn đều có thể thành công!

Trả lời

Quan điểm của mình, việc học trong trường giúp các bạn hình thành kiến thức nền tảng và tư duy vấn đề; tuy nhiên để phát triển nó thành nghề nghiệp nó nằm ở cá nhân mỗi người.

Làm đúng ngành thì bạn được lợi cái background được đào tạo; làm trái ngành thì ban đầu bạn phải nỗ lực nhiều hơn để học, để hiểu và để phát triển được kiến thức, kỹ năng của mình phù hợp với công việc. Cái nào cũng phải học cả, khác nhau ở chỗ học trước và học sau; và môi trường học trong trường là môi trường thụ động; còn môi trường học khi đi làm là môi trường học chủ động. Tức là bạn phải chủ động học hỏi từ công việc và tự trau dồi thêm kiến thức nền tảng để hiểu bản chất, hình thành tư duy vấn đề.

Nên câu trả lời của mình nó ko phải là ưu nhược điểm gì hết, nó phụ thuộc vào động lực và sự kiên trì của mỗi người. Nếu động lực đủ tốt và đủ kiên định, cam kết với lựa chọn của mình thì đúng hay trái bạn đều có thể thành công!

Làm trái ngành bạn mất gì?

Mất thêm thời gian để được đào tạo lại chuyên môn khác: Xung quanh vấn đề được – mất khi làm trái ngành, trái nghề, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Kiến thức khi học Đại học là rất quan trọng, vì đó là chuyên môn mà chúng ta được đào tạo bài bản, có hệ thống, nhằm phục vụ cho công việc tương lai. Làm trái ngành, đồng nghĩa với việc chúng ta phải bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, chúng ta phải chấp nhận làm lại từ đầu và đi chậm hơn so với những bạn cùng trang lứa.

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/hoc-trai-nganh-lang-phi-thoi-gian-1623335571.jpg

Chọn ngành học không phù hợp ngay từ đầu: Nhiều trường hợp làm trái ngành xuất phát từ việc bạn học sai ngành ngay từ khi mới bước chân vào cổng trường đại học. Thời cấp 3 do thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như không được hướng nghiệp rõ ràng, bạn không chọn được ngành phù hợp. Nếu đã không hợp với ngành thì việc làm trái ngành là điều tất yếu.

Đánh mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc: Về vấn đề tuyển dụng, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Họ luôn tìm kiếm những người có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc. Đương nhiên việc bạn làm trái ngành là không có chuyên môn của ngành mới, xem như bạn đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Bởi vậy mới nói không ai cứ muốn làm trái ngành cũng được.

Làm trái ngành bạn được gì?

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/di-lam-tich-luy-kinh-nghiem-1623335576.jpg

Tích lũy kinh nghiệm: Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tìm một công việc không hề dễ. Vì vậy, nhiều bạn chọn làm trái ngành (hoặc buộc phải làm trái ngành), miễn là có lương để trang trải cho cuộc sống. Kiến thức đại học thường mang tính hàn lâm nên khi ra trường, bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Đó cũng là cách để bạn nhanh chóng trưởng thành hơn. Nếu cứ chăm chăm tìm việc đúng ngành mà mãi không tìm được công việc ưng ý, thì bạn sẽ để thời gian trôi qua một cách lãng phí, tốn kém nhiều chi phí phát sinh khác.

Rèn luyện kỹ năng mềm: Kiến thức chuyên ngành bạn được học là rất quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả. Có những kỹ năng mà chỉ khi bạn va vấp bạn mới có thể tích lũy được, ví dụ như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,… Vì vậy, đừng nghĩ rằng làm trái ngành là lãng phí vô ích, vì đây cũng là quãng thời gian trải nghiệm, mang lại những lợi ích nhất định cho bạn sau này.

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/kham-pha-nang-luc-ban-than-1623335573.jpg

Khám phá năng lực bản thân: Một lợi ích to lớn của làm trái ngành mà chúng tôi muốn đề cập đến, đó là việc bạn khám phá được năng lực của bản thân. Tại Việt Nam, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống, vì vậy, học sinh sinh viên thường bị mông lung khi chọn ngành, chọn trường; thậm chí là đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa biết sau này sẽ làm gì. Chỉ khi làm việc tại một vị trí cụ thể, bạn mới biết yêu cầu của công việc là gì và bạn cần làm gì để đáp ứng công việc đó. Làm trái ngành là một thử thách và cũng là cơ hội để bạn được trải nghiệm, được khai phá khả năng của bản thân. Biết đâu bạn sẽ chọn được ngành phù hợp khi thử trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau như vậy?

Nhược điểm thì ai cũng biết rồi khỏi nói

Ưu điểm: Bên cạnh các kiến thức Ngành mà bạn buộc phải có để làm việc thì bạn có thể có thêm kiến thức ngành khác và đó có thể là công cụ cho bạn. Ví dụ cho dễ hiểu

Tôi từng làm sale và tôi có nền kiến thức văn hóa lịch sử, tưởng chừng như chả có gì liên quan, cơ mà tôi bán sản phẩm sách, nhờ nền kiến thức sử, tôi dễ dàng tiếp thị các dòng sách về chính trị, lịch sử cho khách hàng , dù đây là sản phẩm khó và các đồng nghiệp của tôi thường né hoặc gom với các thể loại khác rồi buông lưới. Sản phẩm dòng này vừa có giá trị cao, vừa kén khách vừa khó tiêu thụ mà tôi lại tiếp thị và tiêu thụ ổn dẫn đén cty đánh giá tôi cao hơn 1 chút, khách hàng ghim tôi vì chỉ có tôi mới có thể trao đổi với khách về dòng sách này trong pkd

Nhờ đó tôi sống khá ổn cho đến khi muốn đi ....tu :v

Bên cạnh đó, nhờ kiến thức sử mà tôi kết nối khá ổn vs các học giả, người theo chuyên ngành để giúp ích cho công việc và thỏa mãn đam mê

Cá nhân mình thì mình thấy làm trái ngành là điều hết sức bình thường. bạn cứ chuẩn bị thêm những kỹ năng cần có cho công việc mới là ok mà

Ưu điểm là bạn được học và trải nghiệm được 1 nghề mới. Có thêm được nhiều kiến thức mới nhiều người bạn mới nhiều mối quan hệ mới. Nhược điểm là bạn phải bắt đầu lại bằng con số 0...

Poli Sali
giúp mình trả lời câu này được không ^^?

Hi bạn, mình nghĩ nếu giờ bạn năm 3 thì bạn học thêm 1 bằng nữa tiếng hàn tại trường đh cũng dc á, vì trong trường đào tạo mình thì mình nghĩ sẽ sát sao hơn với định hướng biên phiên dịch tiếng hàn của bạn, vì tự học cũng vất vả lắm để phiên dịch ấy bạn

Mình nghĩ là xác định được ngành muốn làm rồi thì bắt đầu lại từ đầu thôi, xin đi làm TTS ở các doanh nghiệp, dành thêm thời gian đọc sách, học các khóa học phục vụ chuyên ngành rồi phát triển dần dần thôi bạn ạ.

Bạn có năng lực là được. Tiếng Hàn có chứng chỉ gì không? Nếu có bạn học lấy chứng chỉ đi sẽ thuận tiện hơn. Bằng cấp quan trọng nhưng nó cũng chỉ là cái lớp vỏ của năng lực, nếu có năng lực thì bạn chẳng lo thiếu việc.