Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quan niệm chung chi phối văn học trung đại Việt Nam là: 1. Con người vũ trụ Con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học. 3.2. Con người đạo đức Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức. Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn. Chính vì vậy, con người sống theo luân lí đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm, theo những luân lí trần thế, nhân bản thì bị coi thường, chê trách. Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ. 3. Con người có ý thức cá nhân Ý thức về con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giai đoạn với những hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ bản con người cá nhân được “khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, “con người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên”. * Kết luận: Có ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về sau
Trả lời
Quan niệm chung chi phối văn học trung đại Việt Nam là: 1. Con người vũ trụ Con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học. 3.2. Con người đạo đức Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức. Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn. Chính vì vậy, con người sống theo luân lí đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm, theo những luân lí trần thế, nhân bản thì bị coi thường, chê trách. Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ. 3. Con người có ý thức cá nhân Ý thức về con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giai đoạn với những hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ bản con người cá nhân được “khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, “con người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên”. * Kết luận: Có ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về sau