Nên học Đại học Việt Nam hay du học nghề?

  1. Giáo dục

  2. Du học

Mình nhận thấy mình không học nổi các môn đại cương như Triết học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xác suất thống kê, Toán cao cấp... ở đại học VN nên có định hướng là sẽ du học nghề thay vì học đại học ở VN, không biết mình làm vậy có sai không mn? Mình thích học lý thuyết song song với thực hành như ở nước ngoài á chứ không thích học toàn lý thuyết khô khan như ở VN một chút nào hết 🤯

Từ khóa: 

giáo dục

,

du học

Học nghề thì đúng là có thể không có mấy môn trên, đại học nước ngoài thì cũng không có mấy môn chính trị của VN nhưng mấy môn như toán cao cấp, xác suất thống kê là mấy môn nền tảng mà, ở đại học nước ngoài cũng có thôi bạn, nhất là khi bạn học kinh tế, kỹ thuật, khối khoa học tự nhiên.
Du học nghề cũng là hướng đi tốt mà em, vừa có bằng cấp nước ngoài, có ngoại ngữ và trải nghiệm. Chị cũng ko thích các môn đại cương ở ĐH ở VN, thời c học môn đại cương còn có hệ số cao hơn cả chuyên ngành, hơi vô lí.
Trả lời
Học nghề thì đúng là có thể không có mấy môn trên, đại học nước ngoài thì cũng không có mấy môn chính trị của VN nhưng mấy môn như toán cao cấp, xác suất thống kê là mấy môn nền tảng mà, ở đại học nước ngoài cũng có thôi bạn, nhất là khi bạn học kinh tế, kỹ thuật, khối khoa học tự nhiên.
Du học nghề cũng là hướng đi tốt mà em, vừa có bằng cấp nước ngoài, có ngoại ngữ và trải nghiệm. Chị cũng ko thích các môn đại cương ở ĐH ở VN, thời c học môn đại cương còn có hệ số cao hơn cả chuyên ngành, hơi vô lí.
Thực ra học mấy môn bạn liệt kê ở trên rất hữu ích là đằng khác nhá.
Ví dụ như xác suất thống kê là môn tiền đề cho việc sau này bạn xử lý số liệu nghiên cứu khoa học. Mấy môn đại cương học làm tiền đề cho bản thân nè. Hiểu quy luật, cách vận hành,... nếu mà đam mê kinh tế nữa thì mấy môn này không thể thiếu được. Khéo còn tự nghiên cứu thêm về nhiều tư tưởng khác và lịch sử thế giới.
Não người là vô hạn, học không vô thì quan sát thực tế, kiếm bạn học chung,... ngay cả việc thực hành làm gì đó chỉ cần dành đủ thời gian nghĩ về nó là hiểu được quy luật và bản chất.
Làm nghề gì cũng cần phải suy luận và đúc kết kinh nghiệm thôi à.
Còn du học để tránh mấy môn đấy thì bạn sang đây chương trình cũng tương tự thôi. Ngay cả mình học lên thạc sĩ bên EU rồi nhưng vẫn có 1 số môn khá là chung chung, hàn lâm.
Từ khi đi học bên EU thì mình thấy các bạn sinh viên Châu Âu rất giỏi về khoa học xã hội, về lịch sử, tình hình chính trị trong ngoài nước nữa. Nên nếu bạn đừng nghĩ rằng những môn như Triết học, Kinh tế chính trị thừa là ko chính xác. Cái lợi mịn thấy trước mắt ở các môn đấy là nó sẽ giúp bạn có một lập trường tư tưởng vững vàng, bạn sẽ khó bị dụ dỗ, lừa đảo hơn.
Cái nữa là kinh tế với chính trị liên quan đến nhau cực luôn, để thi thoảng bạn còn lựa thời mà đổi tiền.
Mất năm đầu tiên học mấy môn đấy thôi bạn ạ. Còn lại chương trình đào tạo hệ bằng cử nhân ở VN mình thấy ổn mà. Các trường tầm trung trở lên giáo trình rất bài bản cũng khá sát thực tế.
Bạn muốn du học nghề và nghĩ không phải học môn đại cương thì là do bạn chưa tìm hiểu kĩ rồi đó. Vừa học vừa thực hành thì học trường quốc tế như mình hoặc bạn có thể chọn học BUV hay RMIT, Vinuni cũng là lựa chọn không tồi nếu bạn không quan ngại về tài chính. Ra nước ngoài học nghề nó còn khắt khe và vch hơn cả trường nghề ở VN cơ ấy.
Đấy là chưa xét đến bạn đã có chứng chỉ ngoại ngữ chưa...
Mình thấy giờ đi học nước ngoài, điển hình là mấy nước như châu Âu học phí cũng ngang bằng VN. Đội hơn xíu thôi. Nên nếu được hãy đi nước ngoài mà học. Chưa kể đó là trải nghiệm cả đời nữa.
Nhưng dù bạn chọn du học nghề ít nhiều cũng sẽ dính mấy môn kiểu calculus, basic accounting, econ thôi á. Học nghề cũng được nhưng cũng phải chuẩn bị tâm lí đối mặt với các môn này. Kể cả các chương trình nghề thực tập nhiều nhất mảng nhà hàng khách sạn cũng có mấy môn đó nha.
Đợt học đại học mấy môn đại cương của mình điểm cũng chẳng cao gì. Nhưng mình lại thích học mấy môn đại cương nhất ý. Chưa vào đại học thì hay nghe mọi người bảo mấy môn đại cương không áp dụng được thực tế, xong đợt mình học mấy môn tư tưởng đều do một cô đứng lớp, mỗi một vấn đề được nói ra thì cô thường kể về trải nghiệm của cô hoặc một vấn đề trong lịch sử có liên quan. Nên có lúc thật sự không phải là không áp dụng được mà do mình cũng chưa đủ hiểu ý.
Còn mấy môn như toán cao cấp, xác suất thống kê,... thì sẽ giống là bạn học toán cấp 3 là học số 1, học các môn chuyên ngành là học số 3. Và bạn không thể nhảy cóc số 2 được, nó sẽ bị ngợp. Nên mấy môn toán đại cương là vừa để bạn ôn lại kiến thức cũ vừa cho bạn kiến thức mới để bắt đầu các môn chuyên ngành.
Đấy là suy nghĩ của mình thôi, còn lựa chọn vẫn là ở bạn. Và lựa chọn học nghề cũng có cái hay.
Chia buồn với bạn là bạn có đi đâu cũng dính một vài trong các môn ấy thôi. Mà bạn không học nổi các môn ấy thì khó sống với mấy môn chuyên ngành lắm. Đã là đại học thì cái khung chung ai cũng như ai, đặc biệt khối STEM.
Khả năng cao vấn đề không nằm ở chuyện nên đi hay không, mà nằm ở tinh thần và phương pháp học tập của bạn. Trốn tránh ko ích gì đâu, bạn qua nước ngoài mà muốn học kiểu bạn nói thì chính là college thôi. Mấy môn trên ĐH trừ Triết thì ở VN toàn là dịch của nước ngoài mà ra mà nên chương trình học ko có nhiều khác biệt. Trường vừa học vừa THỰC HÀNH thì là truờng quốc tế siêu cấp đắt.
Nhưng mấy môn bạn sợ so với chuyên ngành thì dễ học dễ ăn điểm. Thời khoá biểu có mấy môn này mình còn vui vì học nhẹ nhàng. Và theo mình là đều có ích chứ nhiều lý thuyết không có nghĩa là sẽ khô khan. Mấy môn chính trị, lịch sử Đảng giờ nhiều trường cho thi trắc nghiệm hết, người ko chăm học tới lúc thi còn chịu khó ôn bài là qua. Ở VN mà chê Triết khó sang nước ngoài học tiếng nước ngoài mấy môn đó nó lại là vấn đề đó bạn.
Bạn định đi du học nghề chỉ vì bạn không học được một vài môn ở Việt Nam thì mình nghĩ bạn đang hơi hấp tấp. Hầu hết các trường hợp mình thấy là do cách học không hiệu quả. Ngành nào thì cũng có một số môn cực kì khô thôi (và không thể thực hành nổi), nên dù du học ở đâu cũng thế, vì kiến thức là chung.
Ví dụ mình học Electrical Engineering nhưng không thể thích nổi Quantum Physics, hay mấy môn Ethical. Và sau này cũng thế sẽ có những việc mà cực kì ngán nhưng mà vẫn phải vượt qua. Nếu bạn không qua được thì du học sẽ ko giải quyết được vấn đề.
Bạn có thể xem thêm các trường quốc tế ở VN học thẳng chuyên ngành không cần đi qua các môn triết học hay chính trị Đảng, thời gian học ngắn.
Tuy nhiên Xác suất thống kê hay Toán đều là các môn nền tảng cho 1 số chuyên ngành như finance, data..vv không phải là không có ích.