Sách về Truyện Kiều nhiều nhất được viết bởi một thầy giáo dạy Toán. Chuyện này có đúng hay không?

  1. Kiến thức chung

Theo thông tin trên báo thì người viết nhiều sách về Truyện Kiều nhất lại không phái là một nhà nghiên cứu văn học mà lại là một thầy giáo dạy Toán. Chuyện này có đúng hay không?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đúng như vậy đấy. Theo tổ chức đánh giá Kỷ lục Việt nam (Vietnam Records Book) thì người có nhiều tác phẩm nhất về Truyện Kiều là một thầy giáo tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1957. Đó là thầy Phạm Đan Quế. Theo mạng www.vnn.vn thì ngay từ thời niên thiếu, ông đã nghe và thuộc những câu Kiều. Vào năm 1967, trong một làn ru con. Ông ngắm những câu: ... "Ấy ai hẹn ngọc thề vàng, Bây giờ Kim mã Ngọc đường với ai, Rễ bèo chân sóng lạc loài, Nghĩ minh vinh hiển, thương người lưu ly..." và chợt giật mình vì bút lực của đại thi hào Nguyền Du. Theo ông, câu thơ “Rễ bèo chân sóng lạc loài" tựa như biểu đồ hình Sin trong toán học, cũng như phát hiện ra nhiều điều thu vị về truyện Kiều theo cách cảm nhận của riêng ông. Từ đó, ông thu thập các bài báo, cuốn sách viết về Truyện Kiều vá bắt đầu nghiên cứu về nó. Năm 1991, ông công bố hai cuốn sách: “Truyện Kiều đối chiếu” và “Bình Kiều, vịnh Kiều. bói Kiều”. Sau đó, lần lượt đến năm 2004, ông tiếp tục cho xuất bản 11 cuốn sách nữa xoay quanh những chủ đề trong Truyện Kiều như: ‘Tập Kiều - một thú chơi tao nhã", "Tìm hiểu điển tích Truyện Kiều", "Truyện Kiều dọc ngược"... Công trình của Ông đã có 13 quyển và trong năm 2005 • kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 185 năm ngày mất của Nguyễn Du (1765-1820) - Ông cho ấn hành tiếp và có được 15 cuốn sách viết về Truyện Kiều. Thi phẩm tuyệt diệu này đã đem lại nguồn cảm hứng dồi dào trong nghiên cứu của ông Phạm Đan Quế. Ông được xem là tác giả có nhiều sách viết về Truyện Kiều nhất Việt Nam hiện nay.
Trả lời
Đúng như vậy đấy. Theo tổ chức đánh giá Kỷ lục Việt nam (Vietnam Records Book) thì người có nhiều tác phẩm nhất về Truyện Kiều là một thầy giáo tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1957. Đó là thầy Phạm Đan Quế. Theo mạng www.vnn.vn thì ngay từ thời niên thiếu, ông đã nghe và thuộc những câu Kiều. Vào năm 1967, trong một làn ru con. Ông ngắm những câu: ... "Ấy ai hẹn ngọc thề vàng, Bây giờ Kim mã Ngọc đường với ai, Rễ bèo chân sóng lạc loài, Nghĩ minh vinh hiển, thương người lưu ly..." và chợt giật mình vì bút lực của đại thi hào Nguyền Du. Theo ông, câu thơ “Rễ bèo chân sóng lạc loài" tựa như biểu đồ hình Sin trong toán học, cũng như phát hiện ra nhiều điều thu vị về truyện Kiều theo cách cảm nhận của riêng ông. Từ đó, ông thu thập các bài báo, cuốn sách viết về Truyện Kiều vá bắt đầu nghiên cứu về nó. Năm 1991, ông công bố hai cuốn sách: “Truyện Kiều đối chiếu” và “Bình Kiều, vịnh Kiều. bói Kiều”. Sau đó, lần lượt đến năm 2004, ông tiếp tục cho xuất bản 11 cuốn sách nữa xoay quanh những chủ đề trong Truyện Kiều như: ‘Tập Kiều - một thú chơi tao nhã", "Tìm hiểu điển tích Truyện Kiều", "Truyện Kiều dọc ngược"... Công trình của Ông đã có 13 quyển và trong năm 2005 • kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 185 năm ngày mất của Nguyễn Du (1765-1820) - Ông cho ấn hành tiếp và có được 15 cuốn sách viết về Truyện Kiều. Thi phẩm tuyệt diệu này đã đem lại nguồn cảm hứng dồi dào trong nghiên cứu của ông Phạm Đan Quế. Ông được xem là tác giả có nhiều sách viết về Truyện Kiều nhất Việt Nam hiện nay.