Sơ cấp cứu - kĩ năng sinh tồn, liệu có nên học trước khi học kĩ năng sống?

  1. Giáo dục

  • Bạn có từng chứng kiến một vụ sơ cứu đơn giản diễn ra chưa?
  • Bạn đã từng giúp một nạn nhân giành lại sự sống qua việc sơ cứu ban đầu của mình chưa?

Nếu chưa thì cùng đồng hành với mình qua bài viết này nhé!

aid-assistance-cardiac-arrest-1282317

Nguồn: pexel.vn


Sơ cấp cứu là gì? Chúng ta thực sự đã được trang bị cho mình những kiến thức về kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu chưa?

Sơ cấp cứu là sự trợ giúp dành cho bất kỳ người nào bị bệnh nặng hoặc bị thương. Bệnh nhân sẽ được chăm sóc cẩn thận để bảo vệ sự sống, ngăn ngừa tình trạng xấu đi hoặc thúc đẩy sự phục hồi. Nó bao gồm can thiệp ban đầu trong tình trạng nghiêm trọng trước khi có sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp.

Theo chuyên gia Hồ Thái Bình:

Sơ cấp cứu là một điều kiện bắt buộc (dù dân xứ đó có quan tâm hay không), một số quốc gia bắt buộc phải học và phải đào tạo lại 1 vài năm 1 lần. Ngoài ra trong những trường hợp khác như lúc có bằng lái xe/ sở hữu xe bạn cũng cần phải biết qua, và trong xe phải có túi sơ cứu.

Anh còn chỉ ra một số khác biệt về việc sơ cấp cứu ở Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới:

  • Tại các địa điểm công cộng, tòa nhà, công sở,..và đôi lúc ngoài đường cứ cách một quãng sẽ có một máy AED (máy sốc tim ngoài lồng ngực) vì việc sử dụng máy AED sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của người bị ngưng tim (nếu tim ngừng đập khoảng 4 phút thì não bắt đầu chết)
  • Lực lượng cứu hộ phản ứng nhanh của họ rất là ... nhanh và phối hợp rất nhịp nhàng. Ví dụ ở Mỹ, mật độ trạm chữa cháy cao hơn bệnh viện nên khi ai đó gọi 911 thì xe cứu hỏa sẽ có mặt tại hiện trường trước, trên xe có rất nhiều máy móc hiện đại (so với xe cứu hỏa VN chứ ko so được với xe cứu thương ở bển) phục vụ việc cứu hộ và sơ cứu. Ngoài ra họ còn trực thăng nữa. Lúc gọi 911 thì tổng đài cũng cho lời khuyên về sơ cứu (hiện theo mình biết tổng đài 115 cũng đã làm như vậy). Ở VN chỉ tính riêng kẹt xe với hệ thống y tế bị quá tải thôi thì đã thấy có thể nào mà có mặt trước 4 phút rồi. Do đó việc người VN học sơ cấp cứu là rất quan trọng để xử lí tình huống trong khi đợi sự hỗ trợ vì y tế.
  • Ở VN thường trên xe cứu thương là các điều dưỡng hoặc bác sĩ. Còn ở như Úc hay Mỹ thì trên xe là paramedic, họ không phải là bác sĩ hay điều dưỡng, mà học và kinh nghiệm làm việc chỉ chuyên sâu vào cứu hộ. Ở VN chưa có nghề paramedic và cũng chưa có trường nào dạy cái này (và cũng chưa có định nghĩa). Những nghề liên quan đến cứu hộ như paramedict hay lính cứu hỏa không phải là nghề nghe có vẻ 'hot', như Mỹ thì người ta tôn trọng những người làm nghề này lắm, nếu bạn xem 1 số phim Mỹ sẽ thấy trẻ em chơi đồ chơi hay nói là ước mơ trở thành fire fighter.


Thực trạng về kĩ năng sơ cứu ở Việt Nam

Qua đó, ta có thể nói sơ cấp cứu chính là một trong những bước vô cùng quan trọng trong bất kì tình huống có người gặp chấn thương hay bị bệnh. Nhưng, tại sao những tình huống thương tâm do chưa biết cách sơ cứu sau đây vẫn diễn ra nhiều ở Việt NAm?

Theo số liệu thống kê cho thấy:

VN mỗi năm có 11.500 trẻ em chết đuối, cao thứ 2 thế giới. Rất nhiều trường hợp xảy ra tại trường học hay nơi công cộng và đặc biệt có những trường hợp chết tập thể do không biết cứu hộ đúng cách. 88% ngưng tim xảy ra tại nhà chứ không phải tại cơ sở y tế nhưng phần lớn không được sơ cứu dẫn đến tỉ lệ tử vong trước khi đến bệnh viên tới hơn 50%. Khoảng 1000 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông hằng năm do không được sơ cứu đúng và kịp thời.

Vậy tại sao những tình huống đáng tiếc ấy vẫn đã, đang và tiếp diễn tạị Việt Nam?

1. Tầm quan trọng của việc giáo dục sơ cứu tại Việt Nam vẫn chưa được chú trọng:

Tại sao ở Nhật Bản mỗi khi xảy ra các vụ động đất sóng thần,không chỉ những người trưởng thành mà cả các em nhỏ (dù đang ở độ tuổi mầm non) vẫn có thể ứng phó được trong các tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu đi đến từ giáo dục. COn người Nhật Bản được giáo dục từ những điều nhỏ bé nhưng cơ bản nhất, đối với họ kĩ năng sinh tồn là một kĩ năng quan trọng nhất.

Cậu bé Yamato Tanooka, 7 tuổi đã mang đến một câu chuyện ly kỳ về sự sống sót của mình sau 6 ngày bị lạc trong một khu rừng có nhiều gấu hoang sinh sống là một ví dụ vô cùng điển hình.

cau-be-nhat-ban

Nguồn: afamily.vn

Hay bài học đầu tiên và cả đời của người Nhật cũng chính là kĩ năng sinh tồn "THẢM HOẠ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI, NHƯNG HÃY LUÔN HỢP TÁC VÀ ĐOÀN KẾT".

Tại Việt Nam, đa số học sinh sinh viên chúng ta luôn được dạy là phải đạt điểm cao tại các môn ở trường học. Có bao giờ bạn nhiều lần chứng kiến cảnh tượng, các em học sinh cấp 2 ngủ gật trên vai bố mẹ khi phải chạy “show” từ cơ sở học thêm này sang cơ sở khác?

2. Sự thiếu hiểu biết về sơ cấp cứu khi gặp các tình trạng khẩn cấp:

Phần lớn người Việt Nam chưa biết về kĩ năng sơ cứu và ngoài ra còn tin vào những kinh nghiệm dân gian (nhiều lúc là sai), nên việc một người không có kiến thức đúng giúp đỡ một nạn nhân có khả năng làm cho tình trạng của nạn nhân trở nên trầm trọng hơn.

VD: trong nhiều tai nạn giao thông, nạn nhân bị chấn thương cột sống, nhưng do người giúp đỡ không nhận thức được điều này xốc nạn nhân lên chở xe máy vào bệnh viện thay vì cố định và đặt nạn nhân vào đúng tư thế dẫn tới nạn nhân bị liệt hoặc tử vong. Nếu một người không biết xử lí thế nào thì không nên bắt họ tham gia vào việc cứu giúp nạn nhân.

Bởi vì chưa được tiếp cận với những kiến thức cơ bản hay thực hành đúng cách, nhiều trường hợp tưởng chừng như "vô tâm" thường diễn ra ngay trong cuộc sống của chúng ta mà người ta thường gọi là . Chính vì sự sợ hãi này đã khiến cho một số người bị gắn mác là "thấy chết không cứu".

Ở bài viết này, mình sẽ không đề cập đến các bước cơ bản để sơ cấp cứu ban đầu trong các tình huống như đuối nước, chấn thương. Thay vào đó, các bạn có thể tìm hiểu trên mạng hay những nguồn thông tin mình chia sẻ sau đây.


Những nguồn thông tin có thể tiếp cận:

Ông bà ta có câu “Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai”, cái rủi nó có thể đến bất ngờ trong cuộc đời bạn, đừng để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” xảy ra và để lại những tình huống đáng tiếc cho người thân và chính bạn bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kĩ năng sinh tồn ngay bây giờ.

Bạn có thể tiếp cận những nguồn kiến thức miễn phí do Công ty TNHH Kỹ năng Sinh tồn SSVN cung cấp bao gồm: tải app Sơ cấp cứu, , và bạn có thể theo, hiện tại SSVN đang hợp tác với để ra một loạt chương trình truyền hình dạy về kiến thức sơ cấp cứu.

  •  Tham gia các khóa học miễn phí cho cộng đồng và đặt câu hỏi với chuyên gia trong lớp học, trung tâm dạy kĩ năng sinh tồn như: Survival Skills Vietnam – SSVN,...
  • Các app miễn phí (IOS & Android): Sơ Cấp Cứu
  • Kênh Youtube: Survival Skills Vietnam, kĩ năng thoát hiểm,...

Tuy nhiên, giống như việc học bơi, bạn học động tác không có nghĩa là bạn nhảy xuống nước bơi được. Sơ cấp cứu cũng vậy, cần phải có thực hành để có thể xử lí tự tin và hiệu quả trong tình huống khẩn cấp, bạn nên tham gia vào các khóa đào tạo chuyên nghiệp. Các nguồn tài liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi.

Trên đây là ý kiên đóng góp mà mình đã tìm hiểu được, còn bạn? Bạn nghĩ như thế nào về tầm quan trọng của kĩ năng sơ cấp cứu tại Việt NAm? Hãy chia sẻ những ý kiến hay đóng góp cho mình nhé!

Cảm ơn bạn.

Nguồn tham khảo:

Hỏi Khó Chuyên Gia: Hồ Thái Bình

noron.vn


first-aid-basics@nhcps.com

HÀ MI (2017). Những kĩ năng sinh tồn đã giúp cậu bé Nhật 7 tuổi sống sót sau 6 ngày đi lạc trong rừng@afamily.vn

Thanh Trà(2016). Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm@vnmedia.vn

Huỳnh Hải(2017). Nhiều nạn nhân tai nạn giao thông “chết oan” do không được sơ cứu ban đầu@dantri.com.vn






Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

kĩ năng sinh tồn

,

sơ cấp cứu

,

giáo dục

khi sơ cứu thì làm sao để biết người đó có bị đột quỵ hay không ?

Trả lời

khi sơ cứu thì làm sao để biết người đó có bị đột quỵ hay không ?