So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Dù Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam hay Nhật Bản đều bị trộn lẫn với tín ngưỡng, tôn giáo bản địa nhưng đặc điểm của sự hòa trộn này lại khác nhau ở từng quốc gia, thể hiện tinh hoa riêng của 2 nước. Đối với Nhật Bản, Thần đạo là một tôn giáo giữ vị trí độc tôn và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh của người dân. Trong suốt thời kỳ Nara, những học thuyết cao siêu của Phật giáo chỉ được các sư tăng lĩnh hội, người dân thường tin theo Phật giáo cốt được hưởng phúc lộc trần gian và sự bảo hộ ở kiếp sau. Ví dụ trong “những bài ca về dấu chân đức Phật” nổi tiếng được khắc trên một tảng đá vào khoảng thế kỉ thứ 8, đức Phật được nhắc đến với nhiều cái tên khác nhau như là “anh hùng quả cảm”, “vị khách thiêng” hay “vị thần tới thăm thế giới”. Những bài hát này mang rõ nét Thần đạo tiền Phật giáo. Mặt khác dưới ảnh hưởng của Phật giáo đã phát triển quan niệm cho rằng “thần” (kami) của Thần đạo là những nhân vật bảo vệ đức Phật. Người ta tin rằng thần Amaterasu đã phù hợp cho việc xây cất tượng Phật Lochana khổng lồ bằng đá do thiên hoàng Shomu đảm đương. Do vậy một số đền Thần đạo được xây ngay trong phạm vi chùa Phật và một số điện thờ Phật được xây ngay cạnh đền thờ Thần đạo. Sau đó cùng với sự thành lập các tông phái Phật giáo khác nhau và phát triển lớn mạnh, niềm tin rằng bản chất căn bản của thần (kami) là Phật và thần là hiện thân của Phật tại Nhật Bản ngày một phổ biến. Cách lập luận này đã cho phép thực thi hỗn hợp Thần đạo và Phật giáo, được coi là “lưỡng diện” Thần đạo trong truyền thống Chân ngôn và Thần đạo Sanno-ichijitsu trong truyền thống Thiên Thai. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của mình tại Nhật Bản, Phật giáo không chỉ hòa hợp với Thần đạo mà còn có những thời kỳ xảy ra xung đột. Trong lịch sử có những thời kỳ, các thủ lĩnh Thần đạo tìm cách giải phóng Thần đạo khỏi hỗn dung Thần-Phật. Một nhân vật nổi tiếng trong giới bảo hoàng, Chikafusa trong tác phẩm Jinno-Shoto-ki đã viết: “ yamato vĩ đại là một quốc gia thần thánh. Đó là tổ quốc riêng của chúng ta, nền móng của quốc gia này, đầu tiên do tổ tiên thần thánh xác định”. Ông coi ba biểu trưng của hoàng tộc – gương, chuỗi ngọc và thanh kiếm- tương tự với ba phẩm hạnh của Thần đạo: chân thực, từ bi và công bằng. Đồng thời cũng thừa nhận một số giá trị của Phật giáo và Khổng giáo trên cơ sở rằng chúng là những chân lý có tính bộ phận của Thần đạo. Đối với Việt Nam, Phật giáo với sự linh hoạt của mình đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa lâu đời có sức sống mãnh liệt trong mọi tầng lớp nhân dân một cách hài hòa trong suốt chiều dài lịch sử. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam là sản phẩm của văn hoá người Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội. Vì vậy, giống như các bộ phận khác của văn hoá Việt Nam đều mang những đặc trưng của văn minh nông nghiệp, là tín ngưỡng văn minh nông nghiệp, nó được thể hiện qua các đặc điểm sau: Thứ nhất, tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.Thứ hai, hài hoà âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời - Đất, Tiên - Rồng, Ông đồng - Bà đồng.. Thứ ba, đối tượng tín ngưỡng phần nhiều là phụ nữ.Thứ tư, tôn phong, lập đền đài thờ phụng các anh hùng, liệt nữ, các danh nhân văn hoá của dân tộc. Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ việc bài trí tượng thờ trên chính điện chùa Phật giáo. Trong đó, chư vị Phật được tôn trí ở gian giữa là đại hùng bảo điện; chư vị thánh tổ của Lão giáo, Nho giáo, được an trí ở hai bên. Ngoài ra, còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương. Đặc biệt, trong khuôn viên thờ tự của chùa, nhất là các chùa ở vùng Bắc Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị thánh Mẫu và đức thánh Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Nhiều trường hợp khác, trên gian phụ của chính điện chùa còn thờ cả các vị có công khai mở, trùng tu, tôn tạo chùa. Một đặc điểm tiêu biểu không thể không nhắc đến khi so sánh Phật giáo Nhật Bản và Việt Nam là tính đa dạng tông phái. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, các Phật tử các tông phái thường tu theo sơn môn. Năm 2001, Cục Văn hóa Nhật Bản thống kê trong Phật giáo Nhật Bản có 157 tông phái. Các tông phái Phật giáo ở Nhật Bản hiện nay bao gồm: Hòa tông và Thánh Đức Tông, được hình thành từ thời Nara, Thánh Đức Thái tử Shotoku Taishi là người đầu tiên tiếp thu tư tưởng Phật giáo và vận dụng nó vào cai trị Nhật Bản thời Cổ đại; Lục tông (tức là 6 tông phái) bao gồm:Tam Luận tông, Thành Thục tông, Cụ Xá tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông; Thiên Thai tông là trường phái chính thống trong đạo Phật Nhật Bản. Thiên Thai tông có hai chi phái lớn là: Thiên Thai Tự Môn tông và Thiên Thai Chân Thịnh tông. Chân Ngôn tông là một trong những tông phái lớn ở Nhật Bản do tăng sĩ người Nhật là Nguyên Không du nhập vào năm 804 từ Trung Quốc; Tịnh Thổ tông là tông phái được hình thành từ thời Kamakura. Phái Tịnh Thổ tông thu hút được rất đông các tín đồ, ở mọi tầng lớp. Tịnh Thổ Chân tông do Sinran lập ra. Nét độc đáo trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản nói chung và Tịnh Thổ Chân tông nói riêng là cho phép các nhà sư có thể lấy vợ mà không sợ ảnh hưởng đến giáo lý nhà Phật. Thiền tông được thành lập vào thời Kamakura, thể hiện sự tọa thiền trong thinh lặng để khai mở trí tuệ, nhằm đạt tới sự đồng nhất con người với vũ trụ. Thiền tông có hai tông phái chủ yếu là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Nhật Liên tông giáo tổ là Nichiren, những chi phái thế tục của Nhật Liên tông bao gồm: phái Reiyuka, Rissho, Koseikai, Sáng Giá Học Hội. Hai phái Thiên Thai tông và Nhật Liên tông chiếm tỉ lệ cao nhất, 60% phật tử Nhật Bản là theo hai phái này. Ngoài những tông phái Phật giáo ở trên, ở Nhật Bản còn có các tông phái Phật giáo khác. Nhật Bản là quốc gia đa tôn giáo, cùng với sự đa dạng về các tông phái của đạo Phật cũng như các tôn giáo khác đã tạo nên một bức tranh tôn giáo đa sắc màu, mang đặc trưng riêng của xứ sở hoa anh đào. Sự đa dạng tông phái đã dẫn đến việc tu luyện theo sơn môn và chính việc này dẫn tới sự sùng kính những nhà sáng lập các tông phái, Phật tử phái Thiên Đài thì sùng kính Saicho, Phật tử Chân ngôn tông sùng kính Kukai, tín đồ Tịnh độ tông lại tôn thờ Honen trong khi tín đồ Tịnh độ chân tông lại đề cao Shinran... Trong tương quan đó, Phật giáo Việt Nam có khá ít các tông phái: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Nam tông (Phật giáo nguyên thủy) ngoài ra còn có Giáo phát Khất sĩ và Phật giáo Hòa Hảo. Ở Việt Nam cũng không tồn tại sự sùng kính tuyệt đối với người sáng lập cụ thể nào, có thể vì Phật giáo Việt Nam được truyền bá trực tiếp từ các vị sư Trung Quốc và Ấn Độ nên sự chủ động tiếp thu và sáng tạo khá mờ nhạt. Từ sự đa dạng tông phái trong Phật giáo Nhật Bản lại nảy sinh một đặc điểm khác biệt giữa Phật Giáo Nhật Bản và các nước khác, cụ thể là Việt Nam. Phật giáo được đánh giá là tôn giáo hòa bình với con đường truyền bá chính qua giao lưu văn hóa và con đường buôn bán. Tuy nhiên sự phát triển của các tông phái với các giáo lý, lễ nghi khác nhau làm mâu thuẫn giữa các tông phái ngày càng lớn. Từ thế kỉ X, gắn với sự phát triển của chế độ trang viên, tình trạng vũ trang của các tự viện Phật giáo ngày càng phổ biến và xung đột vũ trang giữa các tông phái bắt đầu nổ ra. Sự khác biệt trong giáo lý của cá tông phái, đặc biệt là sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Nhật Bản có thể nói là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Đối lập với tính chất này ở Nhật Bản, Phật giáo Việt Nam có ưu điểm là đoàn kết nội bộ. Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Trong lịch sử cũng không có tiền lệ các chùa chiền chạy đua vũ trang, xảy ra xung đột. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được. Một đặc điểm chỉ có thể thấy duy nhất ở Nhật Bản mà chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, đó là tính không chặt chẽ của giới luật góp phần tạo ra Phật giáo Nhật Bản với những dị biệt. Tình trạng này có căn nguyên từ việc xem Đại thừa Bồ Tát giới làm giới luật cho các nhà tu hành Phật giáo Nhật Bản từ thế kỉ IX, Bồ Tát giới vốn là quy định dành cho các Phật tử tại gia nhưng nay đem áp dụng cho các tăng ni dẫn đến tình trạng “không còn phân biệt giữa tăng và tục” và Phật Giáo Nhật Bản đi vào quỹ đạo “vô giới luật”. Hơn nữa, dưới chế độ Minh Trị, họ đưa ra một hình thức “phi tôn giáo” mới trên cơ sở Kokutai (“quốc thể”) cùng với sự trị vì của Thiên Hoàng, như là một nhân vật thiêng liêng. Hình thức tôn giáo “phi tôn giáo” hay “siêu tôn giáo” được gọi là Thần đạo nhà nước và được duy trì mãi cho đến cuối Thế chiến thứ 2. Chính sự kiện là nhân tố quyết định đến sự chuyển hướng của Phật Giáo Nhật Bản, tạo ra một Phật Giáo dị biệt, phi tăng phi tục như hiện nay.
Trả lời
Dù Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam hay Nhật Bản đều bị trộn lẫn với tín ngưỡng, tôn giáo bản địa nhưng đặc điểm của sự hòa trộn này lại khác nhau ở từng quốc gia, thể hiện tinh hoa riêng của 2 nước. Đối với Nhật Bản, Thần đạo là một tôn giáo giữ vị trí độc tôn và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh của người dân. Trong suốt thời kỳ Nara, những học thuyết cao siêu của Phật giáo chỉ được các sư tăng lĩnh hội, người dân thường tin theo Phật giáo cốt được hưởng phúc lộc trần gian và sự bảo hộ ở kiếp sau. Ví dụ trong “những bài ca về dấu chân đức Phật” nổi tiếng được khắc trên một tảng đá vào khoảng thế kỉ thứ 8, đức Phật được nhắc đến với nhiều cái tên khác nhau như là “anh hùng quả cảm”, “vị khách thiêng” hay “vị thần tới thăm thế giới”. Những bài hát này mang rõ nét Thần đạo tiền Phật giáo. Mặt khác dưới ảnh hưởng của Phật giáo đã phát triển quan niệm cho rằng “thần” (kami) của Thần đạo là những nhân vật bảo vệ đức Phật. Người ta tin rằng thần Amaterasu đã phù hợp cho việc xây cất tượng Phật Lochana khổng lồ bằng đá do thiên hoàng Shomu đảm đương. Do vậy một số đền Thần đạo được xây ngay trong phạm vi chùa Phật và một số điện thờ Phật được xây ngay cạnh đền thờ Thần đạo. Sau đó cùng với sự thành lập các tông phái Phật giáo khác nhau và phát triển lớn mạnh, niềm tin rằng bản chất căn bản của thần (kami) là Phật và thần là hiện thân của Phật tại Nhật Bản ngày một phổ biến. Cách lập luận này đã cho phép thực thi hỗn hợp Thần đạo và Phật giáo, được coi là “lưỡng diện” Thần đạo trong truyền thống Chân ngôn và Thần đạo Sanno-ichijitsu trong truyền thống Thiên Thai. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của mình tại Nhật Bản, Phật giáo không chỉ hòa hợp với Thần đạo mà còn có những thời kỳ xảy ra xung đột. Trong lịch sử có những thời kỳ, các thủ lĩnh Thần đạo tìm cách giải phóng Thần đạo khỏi hỗn dung Thần-Phật. Một nhân vật nổi tiếng trong giới bảo hoàng, Chikafusa trong tác phẩm Jinno-Shoto-ki đã viết: “ yamato vĩ đại là một quốc gia thần thánh. Đó là tổ quốc riêng của chúng ta, nền móng của quốc gia này, đầu tiên do tổ tiên thần thánh xác định”. Ông coi ba biểu trưng của hoàng tộc – gương, chuỗi ngọc và thanh kiếm- tương tự với ba phẩm hạnh của Thần đạo: chân thực, từ bi và công bằng. Đồng thời cũng thừa nhận một số giá trị của Phật giáo và Khổng giáo trên cơ sở rằng chúng là những chân lý có tính bộ phận của Thần đạo. Đối với Việt Nam, Phật giáo với sự linh hoạt của mình đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa lâu đời có sức sống mãnh liệt trong mọi tầng lớp nhân dân một cách hài hòa trong suốt chiều dài lịch sử. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam là sản phẩm của văn hoá người Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội. Vì vậy, giống như các bộ phận khác của văn hoá Việt Nam đều mang những đặc trưng của văn minh nông nghiệp, là tín ngưỡng văn minh nông nghiệp, nó được thể hiện qua các đặc điểm sau: Thứ nhất, tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.Thứ hai, hài hoà âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời - Đất, Tiên - Rồng, Ông đồng - Bà đồng.. Thứ ba, đối tượng tín ngưỡng phần nhiều là phụ nữ.Thứ tư, tôn phong, lập đền đài thờ phụng các anh hùng, liệt nữ, các danh nhân văn hoá của dân tộc. Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ việc bài trí tượng thờ trên chính điện chùa Phật giáo. Trong đó, chư vị Phật được tôn trí ở gian giữa là đại hùng bảo điện; chư vị thánh tổ của Lão giáo, Nho giáo, được an trí ở hai bên. Ngoài ra, còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương. Đặc biệt, trong khuôn viên thờ tự của chùa, nhất là các chùa ở vùng Bắc Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị thánh Mẫu và đức thánh Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Nhiều trường hợp khác, trên gian phụ của chính điện chùa còn thờ cả các vị có công khai mở, trùng tu, tôn tạo chùa. Một đặc điểm tiêu biểu không thể không nhắc đến khi so sánh Phật giáo Nhật Bản và Việt Nam là tính đa dạng tông phái. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, các Phật tử các tông phái thường tu theo sơn môn. Năm 2001, Cục Văn hóa Nhật Bản thống kê trong Phật giáo Nhật Bản có 157 tông phái. Các tông phái Phật giáo ở Nhật Bản hiện nay bao gồm: Hòa tông và Thánh Đức Tông, được hình thành từ thời Nara, Thánh Đức Thái tử Shotoku Taishi là người đầu tiên tiếp thu tư tưởng Phật giáo và vận dụng nó vào cai trị Nhật Bản thời Cổ đại; Lục tông (tức là 6 tông phái) bao gồm:Tam Luận tông, Thành Thục tông, Cụ Xá tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông; Thiên Thai tông là trường phái chính thống trong đạo Phật Nhật Bản. Thiên Thai tông có hai chi phái lớn là: Thiên Thai Tự Môn tông và Thiên Thai Chân Thịnh tông. Chân Ngôn tông là một trong những tông phái lớn ở Nhật Bản do tăng sĩ người Nhật là Nguyên Không du nhập vào năm 804 từ Trung Quốc; Tịnh Thổ tông là tông phái được hình thành từ thời Kamakura. Phái Tịnh Thổ tông thu hút được rất đông các tín đồ, ở mọi tầng lớp. Tịnh Thổ Chân tông do Sinran lập ra. Nét độc đáo trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản nói chung và Tịnh Thổ Chân tông nói riêng là cho phép các nhà sư có thể lấy vợ mà không sợ ảnh hưởng đến giáo lý nhà Phật. Thiền tông được thành lập vào thời Kamakura, thể hiện sự tọa thiền trong thinh lặng để khai mở trí tuệ, nhằm đạt tới sự đồng nhất con người với vũ trụ. Thiền tông có hai tông phái chủ yếu là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Nhật Liên tông giáo tổ là Nichiren, những chi phái thế tục của Nhật Liên tông bao gồm: phái Reiyuka, Rissho, Koseikai, Sáng Giá Học Hội. Hai phái Thiên Thai tông và Nhật Liên tông chiếm tỉ lệ cao nhất, 60% phật tử Nhật Bản là theo hai phái này. Ngoài những tông phái Phật giáo ở trên, ở Nhật Bản còn có các tông phái Phật giáo khác. Nhật Bản là quốc gia đa tôn giáo, cùng với sự đa dạng về các tông phái của đạo Phật cũng như các tôn giáo khác đã tạo nên một bức tranh tôn giáo đa sắc màu, mang đặc trưng riêng của xứ sở hoa anh đào. Sự đa dạng tông phái đã dẫn đến việc tu luyện theo sơn môn và chính việc này dẫn tới sự sùng kính những nhà sáng lập các tông phái, Phật tử phái Thiên Đài thì sùng kính Saicho, Phật tử Chân ngôn tông sùng kính Kukai, tín đồ Tịnh độ tông lại tôn thờ Honen trong khi tín đồ Tịnh độ chân tông lại đề cao Shinran... Trong tương quan đó, Phật giáo Việt Nam có khá ít các tông phái: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Nam tông (Phật giáo nguyên thủy) ngoài ra còn có Giáo phát Khất sĩ và Phật giáo Hòa Hảo. Ở Việt Nam cũng không tồn tại sự sùng kính tuyệt đối với người sáng lập cụ thể nào, có thể vì Phật giáo Việt Nam được truyền bá trực tiếp từ các vị sư Trung Quốc và Ấn Độ nên sự chủ động tiếp thu và sáng tạo khá mờ nhạt. Từ sự đa dạng tông phái trong Phật giáo Nhật Bản lại nảy sinh một đặc điểm khác biệt giữa Phật Giáo Nhật Bản và các nước khác, cụ thể là Việt Nam. Phật giáo được đánh giá là tôn giáo hòa bình với con đường truyền bá chính qua giao lưu văn hóa và con đường buôn bán. Tuy nhiên sự phát triển của các tông phái với các giáo lý, lễ nghi khác nhau làm mâu thuẫn giữa các tông phái ngày càng lớn. Từ thế kỉ X, gắn với sự phát triển của chế độ trang viên, tình trạng vũ trang của các tự viện Phật giáo ngày càng phổ biến và xung đột vũ trang giữa các tông phái bắt đầu nổ ra. Sự khác biệt trong giáo lý của cá tông phái, đặc biệt là sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Nhật Bản có thể nói là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Đối lập với tính chất này ở Nhật Bản, Phật giáo Việt Nam có ưu điểm là đoàn kết nội bộ. Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Trong lịch sử cũng không có tiền lệ các chùa chiền chạy đua vũ trang, xảy ra xung đột. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được. Một đặc điểm chỉ có thể thấy duy nhất ở Nhật Bản mà chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, đó là tính không chặt chẽ của giới luật góp phần tạo ra Phật giáo Nhật Bản với những dị biệt. Tình trạng này có căn nguyên từ việc xem Đại thừa Bồ Tát giới làm giới luật cho các nhà tu hành Phật giáo Nhật Bản từ thế kỉ IX, Bồ Tát giới vốn là quy định dành cho các Phật tử tại gia nhưng nay đem áp dụng cho các tăng ni dẫn đến tình trạng “không còn phân biệt giữa tăng và tục” và Phật Giáo Nhật Bản đi vào quỹ đạo “vô giới luật”. Hơn nữa, dưới chế độ Minh Trị, họ đưa ra một hình thức “phi tôn giáo” mới trên cơ sở Kokutai (“quốc thể”) cùng với sự trị vì của Thiên Hoàng, như là một nhân vật thiêng liêng. Hình thức tôn giáo “phi tôn giáo” hay “siêu tôn giáo” được gọi là Thần đạo nhà nước và được duy trì mãi cho đến cuối Thế chiến thứ 2. Chính sự kiện là nhân tố quyết định đến sự chuyển hướng của Phật Giáo Nhật Bản, tạo ra một Phật Giáo dị biệt, phi tăng phi tục như hiện nay.