Sự khác biệt giữa chiến tranh và xung đột?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

XUNG ĐỘT: Là sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức hệ, về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thổ, vv. XĐ có thể dừng lại ở mức "chiến tranh lạnh" vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, hoà giải nhưng cũng có thể bùng nổ lên thành những cuộc ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh biên giới đẫm máu, nhất là những XĐ về tôn giáo và sắc tộc . CHIẾN TRANH: Là hiện tượng chính trị - xã hội được thể hiện bằng đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc liên minh các nước, giữa các giai cấp đối kháng trong một nước, giữa các sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo nhằm đạt tới những mục đích chính trị và kinh tế nhất định. Mọi cuộc CT, xét về bản chất xã hội, đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Trong thời đại ngày nay, CT là một cuộc đấu tranh toàn diện (quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tâm lí, tư tưởng...) giữa hai bên đối địch. CT chi phối mọi mặt hoạt động của xã hội, của nhà nước và nhân dân. CT thử thách toàn bộ sức mạnh chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự và tổ chức của mỗi nước, mỗi chế độ xã hội.
Trả lời
XUNG ĐỘT: Là sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức hệ, về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thổ, vv. XĐ có thể dừng lại ở mức "chiến tranh lạnh" vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, hoà giải nhưng cũng có thể bùng nổ lên thành những cuộc ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh biên giới đẫm máu, nhất là những XĐ về tôn giáo và sắc tộc . CHIẾN TRANH: Là hiện tượng chính trị - xã hội được thể hiện bằng đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc liên minh các nước, giữa các giai cấp đối kháng trong một nước, giữa các sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo nhằm đạt tới những mục đích chính trị và kinh tế nhất định. Mọi cuộc CT, xét về bản chất xã hội, đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Trong thời đại ngày nay, CT là một cuộc đấu tranh toàn diện (quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tâm lí, tư tưởng...) giữa hai bên đối địch. CT chi phối mọi mặt hoạt động của xã hội, của nhà nước và nhân dân. CT thử thách toàn bộ sức mạnh chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự và tổ chức của mỗi nước, mỗi chế độ xã hội.