Sự kiện là gì? Vai trò của sự kiện đối với sự phát triển của du lịch?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về sự kiện. Sự kiện được hiểu dưới nhiều góc độ: có người hiểu nó là những hoạt động mang tính xã hội cao, quy mô lớn, có sức ảnh hưởng mạnh và có những ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội; có nhiều người hiểu sự kiện liên quan đến hoạt động tiếp thị, thương mại như hội thảo, hội nghị, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm...; có một số người lại chỉ hiểu sự kiện ở quy mô nhỏ hơn như các hoạt động mang tính cá nhân, tang ma, cưới hỏi, sinh nhật. Nhiều nhà nghiên cứu về sự kiện cũng có những định nghĩa khác nhau, tiêu biểu như Lương Hồng Quang, Cao Đức Hải, Getz và Goldblatt... Theo Lương Hồng Quang, thì “Sự kiện đươc dùng để mô tả các nghi lễ, các buổi giới thiệu, trình diễn hay các lễ kỉ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng với những mục đích kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hoặc mục đích hợp tác.” Getz (1997) cho rằng: “Các sự kiện đều diễn ra trong thời gian ngắn, và mọi sự kiện đều là sự phối hợp giữa thời gian, sự sắp xếp, quản trị và nhân sự.” Theo Getz thì các đặc trưng của sự kiện không thể không có: không khí đặc biệt với tinh thần lễ hội, tính độc đáo, tính chất lượng xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng và tùy vào phạm vi, quy mô, các tính chất đó được thể hiện ở mức độ và các sắc thái khác nhau nhưng phải đem đến một không gian và thời gian đặc biệt cho các đối tượng mà mình hướng tới, một thông điệp nào đó, được thể hiện bằng các thủ pháp văn hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng. Theo Goldblatt (2005) thì định nghĩa sự kiện là “khoảng khắc thời gian độc nhất được tổ chức với nghi thức và nghi lễ riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể”. Như vậy có thể sự kiện mang tính nghi lễ hay ít tính nghi lễ (các lễ kỉ niệm) hay ít mang tính nghi lễ (các cuộc hội nghị, gặp gỡ) song đều có tính tổ chức rất cao với sự phối hợp của rất nhiều bộ phận trên một ý tưởng thống nhất, một khung chương trình hoàn chỉnh với các quy mô tổ chức khác nhau. Như vậy, có thể mở rộng định nghĩa sự kiện thành: sự kiện là sự phối kết hợp giữa các quy tắc về quản trị, thời gian, nhân sự (người tổ chức), người tham dự và địa điểm. Sự kiện là các hoạt động có chủ đích xảy ra tại một thời gian, địa điểm nhất định nhằm truyền tải thông điệp và nội dung của chương trình đó đến các đối tượng tham gia. Về phân loại sự kiện, người ta đưa ra nhiều cách phân chia: phân chia theo thời gian, địa điểm, quy mô, tính chất, mục đích. Riêng về phân loại sự kiện theo tính chất, mục đích thì lại đươc chia làm nhiều loại nhỏ nữa: sự kiện thương mại và doanh nghiệp, sự kiện từ thiện và có căn nguyên; triển lãm, trưng bày, hội chợ;...và đặc biệt lưu ý đến lễ hội, dưới góc nhìn sự kiện văn hóa – du lịch. Nó chính là một nghi lễ văn hóa, hoặc có từ lâu đời, hoặc có tính chất tôn giáo, được tổ chức bởi vì và/hoặc cộng đồng, có thể độc lập và kết hợp với những sự kiện khác. Sự kiệp góp phần xúc tiến, quảng bá du lịch, góp phần xóa bỏ tính thời vụ của du lịch, tăng cường sự đầu tư và xã hôi hóa du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm đến và góp phần hiện thực hóa quan điểm về du lịch bền vững.
Trả lời
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về sự kiện. Sự kiện được hiểu dưới nhiều góc độ: có người hiểu nó là những hoạt động mang tính xã hội cao, quy mô lớn, có sức ảnh hưởng mạnh và có những ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội; có nhiều người hiểu sự kiện liên quan đến hoạt động tiếp thị, thương mại như hội thảo, hội nghị, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm...; có một số người lại chỉ hiểu sự kiện ở quy mô nhỏ hơn như các hoạt động mang tính cá nhân, tang ma, cưới hỏi, sinh nhật. Nhiều nhà nghiên cứu về sự kiện cũng có những định nghĩa khác nhau, tiêu biểu như Lương Hồng Quang, Cao Đức Hải, Getz và Goldblatt... Theo Lương Hồng Quang, thì “Sự kiện đươc dùng để mô tả các nghi lễ, các buổi giới thiệu, trình diễn hay các lễ kỉ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng với những mục đích kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hoặc mục đích hợp tác.” Getz (1997) cho rằng: “Các sự kiện đều diễn ra trong thời gian ngắn, và mọi sự kiện đều là sự phối hợp giữa thời gian, sự sắp xếp, quản trị và nhân sự.” Theo Getz thì các đặc trưng của sự kiện không thể không có: không khí đặc biệt với tinh thần lễ hội, tính độc đáo, tính chất lượng xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng và tùy vào phạm vi, quy mô, các tính chất đó được thể hiện ở mức độ và các sắc thái khác nhau nhưng phải đem đến một không gian và thời gian đặc biệt cho các đối tượng mà mình hướng tới, một thông điệp nào đó, được thể hiện bằng các thủ pháp văn hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng. Theo Goldblatt (2005) thì định nghĩa sự kiện là “khoảng khắc thời gian độc nhất được tổ chức với nghi thức và nghi lễ riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể”. Như vậy có thể sự kiện mang tính nghi lễ hay ít tính nghi lễ (các lễ kỉ niệm) hay ít mang tính nghi lễ (các cuộc hội nghị, gặp gỡ) song đều có tính tổ chức rất cao với sự phối hợp của rất nhiều bộ phận trên một ý tưởng thống nhất, một khung chương trình hoàn chỉnh với các quy mô tổ chức khác nhau. Như vậy, có thể mở rộng định nghĩa sự kiện thành: sự kiện là sự phối kết hợp giữa các quy tắc về quản trị, thời gian, nhân sự (người tổ chức), người tham dự và địa điểm. Sự kiện là các hoạt động có chủ đích xảy ra tại một thời gian, địa điểm nhất định nhằm truyền tải thông điệp và nội dung của chương trình đó đến các đối tượng tham gia. Về phân loại sự kiện, người ta đưa ra nhiều cách phân chia: phân chia theo thời gian, địa điểm, quy mô, tính chất, mục đích. Riêng về phân loại sự kiện theo tính chất, mục đích thì lại đươc chia làm nhiều loại nhỏ nữa: sự kiện thương mại và doanh nghiệp, sự kiện từ thiện và có căn nguyên; triển lãm, trưng bày, hội chợ;...và đặc biệt lưu ý đến lễ hội, dưới góc nhìn sự kiện văn hóa – du lịch. Nó chính là một nghi lễ văn hóa, hoặc có từ lâu đời, hoặc có tính chất tôn giáo, được tổ chức bởi vì và/hoặc cộng đồng, có thể độc lập và kết hợp với những sự kiện khác. Sự kiệp góp phần xúc tiến, quảng bá du lịch, góp phần xóa bỏ tính thời vụ của du lịch, tăng cường sự đầu tư và xã hôi hóa du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm đến và góp phần hiện thực hóa quan điểm về du lịch bền vững.