Sự ra đời và phát triển của truyền thông đại chúng như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Truyền thông đại chúng tiếng Anh: mass communication,

Theo các nhà nghiên cứu là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) năm 1946. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng, khi báo chí và nhất là các phương tiện phát thanh, truyền hình phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi.

Theo PGS TS.Phạm Thành Hưng, khái niệm truyền thông đại chúng được hiểu như là tổng thể các phương thức và phương tiện thông tin có lượng địa chỉ tiếp nhận lớn và công nghệ truyền phát hiện đại, tác giả cho rằng: “Truyền thông đại chúng là hoạt động truyền phát và tiếp nhận thông tin có quy mô tác động xã hội rộng rãi, đồng loạt và hiệu quả giao tiếp lớn”. Vì phạm vi tác động của truyền thông đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu, do vậy truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.

Tác giả Tạ Ngọc Tấn rất có lý khi phân tích: “Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin. Để thực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi và quy mô rộng lớn cần phải có các phương tiện kỹ thuật thích ứng. Do đó, truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo, v.v..”

Do đó, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù, bao gồm ba thành tố: Hoạt động truyền thông; các nhà truyền thông và công chúng độc giả và khán, thính giả. Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau, đó là: Sách; báo in; điện ảnh; phát thanh; truyền hình; quảng cáo; Internet; băng, đĩa hình và âm thanh...

Trả lời

Truyền thông đại chúng tiếng Anh: mass communication,

Theo các nhà nghiên cứu là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) năm 1946. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng, khi báo chí và nhất là các phương tiện phát thanh, truyền hình phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi.

Theo PGS TS.Phạm Thành Hưng, khái niệm truyền thông đại chúng được hiểu như là tổng thể các phương thức và phương tiện thông tin có lượng địa chỉ tiếp nhận lớn và công nghệ truyền phát hiện đại, tác giả cho rằng: “Truyền thông đại chúng là hoạt động truyền phát và tiếp nhận thông tin có quy mô tác động xã hội rộng rãi, đồng loạt và hiệu quả giao tiếp lớn”. Vì phạm vi tác động của truyền thông đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu, do vậy truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.

Tác giả Tạ Ngọc Tấn rất có lý khi phân tích: “Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin. Để thực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi và quy mô rộng lớn cần phải có các phương tiện kỹ thuật thích ứng. Do đó, truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo, v.v..”

Do đó, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù, bao gồm ba thành tố: Hoạt động truyền thông; các nhà truyền thông và công chúng độc giả và khán, thính giả. Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau, đó là: Sách; báo in; điện ảnh; phát thanh; truyền hình; quảng cáo; Internet; băng, đĩa hình và âm thanh...