Tại sao báo đài luôn nói thiếu giáo viên nhưng lương giáo viên lại rất thấp?

    Giáo viên lương nhà nước trả có thể thấp nhưng thu nhập không thấp tí nào nhé.

    Chị gái mình học 1 trường cao đẳng ở tỉnh ra, xong học liên thông lên Đại học Ngoại ngữ đại học Quốc gia, xin về dạy ở 1 trường gần nhà... chuyên ngành của chị là tiếng Anh, đối tượng dạy là bọn trẻ con cấp 2...

    Mỗi tháng 4-50 củ là bình thường, giờ còn phải thuê mấy bạn Tây Ba lô 20 củ/tháng để nói chuyện với các nhóc.

    Ra trường 3 năm mua con xe 1 tỏi để đi, dù chưa lấy chồng, đấy là 3-4 năm trước rồi ấy...

    Cả nhà chán chả thèm hỏi kiếm được bao nhiêu tiền rồi, chỉ biết năm đi Sing, Bali hay Thái Lan nó nhàn lắm, hô 1 phát đi luôn... Chị còn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, vào Đảng, blablab các thứ nữa...

    Đã thế còn đi đâu cũng được trọng vọng bạn nhé...

    Cả nhà cũng chả ai dám giục chị đi lấy chồng, giờ chắc anh nào cưới được chị phải đi Lexus thì may ra...

    Mình kém chị có mấy tuổi, 2 bằng đại học, 1 số thứ nữa, toàn trường VIP cả, nhưng cũng còm cõi mấy chục củ khoai/tháng thôi, cái nghề thì tối tăm hơn cả tối tăm. 2 bằng đại học của mình thì vừa xã hội vừa kỹ thuật, thế mà ôi thôi vẫn không hiểu bao giờ mình được 1 góc của chị...

    Trả lời

    Giáo viên lương nhà nước trả có thể thấp nhưng thu nhập không thấp tí nào nhé.

    Chị gái mình học 1 trường cao đẳng ở tỉnh ra, xong học liên thông lên Đại học Ngoại ngữ đại học Quốc gia, xin về dạy ở 1 trường gần nhà... chuyên ngành của chị là tiếng Anh, đối tượng dạy là bọn trẻ con cấp 2...

    Mỗi tháng 4-50 củ là bình thường, giờ còn phải thuê mấy bạn Tây Ba lô 20 củ/tháng để nói chuyện với các nhóc.

    Ra trường 3 năm mua con xe 1 tỏi để đi, dù chưa lấy chồng, đấy là 3-4 năm trước rồi ấy...

    Cả nhà chán chả thèm hỏi kiếm được bao nhiêu tiền rồi, chỉ biết năm đi Sing, Bali hay Thái Lan nó nhàn lắm, hô 1 phát đi luôn... Chị còn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, vào Đảng, blablab các thứ nữa...

    Đã thế còn đi đâu cũng được trọng vọng bạn nhé...

    Cả nhà cũng chả ai dám giục chị đi lấy chồng, giờ chắc anh nào cưới được chị phải đi Lexus thì may ra...

    Mình kém chị có mấy tuổi, 2 bằng đại học, 1 số thứ nữa, toàn trường VIP cả, nhưng cũng còm cõi mấy chục củ khoai/tháng thôi, cái nghề thì tối tăm hơn cả tối tăm. 2 bằng đại học của mình thì vừa xã hội vừa kỹ thuật, thế mà ôi thôi vẫn không hiểu bao giờ mình được 1 góc của chị...

    bởi vì các cấp lãnh đạo giáo dục quá kém

    1. Ko phải chỗ nào cũng thiếu giáo viên mà có chỗ thì thừa và nhiều chỗ khác thiếu

    2. Những chỗ thiếu đơn giản vì nó ko "ngon", về vùng sâu vùng xa, tỉnh nghèo, dạy các môn phụ... Thu nhập ở các chỗ đó chủ yếu là lương cứng theo hệ số, phụ cấp giảng dạy và một vài loại phụ cấp khác; gần như ko có khả năng kiếm thêm thu nhập từ viêc giảng dạy. Làm thì vất vả, thu nhập thì bèo bọt, lại ở mấy chỗ khỉ ho cò gáy xa đô thị phồn hoa nên ít người muốn làm thôi.

    3. Thiếu hay đủ thì giáo viên trường công người ta vẫn chỉ trả lương y như vậy thôi, nên ko phải vì thiếu giáo viên mà lương của những người còn lại sẽ cao lên.

    Nguyên nhân chính của việc thiếu giáo viên là vì lương thấp mà. Nên không có gì lạ.

    Chúng ta phải thừa nhận một thực tế như thế này:

    1. Chất lượng giáo viên sụt giảm. 
      Nhiều người có năng lực tìm thấy các cơ hội khác trong xã hội để lo cho cuộc sống của họ. Vì vậy, những người không thể cạnh tranh được và cũng không có năng lực tạo ra sự khác biệt cho bản thân. Sự cạnh tranh vào sư phạm dễ dàng hơn vào các ngành khác, điều này trở thành lựa chọn cho những người không có sự tự tin về năng lực. Thì lẽ dĩ nhiên chất lượng sư phạm đi xuống. 
    2. Giáo viên là một trong những đại diện của giới trí thức.
      - Khi đồng lương của giáo viên thấp, họ làm sao để truyền cảm hứng cho học trò. Rằng việc học là quan trọng, ít ra thì cũng đi làm giáo viên, lương lá ổn định, sống một cuộc sống thoải mái được. Nhưng rõ ràng phải thừa nhận, dù như vậy học sinh vẫn không mất đi động lực học tập, vì nó biết là chỉ cần đừng chọn sư phạm mà thôi. Ngoài kia vẫn còn những người khác trong xã hội truyền động lực cho nó theo kiểu: mày không chịu học thì mai mốt đi làm giáo viên cực lắm. (ví dụ thế thôi).
      - Vậy thì bản thân những người được là đại diện của giới trí thức phải có cách để ổn định cuộc sống của mình trước đã. Nghỉ việc, dạy thêm, làm thêm,... là một trong những giải pháp đó. Người dạy các môn quan trọng thì có thể dạy thêm, người dạy các môn không quan trọng thì có thể bán hàng online,... Tuy nhiên năng lực giải quyết vấn đề ở giáo viên bây giờ cũng giảm đi vì chất lượng đầu vào giảm (dễ hiểu là họ thuộc nhóm có năng lực kém hơn các nhóm khác).

    Giáo viên là một trong những ngành nghề cho nhóm những người thích sự ổn định. Họ phấn đấu vào biên chế để không lo về vấn đề thất nghiệp. Sẽ ra sao nếu họ không còn thích sự ổn định nữa, họ dám thử thách bản thân, hoàn thiện bản thân để tìm đến những nơi đãi ngộ tốt hơn. Thậm chí, nếu họ đủ năng lực, họ có thể tự mình hoặc kết hợp với những người khác có kiến thức phù hợp để thành lập trường tư.

    Sẽ ra sao nếu có những doanh nhân, những người có đủ khả năng và nguồn lực, tự mở trường tư, xây dựng chuỗi trường tư. Thậm chí, mở cả trường đại học đào tạo nhân lực cho hệ thống của họ. Chiêu mộ những người giỏi hơn vào học và làm cho họ?

    Chúng ta chỉ chăm chăm vào nhìn vấn đề theo chiều xuôi là tại sao giáo viên là tầng lớp trí thức, có ăn học mà lại lương thấp. Nhưng chúng ta không nhìn theo chiều ngược lại. Tại sao những người có trí thức như giáo viên lại chấp nhận bế tắc trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ? Câu trả lời chúng ta cũng hiểu được phần nào khi nói đến chất lượng đầu vào sư phạm sụt giảm rồi. Cơ bản giáo viên bây giờ không thuộc nhóm có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Nếu năng lực của họ có, bản lĩnh họ có, họ đâu cần đợi đến nhà nước.

    Tất nhiên, sẽ rất tuyệt vời nếu nhà nước có những chính sách tốt hơn trong thời gian tới. Để không những cải thiện lương giáo viên, mà còn tăng chất lượng giáo viên lên nữa. Điều này có được cải thiện và sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Nhưng nó sẽ không cao như ngân hàng hay một số ngành nghề xã hội khác. Muốn cao như vậy, chúng ta phải tăng lương cho toàn bộ nhóm công chức. Điều này rất khó khăn chứ không phải dễ. 

    Mình không đủ tầm để nói về vĩ mô. Nhưng chắc chắn bài toán sẽ rất khó khăn khi lựa chọn phát triển kinh tế, tận dụng thời cơ để đưa đất nước đi lên rồi từ đó chấn hưng giáo dục. Hay tập trung vào giáo dục, để gặt hái thành quả trong 10-20 năm tới mà chấp nhận có thể lỡ một số thời cơ hiện tại. 100tr dân, đông thứ 15 trên thế giới. Đây là một bài toán không dễ dàng gì. Không phải chuyện tăng cái này, cắt giảm cái kia là xong, dù thực tế vẫn đang làm như vậy rồi. 

    Hi vọng trong thời gian tới, tình hình lương giáo viên và lương các ngành nghề khác sẽ ổn hơn. Và những người tài vẫn có thể chọn sư phạm để cống hiến.