Tại sao cần một thứ ngôn ngữ chuẩn mực cho báo chí?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngôn ngữ cho báo chí cần tuân thủ các điều sau: + Trước hết, báo chí cũng là một thể loại văn bản riêng biệt, cần một thứ ngôn ngữ đặc thù để có thể phân biệt được báo chí với các thể loại văn bản khác. + Báo chí là một trong những phương tiện truyền tải thông tin nhanh và uy tín nhất cho công chúng. Thông tin trên báo chí được xem như một thông tin công cộng truyền tải đến tất cả mọi người. Với thông tin mang tính đại chúng như vậy, báo chí không thể sử dụng ngôn ngữ địa phương, khó hiểu để truyền tải được. Vì vậy ngôn ngữ báo chí cần phải thỏa mãn yêu câu dễ hiểu và phổ thông để tất cả người đọc có thể hiểu và cập nhật thông tin được. + Trong báo chí lại chia ra làm nhiều thể loại khác nhau: tin văn, bình luận, phóng sự, kí sự, phỏng vấn, chưa kể đến việc ta phải phân biệt ngôn ngữ của báo in, truyền hình, phát thanh và điện tử. Mỗi một thể loại của báo chí lại cần có một chuẩn mực riêng để tạo ra phong cách và phù hợp với từng thể loại của nó. Chẳng hạn, tin vắn ta không thể kể chi tiết của sự việc được. Hay ngôn ngữ của truyền hình là văn nói và kể bằng hình, ta không thể chỉ sử dụng âm thanh để kể chuyện như phát thanh được. + Từng nội dung, mảng đề tài của báo chí sẽ có những từ ngữ mang tính chuyên ngành riêng, từ đó cách diễn đạt qua báo chí cũng có sự khác biệt. VD: Một bài báo phản ánh vẫn đề kinh tế sẽ chứa nhiều số liệu, người làm báo sẽ đi kèm các biểu đồ và bản đồ để biểu thị thông tin. Một bài phóng sự về chân dung con người thì sẽ thiên về kể nhiều, những thông tin về nhân vật, hầu hết không có nhiều số liệu được sử dụng. Một bài viết trang trọng đưa tin về các vĩ lãnh đạo cấp cao không thể sử dụng những từ ngữ châm biếm.
Trả lời
Ngôn ngữ cho báo chí cần tuân thủ các điều sau: + Trước hết, báo chí cũng là một thể loại văn bản riêng biệt, cần một thứ ngôn ngữ đặc thù để có thể phân biệt được báo chí với các thể loại văn bản khác. + Báo chí là một trong những phương tiện truyền tải thông tin nhanh và uy tín nhất cho công chúng. Thông tin trên báo chí được xem như một thông tin công cộng truyền tải đến tất cả mọi người. Với thông tin mang tính đại chúng như vậy, báo chí không thể sử dụng ngôn ngữ địa phương, khó hiểu để truyền tải được. Vì vậy ngôn ngữ báo chí cần phải thỏa mãn yêu câu dễ hiểu và phổ thông để tất cả người đọc có thể hiểu và cập nhật thông tin được. + Trong báo chí lại chia ra làm nhiều thể loại khác nhau: tin văn, bình luận, phóng sự, kí sự, phỏng vấn, chưa kể đến việc ta phải phân biệt ngôn ngữ của báo in, truyền hình, phát thanh và điện tử. Mỗi một thể loại của báo chí lại cần có một chuẩn mực riêng để tạo ra phong cách và phù hợp với từng thể loại của nó. Chẳng hạn, tin vắn ta không thể kể chi tiết của sự việc được. Hay ngôn ngữ của truyền hình là văn nói và kể bằng hình, ta không thể chỉ sử dụng âm thanh để kể chuyện như phát thanh được. + Từng nội dung, mảng đề tài của báo chí sẽ có những từ ngữ mang tính chuyên ngành riêng, từ đó cách diễn đạt qua báo chí cũng có sự khác biệt. VD: Một bài báo phản ánh vẫn đề kinh tế sẽ chứa nhiều số liệu, người làm báo sẽ đi kèm các biểu đồ và bản đồ để biểu thị thông tin. Một bài phóng sự về chân dung con người thì sẽ thiên về kể nhiều, những thông tin về nhân vật, hầu hết không có nhiều số liệu được sử dụng. Một bài viết trang trọng đưa tin về các vĩ lãnh đạo cấp cao không thể sử dụng những từ ngữ châm biếm.