Tại sao chim không rơi khỏi cành khi ngủ?

  1. Sinh vật cảnh

Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn đối với mình từ trước đến giờ :v

Từ khóa: 

sinh vật cảnh

Bám chặt – Cơ chế đậu tự động (Automatic Perching Mechanism)

Để đi vào giấc ngủ, cơ thể chim phải trải qua một loạt các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi này là làm mềm cơ, xảy ra khi não giảm kiểm soát các chuyển động cơ, đi kèm với một số thay đổi sinh lý khác.

Để có thể đứng thăng bằng trên cây một cách hoàn hảo cùng các búi cơ mềm không phải dễ dàng, những chú chim phải xoay sở với điều này bằng cách khóa chặt đôi chân.

Cơ chế khóa cũng xảy ra do lớp mô bao quanh gân cơ chân chúng có về mặt nhám. Bề mặt xù xì gây ra ma sát giữa gân và lớp vỏ xung quanh giúp cố định chân vào một điểm.

Đây gọi là "Cơ chế đậu tự động" – Automatic Perching Mechanism. Tính năng này có ở hầu hết các loài chim, cho phép chúng bám chặt vào cành cây vừa không mất sức lại vừa chắc chắn. Không chỉ những giống chim có tư thế đậu thẳng, những loài ngủ treo như vẹt cũng được hưởng lợi không ít từ đặc tính hữu ích này.

Trong một số hoàn cảnh khác, cơ chế khóa cũng phát huy tác dụng. Lấy ví dụ như những giống chim săn mồi, chúng có thể quặp chặn con mồi trong khi bay. Một số loài chim cũng nhờ đó leo trèo, bơi, lội nước hay treo mình dễ dàng.

Trả lời

Bám chặt – Cơ chế đậu tự động (Automatic Perching Mechanism)

Để đi vào giấc ngủ, cơ thể chim phải trải qua một loạt các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi này là làm mềm cơ, xảy ra khi não giảm kiểm soát các chuyển động cơ, đi kèm với một số thay đổi sinh lý khác.

Để có thể đứng thăng bằng trên cây một cách hoàn hảo cùng các búi cơ mềm không phải dễ dàng, những chú chim phải xoay sở với điều này bằng cách khóa chặt đôi chân.

Cơ chế khóa cũng xảy ra do lớp mô bao quanh gân cơ chân chúng có về mặt nhám. Bề mặt xù xì gây ra ma sát giữa gân và lớp vỏ xung quanh giúp cố định chân vào một điểm.

Đây gọi là "Cơ chế đậu tự động" – Automatic Perching Mechanism. Tính năng này có ở hầu hết các loài chim, cho phép chúng bám chặt vào cành cây vừa không mất sức lại vừa chắc chắn. Không chỉ những giống chim có tư thế đậu thẳng, những loài ngủ treo như vẹt cũng được hưởng lợi không ít từ đặc tính hữu ích này.

Trong một số hoàn cảnh khác, cơ chế khóa cũng phát huy tác dụng. Lấy ví dụ như những giống chim săn mồi, chúng có thể quặp chặn con mồi trong khi bay. Một số loài chim cũng nhờ đó leo trèo, bơi, lội nước hay treo mình dễ dàng.

Vì chân chim ko có cơ, nó chỉ có các sợi gân, gọi là gân đậu. Khi đậu, chim khụy chân lại khiến các gân này căng ra, kéo các ngón chân quắp lại (Bạn có thể thấy khi nâng chân chim lên sẽ thấy ngón chân tự quắp lại). Nhờ đó siết chặt vào cành cây ở dưới. Vì ko có cơ nên cũng ko xảy ra trường hợp cơ bị mỏi mà buông, nên chim còn đậu, còn khụy chân thì chân còn bám vào cành. Việc giữ thăng bằng thì chim là loài bay lượn sao mà thăng bằng kém đc. Trên đây nói về các loại chim bay và đậu. Còn chim bơi hay đi bộ thì có cấu tạo chân khác nhau nữa.