Tại sao chúng ta không nhận thức được thời điểm mình rơi vào giấc ngủ?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Câu hỏi của bạn đang ngầm định là có một ranh giới rạch ròi giữa thức và ngủ. Thực ra quá trình chuyển tiếp từ thức sang ngủ là một quá trình liên tục, bạn hình dung như một ngọn đèn dầu đang tắt dần vì cạn dầu, hoặc các con số thực tiến dần từ 1.9, 1.99, 1.999,... đến 2 vậy. Theo các nhà khoa học thần kinh thì suy nghĩ của ta chỉ xuất hiện khi não hoạt động mạnh, các xung thần kinh phát ra và đi đến khắp các vùng khác nhau trong não, và khi ta dần rơi vào giấc ngủ thì các xung này cũng yếu dần đi, chỉ để lại một loại xung kiểu như background thôi. Mình kiếm cho bạn một cái hình, nguồn ở

đây
. (REM là một giai đoạn mơ của giấc ngủ).

https://cdn.noron.vn/2021/07/13/wpbec0714a0506-1626153539_1024.jpg

Khi các xung não yếu dần thì suy nghĩ cũng rời rạc đi, kiểu như nó ko còn đủ một câu nữa mà chỉ là những từ ngữ rời rạc, hoặc một dạng ý niệm mà ko liên kết được với từ ngữ (có thể giải thích là vì vùng xử lý ngôn ngữ không còn phát hoặc nhận xung từ các vùng khác nữa). Về vấn đề này thì cũng có mấy câu hỏi hay nhưng rất khó: "Đơn vị nhỏ nhất của suy nghĩ là gì?" "Bên cạnh ngôn ngữ thì có dạng biểu diễn nào khác của suy nghĩ không?" "Loài vật suy nghĩ như thế nào?"...

Ví dụ như khi mình bị tiêm thuốc mê thì mình lịm đi rất nhanh (~10s), và cho dù mình cứ cố nhẩm "Mình chuẩn bị ngủ, mình chuẩn bị ngủ,..." thì cũng khó mà nhẩm được đến giây thứ 8.

Câu hỏi của bạn rất hay. Phần lớn tiến trình của khoa học là đi lấp đầy khoảng trống trong những tư duy nhị nguyên, như câu hỏi của bạn. Chúc bạn tiếp tục tò mò về thế giới !

Trả lời

Câu hỏi của bạn đang ngầm định là có một ranh giới rạch ròi giữa thức và ngủ. Thực ra quá trình chuyển tiếp từ thức sang ngủ là một quá trình liên tục, bạn hình dung như một ngọn đèn dầu đang tắt dần vì cạn dầu, hoặc các con số thực tiến dần từ 1.9, 1.99, 1.999,... đến 2 vậy. Theo các nhà khoa học thần kinh thì suy nghĩ của ta chỉ xuất hiện khi não hoạt động mạnh, các xung thần kinh phát ra và đi đến khắp các vùng khác nhau trong não, và khi ta dần rơi vào giấc ngủ thì các xung này cũng yếu dần đi, chỉ để lại một loại xung kiểu như background thôi. Mình kiếm cho bạn một cái hình, nguồn ở

đây
. (REM là một giai đoạn mơ của giấc ngủ).

https://cdn.noron.vn/2021/07/13/wpbec0714a0506-1626153539_1024.jpg

Khi các xung não yếu dần thì suy nghĩ cũng rời rạc đi, kiểu như nó ko còn đủ một câu nữa mà chỉ là những từ ngữ rời rạc, hoặc một dạng ý niệm mà ko liên kết được với từ ngữ (có thể giải thích là vì vùng xử lý ngôn ngữ không còn phát hoặc nhận xung từ các vùng khác nữa). Về vấn đề này thì cũng có mấy câu hỏi hay nhưng rất khó: "Đơn vị nhỏ nhất của suy nghĩ là gì?" "Bên cạnh ngôn ngữ thì có dạng biểu diễn nào khác của suy nghĩ không?" "Loài vật suy nghĩ như thế nào?"...

Ví dụ như khi mình bị tiêm thuốc mê thì mình lịm đi rất nhanh (~10s), và cho dù mình cứ cố nhẩm "Mình chuẩn bị ngủ, mình chuẩn bị ngủ,..." thì cũng khó mà nhẩm được đến giây thứ 8.

Câu hỏi của bạn rất hay. Phần lớn tiến trình của khoa học là đi lấp đầy khoảng trống trong những tư duy nhị nguyên, như câu hỏi của bạn. Chúc bạn tiếp tục tò mò về thế giới !

Có thể mình và bộ não là 2 thứ hoàn toàn tách biệt, có thể chúng ta cao cấp hơn bộ não và có thể ra lệnh cho nó. Khi mình thức, não có thể xử lý vô số các thông tin khác nhau mà các giác quan của chúng ta thu thập được như nghe thấy, ngửi thấy, chạm vào, hoặc cảm giác thời gian. Còn khi ta suy nghĩ, não ta bắt đầu hồi tưởng và lấy thông tin từ những gì ta trải nghiệm được. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, chúng ta ngưng tiếp nhận những thông tin từ môi trường xung quanh, não sẽ ko phải sử lý những thông tin bên ngoài mà cta đem vào, công việc của nó là sử lý thông tin về kí ức bên trong của chúng ta.

Hì :)) đó là giả thuyết của mình thôi