Tại sao màu của cầu vồng lại được sắp xếp theo thứ tự từ đỏ đến tím như vậy?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ánh sáng hằng ngày (do mặt trời) gọi là ánh sáng “trắng”. Thật ra, ánh sáng trắng này là tổng hợp của những ánh sáng có màu sắc khác nhau. Nhìn vào một tấm kiếng, nhìn vào một cái bong bóng xà bông hay một lăng kính, bạn sẽ thấy màu sắc của các ánh sáng này. Cái khiến cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chính là do mỗi thứ ánh sáng có độ dài sóng khác nhau. Độ dài sóng (ánh sáng) tạo thành các dải màu song song với nhau, màu nọ sát khít bên màu kia theo một thứ tự nhất định. Giải màu này được gọi là quang phổ. Trong quang phổ, luôn luôn bao giờ cũng bắt đầu bằng giải màu đỏ và kết thúc là màu tím. Cầu vồng chính là một quang phổ lớn. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những phân tử nước kết thành những giọt nước li ti thì ánh sáng ấy bị phân tích cũng như khi chiếu qua kính quang phổ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua giọt nước, ta đã thấy ánh sáng bị phân tích thành giải bảy màu. Thế rồi các ánh sáng này lại xuyên qua giọt nước khác, giọt nước khác … cứ như vậy hình thành quang phổ cầu vồng. Nhìn vào quang phổ cầu vồng, phía trên cùng bao giờ cũng là màu đỏ, phía dưới cùng bao giờ cũng là màu tím. Cầu vồng chỉ xuất hiện trên bầu trời khi trời vừa mưa vừa nắng và mặt trời ở phía đối diện với người quan sát. Chẳng hạn, bạn phải đứng giữa mặt trời và màn mưa, mặt trời phía sau lưng, màn mưa phía trước mặt bạn. Mặt trời, con mắt của bạn và trung điểm của cầu vồng phải nằm trên cùng một đường thẳng.
Trả lời
Ánh sáng hằng ngày (do mặt trời) gọi là ánh sáng “trắng”. Thật ra, ánh sáng trắng này là tổng hợp của những ánh sáng có màu sắc khác nhau. Nhìn vào một tấm kiếng, nhìn vào một cái bong bóng xà bông hay một lăng kính, bạn sẽ thấy màu sắc của các ánh sáng này. Cái khiến cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chính là do mỗi thứ ánh sáng có độ dài sóng khác nhau. Độ dài sóng (ánh sáng) tạo thành các dải màu song song với nhau, màu nọ sát khít bên màu kia theo một thứ tự nhất định. Giải màu này được gọi là quang phổ. Trong quang phổ, luôn luôn bao giờ cũng bắt đầu bằng giải màu đỏ và kết thúc là màu tím. Cầu vồng chính là một quang phổ lớn. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những phân tử nước kết thành những giọt nước li ti thì ánh sáng ấy bị phân tích cũng như khi chiếu qua kính quang phổ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua giọt nước, ta đã thấy ánh sáng bị phân tích thành giải bảy màu. Thế rồi các ánh sáng này lại xuyên qua giọt nước khác, giọt nước khác … cứ như vậy hình thành quang phổ cầu vồng. Nhìn vào quang phổ cầu vồng, phía trên cùng bao giờ cũng là màu đỏ, phía dưới cùng bao giờ cũng là màu tím. Cầu vồng chỉ xuất hiện trên bầu trời khi trời vừa mưa vừa nắng và mặt trời ở phía đối diện với người quan sát. Chẳng hạn, bạn phải đứng giữa mặt trời và màn mưa, mặt trời phía sau lưng, màn mưa phía trước mặt bạn. Mặt trời, con mắt của bạn và trung điểm của cầu vồng phải nằm trên cùng một đường thẳng.