Tại sao menu chay dùng nguyên liệu chay mà vẫn thích đặt tên theo món mặn?

  1. Kiến thức chung


Từ khóa: 

kiến thức chung

Món ăn chay nhưng đặt tên mặn thật ra mình phản đối chuyện này đã chay thì ra chay, mặn ra mặn không thích lẫn lộn kể cả tên gọi và đặc biệt theo như vầy thì giống ăn chay hình thức, ăn chay nhưng vẫn tơ tưởng đồ mặn

Trả lời

Món ăn chay nhưng đặt tên mặn thật ra mình phản đối chuyện này đã chay thì ra chay, mặn ra mặn không thích lẫn lộn kể cả tên gọi và đặc biệt theo như vầy thì giống ăn chay hình thức, ăn chay nhưng vẫn tơ tưởng đồ mặn

Để khách hàng có thể dễ dàng tưởng tượng ra vị của món ăn, thay vì phải đặt một cái tên mới.

Btw, mình thấy việc ăn chay theo phong cách giả món mặn là điều hết sức nhảm nhí, có vài món mình thấy còn rất unhealthy do nguyên liệu phải xử lý qua nhiều công đoạn để có được hương vị/chất liệu giống món mặn.

Cái này thì hẳn là để phục vụ nhu cầu của khách hàng thôi, nhiều người muốn chứng tỏ mình sống tốt đời đẹp đạo, ăn chay nhưng vẫn muốn có hương vị của món mặn, cái tên thì để cho dễ nhớ, dễ gọi thôi.

Cá nhân mình cũng thấy việc làm đồ chay bắt chước món mặn là rất nhảm nhí, như hàng long la hán đã từng nói: "Phật tại tâm chứ ko tại khẩu" - trong tâm có phật thì uống rượu, ăn thịt cũng là ăn chay. Có vẻ hiện tại Phật tử của chúng ta đang đi theo hướng ngược lại - Phật tại khẩu chứ ko tại tâm.

  1. Để tên món ăn ngắn gọn súc tích => tiết kiệm giấy và cost cho nhà hàng. Nếu định nghĩa: tên món ăn là tên của những nguyên liệu chính + công thức nấu chính, thì món chay đó có tên là gì bạn biết không? Hẳn là sẽ rất dài: ví dụ món BÒ KHO CHAY, gọi là món RAU CỦ QUẢ NẤM NẤU VỚI NGŨ VỊ HƯƠNG DẦU ĐIỀU NƯỚC DỪA TƯƠi, okie? 
  2. Đã là ăn chay, biết nó là món chay rồi thì sao phải chấp tên gọi? Hay vẫn còn nghi ngờ và thèm thuồng món ăn mặn ạ?