Nêu khái quát về lục thư

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lục thư 六書 là để chỉ 6 cách tạo ra chữ Hán, bao gồm: tượng hình 象形, chỉ sự 指事, hội ý 會意, hình thanh 形聲, chuyển chú 轉注 và giả tá 假借. Trong đó người ta thường chia ra: tượng hình, chỉ sự là tạo tự pháp 造字法 (cách tạo chữ); hội ý, hình thanh là tổ tự pháp 組字法 (cách ghép chữ), chuyển chú, giả tá là dụng tự pháp 用字法 (cách dùng chữ); chứ không coi cả 6 cách trên đều là tạo tự pháp. 1. Tượng hình 象形: Tượng hình là dùng nét bút để miêu tả trực tiếp sự vật, ví dụ như chữ nguyệt 月 vẽ hình mặt trăng, chữ nhật 日 vẽ hình mặt trời. Chữ tượng hình là loại chữ sơ khai nhất, và có tính hạn chế, vì có rất nhiều sự vật sự việc không thể dùng hình vẽ để miêu tả. 2. Chỉ sự 指事: Chữ chỉ sự khác chữ tượng hình ở chỗ tính hội họa của nó trừu tượng hơn nhiều. Chủ yếu là dùng kí hiệu đánh dấu để nói tới sự vật sự việc. Ví dụ chữ thượng 上, chữ hạ 下. Vẽ vạch ngang, rồi đánh dấu bên trên (thượng) hoặc bên dưới (hạ). 3. Hình thanh 形聲: Chữ hình thanh là loại chữ chiếm tỉ lệ cao nhất trong chữ Hán ngày nay. Chữ hình thanh được ghép từ bộ phận Hình và bộ phận Thanh. Phần Hình để miêu tả ý nghĩa hoặc mục loại của khái niệm; phần Thanh miêu tả âm đọc. Ví dụ như chữ giang江 bao gồm phần Hình là 3 chấm thủy, miêu tả nước; phần Thanh là chữ Công, biểu thị âm đọc gần giống thế. 4. Hội ý 會意: Một chữ hội ý có 2 phần trở lên, ý nghĩa của nó được hợp bởi ý nghĩa của những phần ghép thành chữ. Ví dụ chữ Minh明 là sáng, ghép từ Nhật 日 và Nguyệt 月. Chữ Hưu 休 là nghỉ ngơi, ghép từ bộ nhân đứng 亻và chữ Mộc 木, nghĩa là “người dựa vào gốc cây”, biểu thị người đang nghỉ ngơi. 5. Chuyển chú 轉注: Trong Thuyết Văn Giải Tự說文解字 của Hứa Thận許慎, chữ Chuyển chú được định nghĩa như sau: 转注者,建类一首,同意相受,考老是也。(Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo lão thị dã). Nghĩa là: chữ chuyển chú, cùng bộ mà ra, ý nghĩa giống nhau, ví như chữ khảo考 và chữ lão老. Trong Thuyết Văn, Hứa Thận dùng 2 chữ Khảo và Lão để chú thích lẫn cho nhau: 考,老也 Khảo, lão dã (khảo tức là lão).老,考也 Lão, khảo dã (lão tức là khảo). Tuy nhiên, Hứa Thận viết về chuyển chú quá đơn giản, lại chỉ lấy 2 ví dụ, nên đời sau vẫn đang tranh cãi về khái niệm chuyển chú. 6. Giả tá 假借: Giả tá là mượn chữ rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác. Ví dụ chữ Trường 長 (dài) được mượn làm chữ Trưởng lớn) luôn.
Trả lời
Lục thư 六書 là để chỉ 6 cách tạo ra chữ Hán, bao gồm: tượng hình 象形, chỉ sự 指事, hội ý 會意, hình thanh 形聲, chuyển chú 轉注 và giả tá 假借. Trong đó người ta thường chia ra: tượng hình, chỉ sự là tạo tự pháp 造字法 (cách tạo chữ); hội ý, hình thanh là tổ tự pháp 組字法 (cách ghép chữ), chuyển chú, giả tá là dụng tự pháp 用字法 (cách dùng chữ); chứ không coi cả 6 cách trên đều là tạo tự pháp. 1. Tượng hình 象形: Tượng hình là dùng nét bút để miêu tả trực tiếp sự vật, ví dụ như chữ nguyệt 月 vẽ hình mặt trăng, chữ nhật 日 vẽ hình mặt trời. Chữ tượng hình là loại chữ sơ khai nhất, và có tính hạn chế, vì có rất nhiều sự vật sự việc không thể dùng hình vẽ để miêu tả. 2. Chỉ sự 指事: Chữ chỉ sự khác chữ tượng hình ở chỗ tính hội họa của nó trừu tượng hơn nhiều. Chủ yếu là dùng kí hiệu đánh dấu để nói tới sự vật sự việc. Ví dụ chữ thượng 上, chữ hạ 下. Vẽ vạch ngang, rồi đánh dấu bên trên (thượng) hoặc bên dưới (hạ). 3. Hình thanh 形聲: Chữ hình thanh là loại chữ chiếm tỉ lệ cao nhất trong chữ Hán ngày nay. Chữ hình thanh được ghép từ bộ phận Hình và bộ phận Thanh. Phần Hình để miêu tả ý nghĩa hoặc mục loại của khái niệm; phần Thanh miêu tả âm đọc. Ví dụ như chữ giang江 bao gồm phần Hình là 3 chấm thủy, miêu tả nước; phần Thanh là chữ Công, biểu thị âm đọc gần giống thế. 4. Hội ý 會意: Một chữ hội ý có 2 phần trở lên, ý nghĩa của nó được hợp bởi ý nghĩa của những phần ghép thành chữ. Ví dụ chữ Minh明 là sáng, ghép từ Nhật 日 và Nguyệt 月. Chữ Hưu 休 là nghỉ ngơi, ghép từ bộ nhân đứng 亻và chữ Mộc 木, nghĩa là “người dựa vào gốc cây”, biểu thị người đang nghỉ ngơi. 5. Chuyển chú 轉注: Trong Thuyết Văn Giải Tự說文解字 của Hứa Thận許慎, chữ Chuyển chú được định nghĩa như sau: 转注者,建类一首,同意相受,考老是也。(Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo lão thị dã). Nghĩa là: chữ chuyển chú, cùng bộ mà ra, ý nghĩa giống nhau, ví như chữ khảo考 và chữ lão老. Trong Thuyết Văn, Hứa Thận dùng 2 chữ Khảo và Lão để chú thích lẫn cho nhau: 考,老也 Khảo, lão dã (khảo tức là lão).老,考也 Lão, khảo dã (lão tức là khảo). Tuy nhiên, Hứa Thận viết về chuyển chú quá đơn giản, lại chỉ lấy 2 ví dụ, nên đời sau vẫn đang tranh cãi về khái niệm chuyển chú. 6. Giả tá 假借: Giả tá là mượn chữ rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác. Ví dụ chữ Trường 長 (dài) được mượn làm chữ Trưởng lớn) luôn.