Làm thế nào để yêu cả việc mình ghét

  1. Kỹ năng mềm

Đam mê và làm thứ đam mê dễ rồi. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng chuyên nghiệp thì phải học cách yêu & có trách nhiệm để làm tốt cả việc mình ghét. 
Phải làm sao? Nghe thật khó quá :) 
Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Đôi khi chúng ta phải làm một cái gì đó chúng ta ghét để biết chúng ta thực sự yêu thích điều gì, bởi chỉ có trải nghiệm mới cho bạn kết quả chính xác nhất. Chính cái môi trường làm việc mà bạn ghét đó có thể giúp bạn rèn được tính kiên nhẫn, khả năng xử lý tình huống, phản ứng nhanh và một loạt những kĩ năng mềm khác mà bạn không thể học ở đâu khác. Vì vậy cứ "fake it till you make it", cứ giả vờ là bạn thích công việc đó cho đến 1 ngày bạn cảm thấy mình đã yêu thích nó từ lúc nào ko hay

Trả lời

Đôi khi chúng ta phải làm một cái gì đó chúng ta ghét để biết chúng ta thực sự yêu thích điều gì, bởi chỉ có trải nghiệm mới cho bạn kết quả chính xác nhất. Chính cái môi trường làm việc mà bạn ghét đó có thể giúp bạn rèn được tính kiên nhẫn, khả năng xử lý tình huống, phản ứng nhanh và một loạt những kĩ năng mềm khác mà bạn không thể học ở đâu khác. Vì vậy cứ "fake it till you make it", cứ giả vờ là bạn thích công việc đó cho đến 1 ngày bạn cảm thấy mình đã yêu thích nó từ lúc nào ko hay

Yêu cả thứ mình ghét là điều rất mâu thuẫn, nó có thể là kết quả của một quá trình, chứ không thể là trạng thái ngày qua ngày được.

Quan trọng là kết quả. "Yêu" và "Ghét" đều là cảm xúc nhất thời mà ta tự định nghĩa. Bạn có thể làm việc bạn rất "ghét", nhưng bù lại bạn sẽ có kết quả mà bạn "thích" (ví dụ nhận lương cuối tháng), dần dần, khi bạn quen việc, bạn sẽ không còn ghét nó nữa vì tâm trí bạn lúc đó tràn ngập điều bạn thích kia.

Btw, bạn không nhất thiết phải "yêu việc" để làm việc có kết quả tốt.

Với mình thì trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu, những cái gì là trách nhiệm thì phải làm. Việc thích hay ko thích, yêu hay ghét cũng chẳng quan trọng, vì mình vẫn cứ làm để hoàn thành trách nhiệm của bản thân thôi. Còn nếu nó ko phải là trách nhiệm bắt buộc phải làm, nếu bạn có thể lựa chọn thì đơn giản là ko làm, đi kiếm cái gì mà bạn thấy yêu thích, có hứng thú để làm.

Ngoài ra, con người thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh, có thể hiện tại bạn ghét những việc đó, nhưng sau này có thể bạn sẽ thích chúng; những việc hiện nay bạn thích có thể bạn mãi rồi cũng thấy chán. Thử làm những thứ khác đi, những thứ mà trước đây bạn ko thích cũng là một cách thú vị để trải nghiệm cuộc sống và làm mới bản thân.

Thỉnh thoảng chúng ta bị từ ngữ của mình gây rối chính mình mà không biết. Từ ngữ chỉ là từ ngữ, khi ta nói "yêu" hay "ghét" hoặc "đam mê", nó chỉ là những từ. Cảm giác thật sự là gì? Mỗi người có khả năng cảm nhận khác nhau, có người chịu khó sẽ nhận biết rõ hơn các trạng thái khác nhau trong nội tại của mình.

Theo mình đoán, người hỏi đang đề cập đến một trạng thái không có động lực. Từ "đam mê" hình như là một từ Hán Việt, bản thân nó đã không rõ hình thái và cần diễn đạt lại cho rõ.

Trái tim là trung tâm bơm xả máu đi toàn cơ thể. Giờ không cần dùng wiki để tra lại, mọi người cũng hình dung được tim phải làm việc dã man như thế nào cơ thể có đủ dưỡng chất nhờ máu lưu thông đều và hiệu quả.

Không phải tự nhiên từ "passion" lại thường hay được cảm nhận như màu đỏ (máu), và hay bị đánh đồng với từ "lust", dục vọng (thường là sex). Vì đó là một trạng thái nhiều động lực nhất, trái tim bơm xả máu liên tục với một động lực quyết liệt để hoàn thành mục tiêu.

Như vậy, chúng ta quay câu hỏi lại thành "làm thế nào mà trái tim tôi nó hoạt động lờ đờ như cây cơ thế này và làm sao để kích điện cho nó "sống" lại?"

Nếu công việc bạn thấy "ghét" là một bước thang bắt buộc để bạn tiến lên công việc bạn yêu thích/đam mê thì bạn sẽ thấy hết ghét nó thôi. 
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải làm công việc này? Hoặc là Làm công việc này tôi sẽ được gì?

Một người bạn của tôi từng rất ghét việc làm phụ bếp trong một nhà hàng tại Đức vì bản chất công việc ko hợp tính cách cũng như ko hợp với sếp. Nhưng đó là lại công việc phù hợp nhất, về cả thời gian và tài chính giúp cậu ấy có thể học ĐH bên đó. Và cậu ấy đã từ từ yêu công việc đó và kết thân với sếp.

Theo mình hãy trả lời thật tốt và rõ ràng câu hỏi tại sao? Câu hỏi Why sẽ là nguồn gốc của động lực.
Khi đó đã là việc phải làm, nên làm, cần làm thì hãy hành động. Con người vốn lười nên thật ra chúng ta ít "muốn làm" gì lắm.