Làm thế nào để che giấu cảm xúc tốt?

  1. Kỹ năng mềm

Khả năngche giấu cảm xúc hoàn toàn có thể trở thành một lợi thế lớn. Thế nhưng mình là một người khá thẳng tính, bộc trực nên rất khó để che giấu cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Và mình cũng không biết nên làm thế nào để có thể bớt thể hiện cảm xúc ra ngoài :(((

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Những người có tính cách thẳng thắn, bộc trực, gặp chuyện gì ngá mắt, ngứa tai thì bụp liền. Đúng thật, đó cũng là một bất lợi. Không ai có thể sửa đổi điều này bằng chính bạn, hãy phân tích từng chuyện một, bạn sẽ nhận ra lợi thế cũng như yếu thế của nó. Rất khó cho người khác giúp bạn hiểu chính mình, mặc dù có lời khuyên, vì không ai là bạn cả. Nếu nói là làm sao để che giấu thì bạn sẽ chẳng bao giờ che giấu được đâu. Theo bản thân mình thì không nên hỏi ai điều này ngoài chính bạn, đây là liều thuốc có tác dụng từ từ theo suốt cuộc đời, nắm được thì là vũ khí cho bạn chiến đấu cả đời, càng mài càng sáng.

https://cdn.noron.vn/2022/01/23/648761153213263548-1642906929.jpg
Trả lời

Những người có tính cách thẳng thắn, bộc trực, gặp chuyện gì ngá mắt, ngứa tai thì bụp liền. Đúng thật, đó cũng là một bất lợi. Không ai có thể sửa đổi điều này bằng chính bạn, hãy phân tích từng chuyện một, bạn sẽ nhận ra lợi thế cũng như yếu thế của nó. Rất khó cho người khác giúp bạn hiểu chính mình, mặc dù có lời khuyên, vì không ai là bạn cả. Nếu nói là làm sao để che giấu thì bạn sẽ chẳng bao giờ che giấu được đâu. Theo bản thân mình thì không nên hỏi ai điều này ngoài chính bạn, đây là liều thuốc có tác dụng từ từ theo suốt cuộc đời, nắm được thì là vũ khí cho bạn chiến đấu cả đời, càng mài càng sáng.

https://cdn.noron.vn/2022/01/23/648761153213263548-1642906929.jpg

1. Quan tâm đến người khác

Thoạt nghe, điều này có vẻ tốt. Khi cảm thấy buồn hoặc chán nản, bạn có thể dễ dàng cảm thông với những vấn đề của người khác. Thật không may, điều này có thể khiến bạn thêm mệt mỏi và chán nản.

2. Biến mất khỏi cuộc sống của những người thân quen

Mỗi khi muốn che giấu cảm xúc, nhiều người chọn cách tạm thời lánh mặt những người thân trong gia đình và bạn bè trong một khoảng thời gian nhất định, có thể vài ngày hoặc vài tuần. Bạn ngừng liên lạc với họ và thu mình trong thế giới riêng với những hàng rào phân cách với thế giới bên ngoài.

Điều này xảy ra khi chúng ta muốn đối diện với cảm xúc của chính mình trước khi sẵn sàng thể hiện nó ra ngoài. Khi không muốn ai khơi dậy cảm xúc từ sâu bên trong mình, chúng ta thường chọn cách trốn tránh như vậy.

3. Luôn luôn bận rộn

Có lẽ bạn sợ thời gian rảnh sẽ làm mình suy nghĩ nhiều hơn, do đó luôn tìm cách khiến mình bận rộn hơn bình thường. Bạn nhận thêm việc, liên tục lên kế hoạch đi chơi với bạn bè hay gia đình… Khi không có thời gian riêng cho bản thân, bạn có thể tạm quên đi những cảm xúc mà mình đang cố giấu.

4. “Tôi ổn”

Bạn càng kìm nén cảm xúc của mình đến đâu thì nói câu này càng nhiều. Bằng cách khẳng định mình ổn, bạn có thể tránh được sự “soi mói” của mọi người. Khi không ai để ý đến chuyện của bạn nữa, bạn cũng dễ kìm nén cảm xúc hơn.

Huyền thoại nhạc rock Jim Morrison từng nói: “Thứ tự do quan trọng nhất là bạn được là chính mình. Bạn đổi bản chất của mình để làm tròn vai trò nào đó. Bạn đổi cảm xúc của mình để thực hiện điều gì đó. Bạn từ bỏ những cảm giác riêng của mình để đeo một cái mặt nạ giả dối.

Sẽ không có cuộc cách mạng lớn lao nào xảy ra nếu bạn không tự thay đổi chính mình. Mọi thay đổi đều bắt nguồn từ bên trong bạn trước đã”. Như vậy, nếu giả vờ nói ổn, bạn sẽ không cố gắng tìm cách thay đổi tình hình thật sự của mình.

5. Phát sinh những kiểu lo lắng mới

“Chúng ta thường kìm nén những cảm xúc khó chịu như nỗi buồn, sự tức giận hay tổn thương. Đối với người trưởng thành, khi một trong những cảm xúc trên bộc lộ ra ngoài, thì tất cả những cảm xúc tiêu cực còn lại sẽ bùng nổ theo. Do đó, sự sợ hãi ngày càng tăng”, nhà tâm lý trị liệu Backi Hein cho hay.

Khi cảm xúc bị kìm nén, chúng sẽ biểu hiện thành những dạng lo lắng mới mà bạn chưa từng biết. Bạn cảm thấy ngại ra khỏi nhà hoặc gặp vấn đề khi giao tiếp với những người quen.

6. Tự tạo ra những cảm xúc giả

Mặc dù đang rất buồn nhưng bạn vẫn giả vờ như đang lạc quan và hài hước. Điều này tưởng chừng như có tác động tích cực nhưng thực ra khi thiếu những sự lạc quan thật sự, bạn sẽ càng làm cho cảm xúc của mình tồi tệ đi.

7. Luôn phải kiểm soát cảm xúc

Đối với bạn, mọi phút giây đều phải theo kế hoạch định sẵn. Bạn không cho phép bạn thân làm những điều ngẫu hứng hoặc bất ngờ vì sợ lộ ra những cảm xúc đang cố giấu.

Bạn ghét cả những lúc ngồi xuống và nghĩ về những cảm xúc thật của mình. Vì vậy, lúc nào bạn cũng vạch rõ những việc cần làm để tránh xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

8. Tìm kiếm các mối quan hệ mới

Những người muốn giấu cảm xúc thường tìm đến những mối quan hệ mới lạ để tránh phải đối mặt với những mối quan hệ thân thiết, dễ dàng khiến bản thân bộc lộ con người thật.

9. Thấy tất cả mọi thứ đều như trò đùa

Ngay cả khi đang rất sầu não, bạn vẫn có thể cố tình vui đùa trong mọi tình huống. Bạn nghĩ cười ngay cả khi đang rất buồn là cách để xua đuổi và tránh không phải đối diện với cảm xúc thật.

Đây là cơ chế phòng vệ để những người muốn che giấu cảm xúc kiềm chế bản thân và tránh sự nghi ngờ của những người xung quanh.

10. Tạo ra vẻ ngoài gai góc hơn

Khi muốn giấu cảm xúc, bạn sẽ cố gắng tạo ra vẻ ngoài không mấy thân thiện để mọi người phải tránh xa (dù bạn đang rất cần có họ bên cạnh để chia sẻ). Bạn “diễn” như thể “ta đây không sợ bất cứ điều gì”, dù bên trong đang bị tổn thương sâu sắc.

11. Khóa mọi cảm xúc, kể cả những cảm xúc tích cực

Khi bạn kìm nén những cảm xúc như buồn bã, đau khổ, bạn vô tình kìm nén luôn cả những cảm xúc khác như vui vẻ hay ngạc nhiên. Càng kìm nén lâu thì bạn càng mệt mỏi. Trớ trêu thay, khi càng trốn tránh, bạn càng cảm nhận rõ những rắc rối của mình.

Nếu từng có những biểu hiện kể trên, bạn cần phải xét lại xem việc che giấu cảm xúc đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của mình.

“Nếu thực sự muốn ngưởi khác hiểu được những cảm xúc dễ bị tổn thương của mình, chúng ta cần phải biểu hiện chúng ra bên ngoài, nói ra những điều lâu nay cố giấu”, Seltzer nhấn mạnh.

Mình có đọc được đoạn này trong chia sẻ của TS Lê Thẩm Dương, và mình nghĩ sẽ bổ ích đối với bạn:

"Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực."

Chúc bạn sớm tìm được cách tốt nhất để thay đổi bản thân nhé!

Đầu tiên hãy bắt đầu giữ bình tĩnh trước đã, vừa đếm nhẩm 1 2 3.. vừa hít thở chậm rãi rồi cười một lúc (không cần phải cười thật tươi đâu) và và liên tục nghĩ đến những điều tích cực (mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, chuyện này không đáng để mình bận tâm, nghĩ đến những niềm vui trong quá khứ, hoặc chỉ đơn giản là nghĩ đến những điều mình thích, một bài nhạc hay)
Nhưng mà ta không nên kìm nén quá nhiều/lâu những cảm xúc tiêu cực nên những lúc ở một mình hãy giải tỏa chúng ra (tập võ, tập yoga, thiền, thư giãn, khóc, tâm sự,...)

Ôi đơn giản mà đặt mua cái này đeo vào 24/24. Và bắt đầu đảo ngược lại khi bạn đang nóng nảy tiêu cực thì bạn cười mà khi bạn vui thì bạn chửi la hét.... Vì cuộc sống vốn dĩ vui thì ít mà buồn thì nhiều mà hahah

images


Chào bạn. Nếu bạn quan tâm đến việc che dấu cảm xúc thay vì rèn luyện để tự chủ về cảm xúc thì bạn sẽ gặp khó khăn khi kết nối với người khác đó. Mình nghĩ bạn có thể chơi một số môn thể thao, tập thiền, học chơi nhạc cụ để bình tĩnh hơn.

Vậy thì thử học cách lắng nghe xem thế nào bạn nhé

Tốt nhất không nên làm gì :)))

Bạn nên ngồi thiền nhé, sẽ giúp tĩnh tâm hơn.

Không biết mọi người nghĩ sao, nhưng với mình thì cứ sống thật với cảm xúc thôi bạn ạ, miễn sao đừng quá lố là được