Làm sao để đối phó với bắt nạt và quấy rối nơi công sở?

  1. Kỹ năng mềm

Hành vi bắt nạt ở nơi làm việc ám chỉ mọi hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, cố ý nhằm vào một người lao động với mục đích hạ nhục, làm bẽ mặt, xấu hổ, hoặc làm giảm hiệu năng làm việc của người đó. Những hành vi bắt nạt có thể đến từ đồng nghiệp, người giám sát, hoặc quản lý, và là một vấn đề thực tế cho người lao động ở mọi chức vụ, vị trí. Đây không phải là một vấn đề đơn thuần và dễ giải quyết.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Hì vấn đề này tôi đã từng gặp khi mới vào cty tôi có chút hơi khiêm tốn xong bị người ta sai vặt, sau đó tôi trở nên tự tin quá thì họ lại cho là kiêu ngạo và ko ưa mình.vậy là cách cuối là chim cút, hihi thế giới rộng lắm
Trả lời
Hì vấn đề này tôi đã từng gặp khi mới vào cty tôi có chút hơi khiêm tốn xong bị người ta sai vặt, sau đó tôi trở nên tự tin quá thì họ lại cho là kiêu ngạo và ko ưa mình.vậy là cách cuối là chim cút, hihi thế giới rộng lắm

Phải khẳng định một điều rằng cuộc sống công sở vốn dĩ không hề đơn giản. Hành vi quấy rối tình dục vẫn diễn ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức: bằng hành động, lời nói hoặc phi lời nói.

https://cdn.noron.vn/2020/09/22/8704483011097038-1600761321.png

Vì vậy, mỗi người phải biết bảo vệ mình trước nạn quấy rối tình dục nơi làm việc bằng cách tỏ thái độ dứt khoát, và lựa chọn cách phản ứng phù hợp.

Trước tiên sẽ phải dứt khoát phản kháng, tuyệt đối không được im lặng. Im lặng đồng nghĩa bạn đã thỏa hiệp một phần. Vì thế, tỏ thái độ dứt khoát với mọi hành vi quấy rối ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.

Nếu tình trạng quấy rối cứ diễn ra liên tục và ngày càng mất kiểm soát, bạn phải dũng cảm để khiếu nại lên cấp trên, từ đó bạn sẽ được bảo vệ một cách an toàn hơn. nếu cảm thấy quá lo âu vì không được bảo vệ bởi công ty dù đã phản ánh hành vi quấy rối, hãy cân nhắc xin đổi vị trí công tác hay thậm chí đổi công ty để tránh những tác động tiêu cực về lâu dài.

Cần chiến đấu thì chiến đấu, ví dụ như sai việc ko đúng chức năng nhiệm vụ ko làm, ko bao che, ko a dua hành vi có hại cho tổ chức. Còn lại lờ đi bạn ạ, không cần bận tâm vì chó cứ sủa đoàn người cứ đi. Có giá trị không lo mấy cái tiểu xảo vặt.

Thường thì hành vi bắt nạt sẽ hay đến với những nhân sự mới, những nhân sự hiền lành và thường có xu hướng 9 bỏ làm 10, nhịn cho xong mọi việc. Tuy nhẫn nhịn là tốt có điều cần phản ứng vẫn cứ nên phản ứng bạn ạ.

Ví dụ họ làm sai quy định công ty, họ cố tình ảnh hưởng quyền lợi chung, họ cố tình hạ bệ bạn để đạt mục đích riêng, chúng ta cứ thu thập bằng chứng và có những đáp trả xứng đáng.

Về cá nhân, những công kích là luôn có nên hãy cố gắng bỏ qua, nhìn vào điểm tích cực để sống, họ muốn đạp mình mà mình lại ngã là đúng ý họ mất rồi.

Trường hợp cuối cùng mà môi trường tệ quá thì mình nên ra đi thôi, chỉ cần có năng lực không lo chết đói đâu ạ.