Làm thế nào để đối phó với kiểu bắt nạt ở người lớn?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

  3. Kỹ năng mềm

Kẻ bắt nạt người lớn đây mình nói đến có thể là một ông chủ hoặc một đồng nghiệp, hoặc người hàng xóm ngỗ ngược, hoặc một bên đại diện bán hàng, kinh doanh áp lực cao chẳng hạn và bạn đang với tư cách là 1 nạn nhân, 1 người ngoài cuộc, thì bạn sẽ làm thế nào, và có biện pháp ra sao về cách đối phó với những dạng người như này!

Từ khóa: 

doi_pho

,

bat_nat_nguoi_lon

,

sức khoẻ

,

tâm lý học

,

kỹ năng mềm

Giống như trẻ em và thanh thiếu niên có thể là những kẻ bắt nạt, người lớn cũng vậy. Điều định nghĩa kẻ bắt nạt người lớn là nếu họ thường xuyên khiến bạn cảm thấy bị áp bức, bị coi thường, bị sỉ nhục hoặc mất đi năng lượng.

Nếu bạn là nạn nhân, thì là một số điều bạn có thể làm để bản vệ bản thân mình:

- Lựa chọn cách phản ứng phù hợp, phụ thuộc vào số lượng và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bắt nạt. Nếu hành vi đó không quá mức hoặc có hại và bạn chỉ nhìn thấy kẻ bắt nạt thỉnh thoảng vì thế bạn có thể muốn giữ khoảng cách. Vì có thể mất nhiều thời gian để xử lý hành vi bắt nạt trong nhiều trường hợp, nên hãy cân nhắc lựa chọn các trận chiến nếu hành vi đó không gây hại trực tiếp cho bạn.

- Hãy trốn thoát nếu bạn có thể. Hãy nhớ "chó cắn thì đừng nên cắn lại chó". Bạn có thể di chuyển bàn làm việc của mình ra xa kẻ bắt nạt hoặc hạn chế tương tác với họ bất cứ khi nào có thể. Nếu không thành công, hãy thử lại. Chỉ trường hợp người ta dồn bạn đến đường cùng thì bản thân cần phải chống trả hoặc chọn cách hành động để bảo vệ bản thân nhé, lúc đấy thì mình không cản đâu!

- Ghi lại các hành vi vi phạm. Làm gì cũng cần phải có bằng chứng, nếu bạn muốn úp gọn người này trong một cái gông, cách tốt nhất là ghi lại mọi hành vi vi phạm và cố gắng lưu giữ hồ sơ càng lâu càng tốt. Bạn có thể cần chúng nếu muốn khiếu nại tại nơi làm việc hoặc trong một số trường hợp, báo công an nếu hành động của kẻ bắt nạt gây tổn hại về mặt tinh thần hoặc thể chất.

Nếu bạn đang đối phó với một kẻ bắt nạt, bạn biết rằng nó có thể phải trả giá theo nhiều cách khác nhau, nhưng về lâu về dài cách tốt nhất thì bảo vệ bản thân để tránh các tổn hại tinh thần về sau. Nếu không thể làm được một mình, bạn nên cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đôi khi, cách tốt nhất để giảm bớt tác động mà kẻ bắt nạt gây ra cho bạn là cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người khác trong cuộc sống của bạn.
Trả lời

Giống như trẻ em và thanh thiếu niên có thể là những kẻ bắt nạt, người lớn cũng vậy. Điều định nghĩa kẻ bắt nạt người lớn là nếu họ thường xuyên khiến bạn cảm thấy bị áp bức, bị coi thường, bị sỉ nhục hoặc mất đi năng lượng.

Nếu bạn là nạn nhân, thì là một số điều bạn có thể làm để bản vệ bản thân mình:

- Lựa chọn cách phản ứng phù hợp, phụ thuộc vào số lượng và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bắt nạt. Nếu hành vi đó không quá mức hoặc có hại và bạn chỉ nhìn thấy kẻ bắt nạt thỉnh thoảng vì thế bạn có thể muốn giữ khoảng cách. Vì có thể mất nhiều thời gian để xử lý hành vi bắt nạt trong nhiều trường hợp, nên hãy cân nhắc lựa chọn các trận chiến nếu hành vi đó không gây hại trực tiếp cho bạn.

- Hãy trốn thoát nếu bạn có thể. Hãy nhớ "chó cắn thì đừng nên cắn lại chó". Bạn có thể di chuyển bàn làm việc của mình ra xa kẻ bắt nạt hoặc hạn chế tương tác với họ bất cứ khi nào có thể. Nếu không thành công, hãy thử lại. Chỉ trường hợp người ta dồn bạn đến đường cùng thì bản thân cần phải chống trả hoặc chọn cách hành động để bảo vệ bản thân nhé, lúc đấy thì mình không cản đâu!

- Ghi lại các hành vi vi phạm. Làm gì cũng cần phải có bằng chứng, nếu bạn muốn úp gọn người này trong một cái gông, cách tốt nhất là ghi lại mọi hành vi vi phạm và cố gắng lưu giữ hồ sơ càng lâu càng tốt. Bạn có thể cần chúng nếu muốn khiếu nại tại nơi làm việc hoặc trong một số trường hợp, báo công an nếu hành động của kẻ bắt nạt gây tổn hại về mặt tinh thần hoặc thể chất.

Nếu bạn đang đối phó với một kẻ bắt nạt, bạn biết rằng nó có thể phải trả giá theo nhiều cách khác nhau, nhưng về lâu về dài cách tốt nhất thì bảo vệ bản thân để tránh các tổn hại tinh thần về sau. Nếu không thể làm được một mình, bạn nên cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đôi khi, cách tốt nhất để giảm bớt tác động mà kẻ bắt nạt gây ra cho bạn là cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người khác trong cuộc sống của bạn.

Nếu là một người ngoài cuộc, tôi nghĩ chúng ta nên làm theo cách này:

  • Đặt câu hỏi về hành vi của kẻ bắt nạt để chuyển trọng tâm của tương tác.
  • Tận dụng sự hài hước để chuyển hướng cuộc trò chuyện.
  • Hãy nhớ rằng, có sức mạnh về số lượng. Những người ngoài cuộc có thể can thiệp như một nhóm để thể hiện sự không đồng tình của họ với hành vi bắt nạt.
  • Đi bộ với người là nạn nhân của bắt nạt để giúp khuếch tán các tương tác tiềm năng.
  • Đồng cảm với sự việc họ đang đối mặt và cho họ thấy mình cũng không đồng tình cái kiểu đó.

Trong một cuộc khảo sát thực tế cho thấy, có đến 19% người nói rằng họ bị bắt nạt tại nơi làm việc, trong khi 19% khác nói rằng họ đã thấy điều đó xảy ra với người khác.

Bị bắt nạt tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn với những tác động tiềm ẩn như: Căng thẳng, lo lắng, chán nản, trầm cảm… Điều này thực sự rất tai hại. Nó khiến bạn cảm giác mình luôn sợ hãi tại nơi mình đang làm việc và đôi khi bạn không thể là chính mình.

Phần lớn (61%) những người bắt nạt người khác là những ông chủ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là hơn 1/3 còn lại là những đồng nghiệp hoặc thậm chí là những nhân viên cấp thấp hơn. Hành vi này có thể đến từ bất kỳ người nào trong công ty của bạn.

Xem những dấu hiệu chính xác bên dưới để phân biệt với những hiểu lầm đơn giản hoặc việc bạn thực sự đang bị bắt nạt. Nếu bạn đang gặp một trong những tình trạng dưới đây:

  • Bị la mắng, dù ở nơi riêng tư, trước mặt đồng nghiệp, hay trước mặt khách hàng.
  • Bị những bình luận coi thường hay thiếu tôn trọng.
  • Bị giám sát quá chặt chẽ, bị chỉ trích, săm soi công việc.
  • Quá tải do bị giao quá nhiều việc.
  • Những cố gắng bị phủ nhận.
  • Những thông tin cần thiết cho công việc bạn không được biết đến.
  • Hay trở thành “người thừa” khi ở trong cuộc họp, ở văn phòng…

5 cách để đối phó với kẻ bắt nạt bạn tại nơi làm việc

1. Hãy lên tiếng sớm

Chịu đựng không phải là cách hay như bạn nghĩ. Một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho chính mình là ngay từ thời điểm đầu tiên. Nếu có ai đó muốn làm tổn thương bạn, hãy mạnh dạn bảo vệ mình sớm chứ âm thầm chịu đựng không phải là sự lựa chọn hay.

Tin xấu là nếu bạn “chấp nhận” việc mình bị bắt nạt ở giai đoạn đầu thì nó sẽ khiến điều này càng trở nên tồi tệ hơn. Rất nhiều người dễ dàng cho qua và tự nhủ “kệ” nó. Nhưng khi họ nhận ra mình đang bị bắt nạt thì có lẽ đã quá muộn.

2. Tự xây dựng bằng chứng để bảo vệ mình

Nếu bạn mất một thời gian để nhận ra mức độ nghiêm trọng của những gì đang xảy ra với mình và cảm thấy như bạn đã bỏ lỡ cơ hội phản ứng nhanh chóng, hãy bắt đầu viết tư liệu.

Nếu sếp chỉ trích hiệu quả làm việc của bạn, đồng nghiệp “đổ lỗi” bạn làm chưa tốt… ? Hãy thu thập những tài liệu có thể chứng minh kết quả bạn đạt được, những công việc bạn làm cũng như bất kỳ email nào mà khách hàng khen ngợi bạn. Đây sẽ là sự phản hồi tốt nhất để bạn chứng minh rằng, bạn làm tốt.

3. Chăm sóc bản thân ngoài công việc

Bị bắt nạt có thể không chỉ gây tác động xấu tại nơi làm việc mà còn đến cả cuộc sống của bạn. Nếu có thể, hãy làm một vài điều gì đó ngoài công việc sẽ khiến bạn cảm thấy tốt cho bản thân mình. Tập gym, yoga, đạp xe hay tham gia một lớp học nhảy… là những gợi ý hay dành cho bạn.

Nếu tình trạng khá nghiêm trọng khiến tinh thần bạn bị xuống dốc, thậm chí stress, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý. Họ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

4. Chia sẻ với sếp hoặc một người nào đó

Nếu sếp của bạn là người gây ra các vấn đề, hãy suy nghĩ xem liệu bạn có thể tin tưởng một trong những người quản lý ngang hàng của họ, hoặc ai đó ở trên họ, đủ để tìm kiếm lời khuyên của họ. Điều mấu chốt là đánh giá tình hình cụ thể của bạn và cố gắng xem xét các mối quan hệ trong công ty của bạn.

Trước khi bạn thực hiện bất kỳ động thái nào để nói chuyện với cấp trên của mình, cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Đầu tiên, bạn quyết định nói chuyện với ai
  • Thứ 2, suy nghĩ về cách bạn trình bày vấn đề một cách khách quan chứ không phải là những lời biện hộ cho bản thân.
  • Cuối cùng, hãy nghĩ về những gì bạn mong muốn.

5. Tìm kiếm một công việc mới

Theo khảo sát, thực tế kết quả của hầu hết các trường hợp bị bắt nạt tại nơi làm việc đều là rời bỏ công việc hiện tại. Có thể văn hóa công ty hoặc môi trường làm việc tại đây không phù hợp với bạn, hãy xem đây là cơ hội bạn tìm kiếm một môi trường mới phù hợp hơn.

Bạn có thể hỏi cụ thể hơn được không. Ít nhất mình phải biết ai bắt nạt ai độ tuổi hoặc vị trí.