Tại sao mọi người luôn cố "văn học hóa" những vấn đề khoa học?

  1. Kiến thức chung

"Nếu thu nhỏ hệ Mặt Trời và bỏ vào trong một chậu nước, hành tinh duy nhất nào có thể nổi được trong chậu nước đó" - Đây là một câu hỏi được mình trích ra trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia (vòng chung kết năm).

Câu trả lời đúng là SAO THỔ, với lý giải: Sao Thổ có khối lượng riêng bé hơn nước.

Đây là một câu hỏi có độ khó trung bình, nhưng nó thì liên quan gì đến câu hỏi của mình ở phần tiêu đề. Vấn đề nằm ở chỗ, đây là một chương trình về hỏi đáp các kiến thức khoa học, nhưng trong trường hợp này lại khá sơ sài trong việc biên tập câu hỏi. Tại đây mình không muốn xoáy sâu vào tiểu tiết, để giải thích sơ qua thì:

  • Nếu hiểu theo nghĩa "văn học", nghĩa là nếu bỏ hệ Mặt Trời nào nước thì sao Thổ sẽ nổi lên gì sao Thổ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước (chính xác thì sao Thổ có khối lượng riêng bằng 0.685 khối lượng riêng của nước). Về "văn học" mình chấp nhận giải thích này.
  • Nhưng về khoa học, câu hỏi này thiếu dữ kiện và mơ hồ về khái niệm của từ "thu nhỏ", thường trong trường hợp này để kỹ càng hơn, câu hỏi phải cung cấp thêm một hệ thông tin các thông số sẽ biến thiên như thế nào để mô tả cho khái niệm "thu nhỏ". Về khía cạnh khoa học, mình chưa thể chấp nhận đây là bộ câu hỏi - trả lời - giải thích đúng. (Thực tế có vẻ chương trình đang dùng mặc định khái niệm "thu nhỏ" theo hệ quy chiếu của Doremon - chúc mừng sinh nhật Doremon)

Vậy tại sao để tránh dài dòng và mơ hồ, BTC không hỏi thẳng là "Trong hệ Mặt trời, hành tinh nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước?"

Vấn đề mình nêu ở trên chỉ là tiểu tiết thôi (mình không muốn vạch lá tìm sâu), cái mình muốn hỏi rộng hơn một chút. Là tại sao mọi người luôn cố gắn ghép những vấn đề mang tính "nhân văn", "văn học" vào một hiện tượng khoa học (và ngược lại), mặc dù đa số mọi người đều không hiểu rõ về bản chất của nó.

Như kiểu để khuyên một người lười biếng với mục đích cho họ có thể chăm chỉ lên. Mọi người thường kể câu chuyện về con ếch, là con ếch nếu bỏ nó vào cái nồi nước lạnh và mang đun sôi từ từ, thì con ếch sẽ ngồi yên trong cái nồi đó đến khi nước sôi luộc chín nó. Mình biết là rất nhiều bạn đã nghe và tin câu chuyện này, nhưng thực tế, trong trường hợp này, con ếch khi đun nước nóng lên nó sẽ không nằm yên mà sẽ cố gắng thoát khỏi cái nồi như một phản xạ tự nhiên.

Tại sao mọi người cứ thích "văn học hóa", "nhân văn hóa" những vấn đề mang tính khoa học, trong khi đa số đều không hiểu đúng về bản chất của nó?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mình không biết là có kiểu câu hỏi như thế. Nó không chỉ bị "văn học hóa" một cách không cần thiết mà còn mắc lỗi sơ đẳng, hay ít nhất là gây tranh cãi. Khi thu nhỏ các hành tinh lại thì cách nghĩ tự nhiên nhất là khối lượng riêng của chúng tăng lên, nên chẳng có hành tinh nào nổi hết. Vì chương trình đặt câu hỏi có vẻ ấu trĩ nên chắc họ không biết rằng câu hỏi có thể có những câu trả lời bất ngờ hơn nhiều. Bán kính Schwarzschild của mặt trời là cỡ 3km, thu nhỏ dưới mức đó nó sẽ trở thành hố đen. Bán kính ấy của Trái Đất là cỡ vài cm. Thu nhỏ cả hệ mặt trời thì ta sẽ có nhiều hố đen trong một chậu nước, và có những kịch bản thú vị hơn nhiều. Lúc ấy chuyện nước với nổi trở nên không liên quan.

Trả lời

Mình không biết là có kiểu câu hỏi như thế. Nó không chỉ bị "văn học hóa" một cách không cần thiết mà còn mắc lỗi sơ đẳng, hay ít nhất là gây tranh cãi. Khi thu nhỏ các hành tinh lại thì cách nghĩ tự nhiên nhất là khối lượng riêng của chúng tăng lên, nên chẳng có hành tinh nào nổi hết. Vì chương trình đặt câu hỏi có vẻ ấu trĩ nên chắc họ không biết rằng câu hỏi có thể có những câu trả lời bất ngờ hơn nhiều. Bán kính Schwarzschild của mặt trời là cỡ 3km, thu nhỏ dưới mức đó nó sẽ trở thành hố đen. Bán kính ấy của Trái Đất là cỡ vài cm. Thu nhỏ cả hệ mặt trời thì ta sẽ có nhiều hố đen trong một chậu nước, và có những kịch bản thú vị hơn nhiều. Lúc ấy chuyện nước với nổi trở nên không liên quan.

Những câu hỏi khô khan thường cần ví dụ, hình ảnh để thêm sinh động.

Đồng ý với bạn nếu hỏi rằng về trọng lượng riêng cái nào nhẹ hơn nước là đúng nhất. Nhưng,

- Thứ nhất câu hỏi của bạn dễ, thí sinh chỉ cần lục lại kiến thức về trọng lượng riêng là ra. Thiếu dữ kiện về trọng lượng riêng, cái mà thí sinh phải tự suy ra cũng chính là 1 phần câu đố. Còn việc thu nhỏ lại, cách hiểu này khá thông dụng cũng như kiểu phóng to cái thau cho to hơn hệ mặt trời vậy, ko đến nỗi quá khó hiểu.

- Thứ 2 bạn đã sai về việc đây là một cuộc thi giải đáp khoa học. Đây là một game show truyền hình về mọi kiến thức của thí sinh. Tuy có hơi thiên hơn về khoa học.

- Thứ 3 như đã nói là 1 game show cho đại chúng. Mọi người không phải đều là các nhag khoa học. Nếu câu hỏi quá khoa học sẽ khô khan, nhàm chán dẫn đến người xem sẽ giảm, như kiểu Stephen Hawking viết Lược sử thời gian chỉ có 1 công thức E=mc2 (thứ quá quan trọng để bỏ ra ngoài) vì chính cái tựa ông cũng nói rằng số công thức tỷ lệ nghịch với số độc giả 🤣🤣. Tóm lại, câu hỏi cần thu hút khán giả. Còn kiến thức sẽ có phần giải thích (vì trọng lượng riêng Sao Thổ nhỏ hơn nước ... Bla .. Bla... Bla...) cho khán giả hiểu và nhớ: Sao Thổ nó có thể nổi trên nước, suy ra trọng lượng riêng nhỏ hơn nước.

- Thứ 4 rộng ra câu đầu tiên. Mọi vấn đề đều nên cần 1 hình ảnh trực quan sẽ dễ hình dung, dễ hiểu hơn, ko chỉ trong câu hỏi này mà nhiều vấn đề khác bởi vậy ví dụ rất quan trọng, hầu như đi đâu cũng gặp. Ví dụ như (mới nói gặp liền 😄) câu chuyện về con ếch, nếu bạn nói ng lười biếng: "Mày đừng có lười biếng nữa, lười biếng sẽ có kết cục ko tốt đâu, lo đứng lên và đi làm đi!" thử hỏi có ai thực hiện, (trừ khi là quản giáo sai tù nhân 😅). Nếu muốn ng ta thấy đc thì phải diễn giải ra, minh họa qua cái ví dụ về con ếch, hay như ví dụ thằng A, thằng B giàu mà lười biếng ko lo làm ăn giờ sạt nghiệp chẳng hạn. (Nói thế mà ng ta còn chưa chắc thay đổi đc chứ nói suông đc gì)

Tổng lại, mình rất hoan nghênh ý kiến của bạn, và đây cũng chỉ là ý kiến của mình. Câu hỏi trên tuy ko đc chặt chẽ nhưng theo mình vẫn đảm bảo hài hòa giữa các tiêu chí. Nói cho ngay thì các câu hỏi khô khan chắc chỉ dành cho các nhà khoa học hỏi nhau thôi.

Mà cái này mình nghĩ gọi là minh họa thì hợp lý hơn là văn học.