Tại sao nhiều người lại thiếu an toàn và sợ cảm giác chia xa?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Có người sẽ vì sợ hãi mà né tránh những tình huống có thể khiến mình bị bỏ rơi, hoặc có người lao vào một điều gì đó điên cuồng và sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ được một điều gì, hay một ai đó bên cạnh. Nỗi sợ bị bỏ rơi mặc dù không được công nhận là một hội chứng tâm lý riêng như trầm cảm hay các rối loạn tinh thần khác, nó được xem là một chứng ám ảnh sợ hãi nằm trong nhóm rối loạn lo âu.
Nếu họ có xu hướng quá sợ hãi bị bỏ rơi và là người phụ thuộc tình cảm vào người kia, họ sẽ bị cảm xúc chi phối rất nhiều, coi người yêu là tất cả, đặt tất cả mong ước của mình vào tình yêu đó. Họ luôn lo lắng quá độ về mối quan hệ của bản thân và sợ hãi bị bỏ rơi, bị từ chối hoặc bị người yêu phản bội (Susman, 2010).
Sự sợ hãi khi bị bỏ rơi có thể khiến một người (đã có sẵn bên trong nhiều ấm ức, đau khổ và lạc lối) dùng mọi cách để níu kéo người đó lại bên mình, thậm chí là các hành vi giết người mình yêu rồi tự sát thường thấy ở các bản tin thời sự.
==
Trả lời
Có người sẽ vì sợ hãi mà né tránh những tình huống có thể khiến mình bị bỏ rơi, hoặc có người lao vào một điều gì đó điên cuồng và sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ được một điều gì, hay một ai đó bên cạnh. Nỗi sợ bị bỏ rơi mặc dù không được công nhận là một hội chứng tâm lý riêng như trầm cảm hay các rối loạn tinh thần khác, nó được xem là một chứng ám ảnh sợ hãi nằm trong nhóm rối loạn lo âu.
Nếu họ có xu hướng quá sợ hãi bị bỏ rơi và là người phụ thuộc tình cảm vào người kia, họ sẽ bị cảm xúc chi phối rất nhiều, coi người yêu là tất cả, đặt tất cả mong ước của mình vào tình yêu đó. Họ luôn lo lắng quá độ về mối quan hệ của bản thân và sợ hãi bị bỏ rơi, bị từ chối hoặc bị người yêu phản bội (Susman, 2010).
Sự sợ hãi khi bị bỏ rơi có thể khiến một người (đã có sẵn bên trong nhiều ấm ức, đau khổ và lạc lối) dùng mọi cách để níu kéo người đó lại bên mình, thậm chí là các hành vi giết người mình yêu rồi tự sát thường thấy ở các bản tin thời sự.
==

Bản chất của cuộc sống vốn dĩ là sự không chắc chắn và vô thường. Chúng ta luôn theo đuổi sự chắc chắn, chỉ có chắc chắn mới khiến chúng ta cảm thấy thiếu an toàn. Nhiều người cảm thấy thiếu sự an toàn có thể là do trước đó họ đã phải chịu những tổn thương, do tính đa nghi, khó chia sẻ nhưng lại suy nghĩ quá nhiều. Những tổn thương đó có thể xuất phát từ phía gia đình, người yêu như từng bị bỏ rơi, nói dối.... mà từ đó hình thành nên trong họ tính cách thiếu an toàn như vậy. Từ cảm giác thiếu an toàn họ sẽ thấy sợ hãi, sợ sự chia xa. Chia xa đối với họ là sự mất mát lớn càng làm họ thiếu cảm giác an toàn hơn.

Để khắc phục tình trạng thiếu an toàn đó hãy học cách quan sát, duy trì cảm xúc ổn định. Bạn có thể bắt đầu từ việc viết nhật ký. Một nghiên cứu cho rằng việc ghi chép nhật ký sẽ giúp não bộ đi vào quy củ, tăng khả năng khống chế của bản thân. Hai là, học cách tự tin, nâng tầm bản thân sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác lép vế và thiếu tự ti.

Trong cuộc sống hiện đại tấp nập, bộn bề, chúng ta phải thường xuyên đối mặt với hàng loạt áp lực, bất ổn trong cuộc sống. Những sự kiện bất ngờ, không như ý có thể dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm trọng kéo dài cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Hoặc bạn có quá khứ bạn từng bị bỏ rơi hoặc đã từng gặp biến cố trong cuộc đời khiến bạn luôn dè chừng trong mọi mối quan hệ. Vì thế cảm giác thiếu an toàn và sợ chia xa là điều không thể tránh khỏi, đôi khi khiến bạn trở nên áp lực trong chính những mối quan hệ này