Tại sao phán xét (judgement) lại xấu trong khi tư duy phản biện (critical thinking) lại tốt?

  1. Phong cách sống

Bạn nghĩ gì về câu chuyện ngắn dưới đây?

Mặc dù con sói đơn giản chỉ muốn làm bạn với chipmunk và đã trấn an chipmunk rằng nó an toàn nhưng chipmunk lại để những định kiến về con sói (nguy hiểm, ác độc) lấn át đi thực tế là nó sẽ không gặp nguy hiểm.

Nếu con chipmunk này phân tích tình hình cho một tình huống một cách khách quan hơn thì có thể tình bạn giữa nó và con sói đã có thể trở nên tốt đẹp. Khi chúng ta đưa ra phán xét nhanh dựa trên dự đoán của riêng chúng ta hay kinh nghiệm đã trải qua, chúng ta có thể bỏ lỡ điều gì đó tuyệt hoặc làm tổn thương người khác một cách vô tình.

Còn bạn, đã khi nào bạn đánh mất cơ hội trải nghiệm một thứ tốt đẹp nào đó chỉ vì thói quen hay phán xét của mình? Bạn làm thế nào để loại bỏ thói quen đó? Hay bạn đã từng làm gì cải thiện tư duy phản biện của bản thân?

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

critical thinking

,

personal development

,

phong cách sống

  • Phán xét là thái độ đối với vấn đề, là cách chúng ta mặc định, đánh giá vấn đề dựa trên góc nhìn chủ quan của mình. Thái độ phán xét làm ảnh hương, lu mờ các yếu tố khác khiến chúng ta suy nghĩ phiến diện , một chiều , ít khi đánh giá được đúng bản chất của vấn đề
  • Tư duy phản biện là tư duy phân tích, nó là một quá trình phân tích, đánh giá thông tin , vấn đề đã có theo  góc nhìn khác cho vấn đã đặt ra. Từ đó giúp làm sáng tỏ, xác định lại tính chính xác của 1 vấn đề hay một kết luận nào đó. Tư duy phản biện cần rõ ràng, logic, có lý lẽ, bằng chứng và khách quan.
Từ hai định nghĩa trên mình hy vọng bạn đã hiểu bản chất vấn đề để có thể có câu trả lời cho bản thân . 

Trả lời
  • Phán xét là thái độ đối với vấn đề, là cách chúng ta mặc định, đánh giá vấn đề dựa trên góc nhìn chủ quan của mình. Thái độ phán xét làm ảnh hương, lu mờ các yếu tố khác khiến chúng ta suy nghĩ phiến diện , một chiều , ít khi đánh giá được đúng bản chất của vấn đề
  • Tư duy phản biện là tư duy phân tích, nó là một quá trình phân tích, đánh giá thông tin , vấn đề đã có theo  góc nhìn khác cho vấn đã đặt ra. Từ đó giúp làm sáng tỏ, xác định lại tính chính xác của 1 vấn đề hay một kết luận nào đó. Tư duy phản biện cần rõ ràng, logic, có lý lẽ, bằng chứng và khách quan.
Từ hai định nghĩa trên mình hy vọng bạn đã hiểu bản chất vấn đề để có thể có câu trả lời cho bản thân . 

mình có thói quen xấu là hay phán xét người khác qua ngoại hình và cách ăn mặc của họ, chỉ đến khi tiếp xúc với họ được một thời gian thì mình mới hiểu rõ hơn con người họ và thấy hối hận về những phán xét trước kia của mình. có ai từng như vậy không và có cách nào để loại bỏ thói xấu này không ạ?