Tại sao sinh viên luôn là đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo?

  1. Tin Tức

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao Sinh viên luôn là đối tượng đầu tiên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia những Hội - Nhóm lừa đảo kiểu Đa cấp hay Hội Thánh của Đức Chúa Trời & rất rất nhiều Hội/ Nhóm lừa đảo ngoài kia ko?

Mình hồi sinh viên cũng tham gia hoạt động Đoàn - Hội trong trường nhiều; cũng năng nổ hoạt bát - rồi cũng bị lôi kéo tham gia Đa cấp các kiểu. Hồi đó nghe vẫn thấy nó Hay hay, nhưng cứ có cảm giá Sai sai, ko thật nên Nghe gì xong cũng chỉ Cười, bảo Hay nhưng em có dự định khác nên ko ai Lôi kéo, cũng cố gắng Thuyết phục mình làm gì. Mà đó là chuyện của khoảng hơn 10 năm về trước rồi, cái hồi Internet, thông tin truyền thông nó còn chưa phổ biến. Mình chỉ ko hiểu tại sao, với rất nhiều cách tiếp cận và tìm hiểu thông tin như hiện tại, mà các bạn sinh viên vẫn là đối tượng dễ bị lôi kéo bởi những thứ như "Hội Thánh cua Đức Chúa Trời", nhiều hội Đa cấp hay CLB 1000 tỷ ...

Nghĩ đi nghĩ lại, có thể phương tiện truyền thông Internet rất tốt, thông tin nhiều nhưng Tâm Lý của Sinh viên vẫn ở đó. Và các nhóm Đa cấp, truyền giáo, Hội nhóm họ đánh trúng vào tâm lý của các bạn; khai thác đúng điểm sợ hãi hoặc Mơ ước của các bạn nên cả hơn 1 thập kỷ trôi qua, sinh viên vẫn là nhóm "cừu" dễ bị dụ dỗ và đưa vào cái vòng xoáy đa cấp; giáo hội... nhiều nhất. Có mấy vấn đề tâm lý xã hội của sinh viên có thể đang gặp phải:

  • Chới với , chênh vệnh khi bước vào đại học: Thời phổ thông, bạn đang ở cạnh bố mẹ đi học, ăn ngủ có người lo lắng chăm sóc; có thầy cô rèn giũa kèm cặp mỗi ngày. Bước vào đại học, xa gia đình, tự lập, tự do mà ko có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Bạn chới với, chênh vênh, lạc trôi giữa môi trường mới nên rất cần những hội/ nhóm giúp bạn nương náu.
  • Thiếu lý tưởng, mục tiêu sống : Mục tiêu suốt thời đi học của bạn là đỗ đại học. Bước vào đại học, mọi thứ chênh vênh và ko như là Mơ. Mọi thứ trước mắt mịt mờ, ban ko biết mục tiêu tiếp đến của mình là gì. Nên những vision, mục tiêu của đa cấp hay những thứ lý tưởng tôn giáo rất dễ thu hút vì đánh trúng điểm thiếu của các bạn.
  • Muốn chứng minh giá trị/ chứng tỏ bản thân: Bạn muốn thành công nhanh chóng, thể hiện giá trị của bản thân; chứng minh với gia đình, xã hội luôn đầy những con người hoặc tấm gương tỷ phú/ triệu phú 25 tuổi - 30 tuổi hay những "con nhà người ta"; hoặc đứa bạn này đứa bạn kia thế này thế kia.
  • Thiếu phương pháp tư duy & tiếp thu kiến thức, thông tin chủ động: các bạn quen với lối kiến thức được truyền/ dạy từ thời phổ thông. Các bạn ít khi chủ động tìm hiểu sâu và tư duy vấn đề theo hướng bản chất nên khi nhận thông tin thì rất dễ bị cuốn vào mà đặt lại câu hỏi, tư duy và nhìn nhận vấn đề thực chất.

Một số góc nhìn của mình, còn bạn, bạn nghĩ còn lý do nào nữa ko?

Từ khóa: 

tâm lý xã hội

,

đa cấp

,

sinh viên

,

tin tức

Sinh viên, tuổi trời 18 tuổi đời = 0. Tâm sinh lý vừa qua dậy thì. Tuổi trẻ suy nghĩ nông cạn, bồng bột. Lại vừa đc ra khỏi vòng tay gia đình, bước đầu đc tự lập như chim sổ lồng vậy. Thì sao mà ko sa đà vào những cám dỗ, ko bị những con cáo già lăn lộn cả chục năm với đời lừa lọc. Điều cần ở các em và gia đình là nên trang bị kiến thức sống trước khi vào đại học. Ngày trc, năm 1, tôi ko biết bao nhiêu lần đc đa cấp mời mọc dụ dỗ, ngay cả thằng bạn mới quen những ngày đầu bước vào trường đh. Nhưng cũng nhờ có biết trước qua mạng qua báo về đa cấp nên, nói như con nít là, nghỉ chơi với nó luôn. Còn hội thánh thì có lẽ do không có hoặc niềm tin tôn giáo chưa đủ nên mới dễ bị những hứa hẹn hão huyền lôi kéo. Còn về chuyện hội thánh có phải tà đạo hay không chính nên để Giáo Hoàng nói. (Vì dù sao cũng cùng 1 nền tảng tôn giáo). Nhưng nếu thực sự có những hành động kiểu như trục lợi hay thuốc giáo dân thì đây là tà đạo chứ ko đâu hết. Ai phản đối! Nhưng mà mấy kiểu dụ dỗ bỏ tôn giáo này sang tôn giáo khác tu để chờ ngày phán xét, ngày tận thế sắp đến thì tôi thấy ko linh rồi. Vài ý kiến cá nhân.

Trả lời

Sinh viên, tuổi trời 18 tuổi đời = 0. Tâm sinh lý vừa qua dậy thì. Tuổi trẻ suy nghĩ nông cạn, bồng bột. Lại vừa đc ra khỏi vòng tay gia đình, bước đầu đc tự lập như chim sổ lồng vậy. Thì sao mà ko sa đà vào những cám dỗ, ko bị những con cáo già lăn lộn cả chục năm với đời lừa lọc. Điều cần ở các em và gia đình là nên trang bị kiến thức sống trước khi vào đại học. Ngày trc, năm 1, tôi ko biết bao nhiêu lần đc đa cấp mời mọc dụ dỗ, ngay cả thằng bạn mới quen những ngày đầu bước vào trường đh. Nhưng cũng nhờ có biết trước qua mạng qua báo về đa cấp nên, nói như con nít là, nghỉ chơi với nó luôn. Còn hội thánh thì có lẽ do không có hoặc niềm tin tôn giáo chưa đủ nên mới dễ bị những hứa hẹn hão huyền lôi kéo. Còn về chuyện hội thánh có phải tà đạo hay không chính nên để Giáo Hoàng nói. (Vì dù sao cũng cùng 1 nền tảng tôn giáo). Nhưng nếu thực sự có những hành động kiểu như trục lợi hay thuốc giáo dân thì đây là tà đạo chứ ko đâu hết. Ai phản đối! Nhưng mà mấy kiểu dụ dỗ bỏ tôn giáo này sang tôn giáo khác tu để chờ ngày phán xét, ngày tận thế sắp đến thì tôi thấy ko linh rồi. Vài ý kiến cá nhân.

Hẳn là câu này "Tình yêu ko có lỗi, lỗi tại bạn ngu"

Đã là sinh viên thì trên 18 tuổi rồi, là tuổi phải chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, và cũng có thể tự nhận thức được thế nào là đúng thế nào là sai. Thiếu kiến thức, thiếu khả năng suy luận logic, cả tin... thì trước hết chỉ có thể trách các bạn sv này não tàn quá thôi.

Với trường hợp đa cấp, còn là việc bị lòng tham che mờ lý trí, hội lừa đảo vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng bạn chỉ cần ngồi ko chẳng cần làm gì cũng có thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu. Nhưng thực tế "không có bữa trưa nào miễn phí cả", tiền ko từ trên trời rơi xuống túi của bạn, ai cũng biết câu này, nhưng vẫn bị lừa. Nếu có thể suy luận thêm chút nữa, tiền từ kiểu kinh doanh đa cấp này từ đâu ra? Là nhập đồ với giá thấp từ các "đại lý" cấp cao hơn rồi tìm cách thuyết phục ae, bạn bè, người thân, họ hàng gần xa, bà con khối phố... mua với giá cao hơn, hoặc lôi kéo họ tham gia vào đường dây để trở thành đại lý cấp trên của họ và hưởng lợi nhuận từ đó. Như vậy ko phải là bán đi lòng tin của những người thân xung quanh để kiếm lợi nhận sao?

Còn về tôn giáo, cái này là lợi dụng lòng tin, sự sợ hãi, yếu đuối trong tâm trí của mỗi người để cài vào đó 1 ý tưởng, ý tưởng này dần dần phát triển thành niềm tin. Và như Cobb đã nói: "What is the most resilient parasite? Bacteria? A virus? An intestinal worm? An idea. Resilient... highly contagious. Once an idea has taken hold of the brain it's almost impossible to eradicate." khi họ đã tin rồi thì rất khó để thay đổi. Còn nhắm vào đối tượng sinh viên thì theo mình là do hiện nay, mấy thứ tín ngưỡng kiểu thờ cúng ông bà tổ tiên, tín ngưỡng, tôn giáo... chủ yếu là do phụ huynh làm, về mặt này các bạn sv giống như 1 tờ giấy trắng vậy, và ghi lên đó thực sự là dễ dàng hơn rất nhiều so với việc làm cho người ta cải đạo. Chưa kể có khi đi tuyên truyền nhầm vào đội cuồng tín bị đánh cho về với đức mẹ luôn cũng nên.

Do văn hoá Việt Nam bố mẹ thường bảo bọc con trẻ quá mức, không huấn luyện con cái sống độc lập, các kỹ năng cần thiết, các bài học cần thiết, sự vấp ngã cần thiết. Thiếu kiến thức, kỹ năng; muốn chứng tỏ bản thân, muốn độc lập; xa bố mẹ không có người quản lý, hướng dẫn; buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đương nhiên sẽ thành miếng mồi ngon cho những kẻ lừa đảo.

Sinh viên không có nhiều tiền nên các em sẽ bị những kẻ lừa đảo cấp thấp dụ dỗ để lấy tiền (ít ỏi) lấy sức lực, thân xác ... Chúng ta có thể dễ dàng xác định mánh khoé của những kẻ lừa đảo cấp thấp này nên có phần hơi ngạc nhiên vì sao các em dễ bị lừa thế. Nhưng hãy thử quan sát cách chúng ta "lừa" các bé sơ sinh khi dễ dàng đến thế nào, và vì thế có thể hiểu rằng ngày xửa ngày xưa khi mình rất bé, rất non nớt đều dễ bị "lừa" như vậy. Đứa bé sau khi bị "lừa" nhiều sẽ "khôn" dần.

Còn những kẻ lừa đảo cấp cao sẽ hướng tới những mục tiêu lớn hơn. Kể cả những người đã trưởng thành, người rất thành công, đại gia ... vẫn đều có thể bị lừa như thường nếu thiếu kiến thức, tham lam và chiêu thức của kẻ lừa đảo quá tinh vi.

Trong lịch sử đã có những vị vua vì bị lừa mà mất nước. Có những dân tộc bị lừa bởi 1 chủ nghĩa dân tộc nào đó, và cả nhân loại bị lừa bởi 1 học thuyết nào đó. Thực tế

Hồi năm thứ nhất đại học mình cũng từng gặp phải một số trò bẩn như: trung tâm gia sư thu tiền môi giới gia sư trước. Trung tâm việc làm thu tiền trước. Môi giới nhà đất thu tiền trước. Nhìn chung sinh viên mà cứ dính vào mấy cái thu tiền trước là rất dễ thiệt thân.

Thật ra cũng khó nói "Hội Thánh Đức Chúa Trời" là "tà đạo", dụ dỗ người khác. Với tôn giáo của mình thì các tôn giáo khác đều đc mình xem là "tà đạo" cả. Ngày xưa thời vua Minh Mạng, công giáo cũng được coi là "tà đạo", các giáo sĩ và dân theo công giáo đều bị chặt đầu. Không bàn về sinh viên dễ bị dụ dỗ này nọ, nhưng nên tôn trọng tự do tôn giáo của người khác. Và không nên đưa vào những bài viết như thế này!

Lý do khiến sinh viên dễ dàng bị lôi kéo:

  1. Họ chưa được giáo dục/dạy dỗ vào đúng bản chất của vấn đề, sự việc. Ví dụ tư duy logic, tư duy phản biện, thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là thuần phong mỹ tục, đạo đức căn bản là gì. Những thứ lý thuyết trên nhà trường thực sự sáo rỗng, nhàm chán và mệt mỏi khiến sinh viên không muốn học, thực hành hay tìm hiểu thêm về những điều bản chất đó nữa.
  2. Lung lay dao động như quả lắc cả về niềm tin, tinh thần, ý chí và kiến thức. Dù đã tìm được chỗ dựa/mentor/người đáng tin cậy, nhưng họ vẫn quyết tâm đi tìm những chân trời mới lạ hơn, thú vị hơn mà không chịu khó dừng lại 1 chút để tính toán thiệt hơn, mặt lợi mặt hại,....
  3. Không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội hậu quả là không có lý tưởng sống, mục đích sống, dẫn đến việc sống không có mục tiêu phấn đấu, để ngoại cảnh tác động và chi phối, sống bằng cảm tính, cảm xúc, không biết thích cái gì trong khi cái gì cũng làm được,....