Tại sao tôi thích cờ tướng

  1. Văn hóa

Tôi thích đọc sách về lịch sử và chơi cờ tướng. Tôi từng có một bàn cờ mà đi đâu cũng xách theo, dù đánh không giỏi nhưng vẫn chơi đầy say mê. Giữa hai thứ tôi thấy có sự tương đồng.

Xã hội loài người theo như Zbignew Brzezinky là một “Bàn cờ lớn”. Có nghĩa là khi chính trị bắt đầu can thiệp vào đời sống, toàn bộ các hoạt động lịch sử dần trở thành một “trò chơi lớn” đầy máu và nước mắt - The big game. Như trong Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ với Liên Xô đấu nhau trên bàn cờ thế giới, một bên tư bản và một bên cộng sản. Chỉ một nước đi sai lầm là trả giá rất đắt, ai cao tay hơn sẽ thắng. Mỹ đã tính một nước rất hay là thí con "chốt" Việt Nam Cộng Hòa cho Trung Quốc, đổi lại Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh của Mỹ chống con "tướng" là Liên Xô. Cuối cùng Liên Xô bị đánh vỡ ra từng mảnh, ván cờ đã có người chiến thắng.

Tổ tiên của chúng ta đã tìm cách để giảm bớt những đau thương và để được làm “vua” qua trí tưởng tượng bằng một thể thức đơn giản là đưa chính trị lên bàn cờ.

Trong cờ tướng, giữa hai bên là một đường ranh giới phân định chiến trường. Vì vậy, mục tiêu của cuộc chơi là thôn tính. Trong khi đó ở cờ vua, không hề có một ranh giới nào như vậy, nên mục tiêu của trò chơi là thống nhất. Cờ tướng là “bình thiên hạ” - một mưu đồ và khát vọng hầu như không có giới hạn bởi hết tướng này sẽ có tướng khác. Ngược lại trong cờ vua, chiến trường là một cuộc tranh chấp sòng phẳng giữa hai đế chế, bình đẳng về lực lượng nhưng hơn kém nhau về trí tuệ.

Nói ra lại thèm, chắc luyện lại cờ tướng.
Từ khóa: 

văn hóa