Tâm lý đám đông đáng sợ hay không?

  1. Tâm lý học

Mỗi ngày, lướt qua các trang mạng xã hội bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vô số các bài viết, những bài giật tít thu hút hàng triệu lượt like, được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng mặt. Sở dĩ có những lượt like, chia sẻ cao như vậy là vì đám đông hiếu kỳ đang tranh luận, mổ xẻ một vấn đề nổi bật, một xu hướng mới có ảnh hưởng đến cộng đồng mạng nói riêng và xã hội nói chung. Hiện tượng này còn được gọi là Tâm lý đám đông. Vậy tâm lý đám đông là gì? Mặc lợi và hại của nó như thế nào?

Tâm lý đám đông là gì?

Tâm lý đám đông có thể hiểu là một trạng thái tâm lý khi các nhóm người cùng nhau thực hiện một hành động nào đó, mà phần lớn hành động này xuất phát từ sự hiếu kỳ, tò mò, xem việc gì đó đang xảy ra. Nó là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động bởi những người bên ngoài; phần lớn họ không hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân của sự việc như nào mà họ hành động theo vô thức, theo tâm lý đám đông. Điều đó vô tình làm cho cá nhân có thể đánh mất chính mình, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở mình họ không có được.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/79801432915299689-1654242255.png
Cre: Internet

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý đám đông

Có Lẽ hiện tượng này xuất phát từ sự hiếu kỳ, sự tò mò nhưng lại mơ hồ, thiếu sự xác thực về thông tin của sự việc. Chính vì thế đám đông ngày càng hội tụ để tìm hiểu xem vấn đề đang xảy ra và truyền thông tin đi một cách nhanh chóng mặt nhưng lại thiếu đi độ xác thực. Một lý do nữa hình thành nên tâm lý này do mỗi người trong số chúng ta thường sợ đi ngược với đám đông, sợ bị chê cười… hơn nữa lựa chọn đi theo đám đông là lựa chọn an toàn, hoặc khái niệm đa số sẽ thắng thiểu số khiến chúng ta mù quáng chạy theo những đám đông đó.

Tâm lý đám đông - con dao hai lưỡi

Tích cực

Để nói về mặt tích cực của hiệu ứng đám đông, hiệu ứng đám đông lan tỏa những thông điệp, hiệu ứng đám đông lan tỏa những thông điệp tích cực trong xã hội. Ví dụ như việc ủng hộ đồng bào miền Nam chống lại covid, nhờ tác động tích cực của hiệu ứng đám đông mà từng quả bí, từng cân gạo, từng gói mì tôm được ủng hộ từ khắp mọi miền đất nước.

Trong kinh doanh, nhiều người cũng lợi dụng tâm lý đám đông thấy nhiều người chen lấn mua đồ để kích thích nhu cầu mua đồ của người tiêu dùng. Họ dùng chiến lược Marketing này để đánh vào cảm giác tò mò của mọi người, hứng thú muốn mua sản phẩm đó.

Tiêu cực

Vào khoảng cuối tháng 5 năm 2020 cuộc biểu tình Black Lives Matter ban đầu cuộc biểu tình diễn ra với tôn chỉ hòa bình, đòi lại công bằng cho người đàn ông da màu xấu số, tố cáo nạn nhân phân biệt chủng tộc, cất lên tiếng nói bình đẳng cho bao người. Tuy nhiên trong bất cứ cuộc biểu tình nào cũng nhen nhóm một nhóm người bạo động, cụ thể một nhóm người tham gia biểu tình đã đập phá các cửa hiệu, trộm cắp những món hàng cao cấp… đó là những tiêu cực của hiệu ứng đám đông.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/79801432915299698-1654242468.jpg
Cuộc biểu tình Black Lives Matter

Trong kinh doanh, chúng ta có thể nhận ra sự lan truyền của nó rất khủng khiếp. Ví dụ như người có ảnh hưởng nhận xét xấu về dịch vụ của một công ty hay nhãn hàng nào đó, doanh nghiệp đó có thể đi đến phá sản do nhiều người nhận xét tiêu cực, đánh giá 1*.....

Trên thực tế, khi một người trên mạng xã hội có những ý kiến khác với đám đông, người đó có thể bị áp lực dư luân, nhiều người vào phản bác lại có khi sẽ bị ảnh hưởng đến tinh thần và tính mạng của họ nếu có những thành phần quá khích.

Trong việc tuyên truyền cũng vậy, nhiều thông tin chưa được kiểm chứng sẽ bị lan truyền một cách chóng mặt, gây hoang mang trong lòng người dân đặc biệt trong đợt dịch Covid vừa qua chúng ta có thể thấy những điều đó.

Vậy làm thế nào để không bị cuốn vào hiệu ứng đám đông?

Để không bị cuốn vào tâm lý đám đông chúng ta cần trau dồi kiến thức, có thêm những trải nghiệm thực tế để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, nâng cao nhân phẩm, đạo đức, từ đó phân biệt rõ phải trái trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Cố gắng đừng lắng nghe một chiều theo đám đông, chúng ta không coi thường cũng không coi trọng sự đáng giá của dư luận. Càng chạy theo đám đông, bản thân ta càng nhỏ bé, dần đánh mất đi nét riêng, giá trị cốt lõi của bản thân. Bởi “bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”, hãy hòa nhập chứ đừng hòa tan vào đám đông để rồi mất đi chất riêng, đánh mất đi con người thật của chính mình. Thay vào đó chúng ta hãy chọn lọc những gì tốt đẹp mà học hỏi, bài trừ những điều tiêu cực, xấu xa, những hành động dắt mũi dư luận khiến chúng ta hoang mang, không biết nên tin vào những gì đang xảy ra. Trong xã hội hiện đại ngày nay, mọi người trẻ nói riêng và mọi người nói chung cần có một cái đầu lạnh để suy nghĩ thấu đáo, đừng mù quáng chạy theo những thứ phù phiếm, tiêu cực được dẫn dắt bởi hiệu ứng tâm lý đám đông mà hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc của vấn đề và có cài nhìn đa chiều về chúng. Hiện trạng các bạn trẻ phải hứng chịu những chỉ trích, bình luận ác ý khi vô tình gây nên một sự việc nào đó, hoặc bị hiểu lầm có thể dẫn đến tâm lý sợ hãi, căng thẳng, dẫn đến tự tử từ “miệng lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của số đông cộng đồng mạng. Đây là một vấn đề nhức nhối, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế trước khi gõ một bình luận, nhấn một nút chia sẻ các bạn hãy tự hỏi chính mình xem mình xem liệu mình có hiểu hết toàn bộ sự việc đang xảy ra hay mình chỉ là một người đang bị dư luận dẫn dắt, mang trong mình tâm lý đám đông ảo tưởng. Hãy là một người dùng mạng xã hội thông mình, một người có chính kiến và đủ sáng suốt trong mọi tình huống.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/7252226169521391-1654242416.jpg
Cre: Internet

Kết luận

Tóm lại, hiệu ứng tâm lý đám đông không chỉ phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay mà nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Hệ quả tiêu cực hay tích cực từ tâm lý đám đông đều xuất phát từ chính ý thức, cách nhìn nhận vấn đề, quan điểm của mỗi con người. Chính vì thế mỗi cá nhân hãy sống đúng với chính mình, thấu hiểu, đặt mình vào hoàn cảnh của mỗi người mà suy nghĩ thấu đáo trước khi thực hiện một việc nào đó. Chừng nào con người luôn sống thật với chính bản thân với trái tim ấm nóng sự yêu thương thì họ xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nguồn tham khảo:

Từ khóa: 

tam_ly

,

dam_dong

,

tâm lý học

Một trong những cuốn sách tuyệt vời về chủ đề này là Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon. Ông chứng minh rằng đám đông không hề có lý trí. 
Một trong những sai lầm chết người của tâm lý đám đông chúng ta thường thấy trong cuộc sống là: Cái người khác làm thì mình cũng có thể làm như họ, thực tế thì chả ai được phép làm cả. Người ta cứ nghĩ khi có vấn đề gì thì cả đám đông sẽ bị chứ đâu phải riêng mình đâu.
Trả lời
Một trong những cuốn sách tuyệt vời về chủ đề này là Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon. Ông chứng minh rằng đám đông không hề có lý trí. 
Một trong những sai lầm chết người của tâm lý đám đông chúng ta thường thấy trong cuộc sống là: Cái người khác làm thì mình cũng có thể làm như họ, thực tế thì chả ai được phép làm cả. Người ta cứ nghĩ khi có vấn đề gì thì cả đám đông sẽ bị chứ đâu phải riêng mình đâu.

Mình thấy tâm lý đám đông nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Tích cực có đấy nhưng tiêu cực mà nó gây ra lại quá lớn.