Tại sao chúng ta hay đổ lỗi cho hoàn cảnh?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

"Em đi học trễ do trời mưa"

"Em đi làm muộn vì tắc đường"

"Con chưa làm hết bài vì cô giao nhiều quá"

Mỗi chúng ta, chắc hẳn đã từng ít nhất một lần bất mãn với những gì xảy ra trong cuộc sống, và không ít người sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Mình tin rằng ai ai trong chúng ta cũng đã từng được dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" ( trách mình trước, trách người sau) nhưng khi có vấn đề xảy ra thì ta vẫn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh trước. Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao chúng ta lại có thói quen xấu này ?

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/79801432915299652-1654240847.jpg
Từ khóa: 

do_loi

,

hoan_canh

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Theo mình thì đây là một điều dễ hiểu, bản thân của mình là trên hết nên mình sẽ có xu hướng làm mọi cách để bảo vệ nó, nếu ko có lý do bị ng khác tác động, chúng ta cũng sẽ dùng lời bảo vệ mình mà đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Điều này có lẽ là tất yếu vs mọi người bình thường, còn đối vs ng giàu, ng thành công họ đã qua rèn luyện mài mòn mà tự nhận thức đc bản thân họ đúng và chưa đúng, đó là điểm khác nhau của tư duy thông thái
Trả lời
Theo mình thì đây là một điều dễ hiểu, bản thân của mình là trên hết nên mình sẽ có xu hướng làm mọi cách để bảo vệ nó, nếu ko có lý do bị ng khác tác động, chúng ta cũng sẽ dùng lời bảo vệ mình mà đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Điều này có lẽ là tất yếu vs mọi người bình thường, còn đối vs ng giàu, ng thành công họ đã qua rèn luyện mài mòn mà tự nhận thức đc bản thân họ đúng và chưa đúng, đó là điểm khác nhau của tư duy thông thái

Bạn Suerte bên dưới trả lời đúng rồi, ở đây tôi bổ sung thêm góc nhìn khác: Ngay cả khi người ta không có xu hướng bảo vệ chính mình, người ta cũng có thiên kiến hoàn cảnh.

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ góc nhìn của mỗi người là hạn chế, họ chỉ thấy cái gì diễn ra trước mắt của họ. Bởi đơn giản, nếu cái gì không thấy thì chúng ta làm sao biết nó có tồn tại.

Điều này kéo theo việc chúng ta thấy các nguyên nhân khách quan kia một cách rõ ràng (bởi nó hiển hiện ngay trước mắt) mà bỏ qua các nguyên nhân khác. Chỉ khi nào người đứng ngoài nhìn vào, phân tích ảnh hưởng lớn nhỏ, họ mới thấy chúng ta đang đổ lỗi cho hoàn cảnh hay không.

Chính bởi điều này mà các nhà xã hội học khuyến khích người ta có cái nhìn bao dung với người khác (chứ không khuyên người ta có cái nhìn toàn cục, bởi vì điều đó gần như là không thể). Chỉ khi nhìn bao dung, chúng ta mới thấy cái lỗi sai của người khác là có một phần do yếu tố khách quan chứ không phải do người kia xấu xa mà đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Khởi nguyên của việc đổ lỗi cho người khác bắt đầu từ vườn Eden.

Khi Đức Chúa Trời gọi Adam và Eva thì 2 người tránh mặt vì đã ăn trái Thiện Ác. Ngài hỏi đã có chuyện gì? thì Adam trả lời: Người Nữ mà Ngài để bên cạnh tôi đã đưa cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn. Người Nữ trả lời: Con rắn đã dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi

Adam và Eva là 2 người đầu tiên. Adam đổ lỗi cho Eva, Eva đổ lỗi cho con rắn.

Và từ đó loài người nhận gien di chuyền này cho đến ngày nay.