Tại sao đa số chúng ta thường đổ lỗi hơn là nhận lỗi nhỉ?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Xã hội

  3. Tâm sự cuộc sống

  4. Tâm lý học

kinh điển nhất là câu "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

Tôi nghĩ rằng theo bản năng thì con người muốn hình ảnh của bản thân tốt đẹp trong mắt người khác. Trên bề mặt thì nhận lỗi có vẻ làm cho hình ảnh ấy xấu đi.

Có điều, càng lớn thì người ta sẽ càng hiểu rõ là cứ sống trên bề mặt thì sẽ chỉ trôi nổi thôi và chẳng đi tới đâu cả. Nếu nghĩ về việc có nên xin lỗi hay không, chúng ta nên quan tâm tới chuyện sẽ xảy ra sau khi ta xin lỗi, hoặc không xin lỗi.

Chẳng hạn, một chính trị gia thực hiện một chính sách sai lầm, làm hàng trăm ngàn người chết oan. Ông ta nhận thức được mình đã làm sai, nhưng ông muốn làm một việc khác, có thể giúp kinh tế đất nước phát triển, giúp hàng chục triệu người thoát cảnh nghèo đói. Nếu ông ta xin lỗi thì nói chung người ta sẽ không tán dương sự trung thực và tinh thần trách nhiệm của ông ta, mà sẽ chỉ đơn giản là nghiền nát ông ta trong sự thù hận, và cả sự hả hê. Chính sách phát triển kinh tế của ông ta sẽ không bao giờ thấy ánh mặt trời. Lúc ấy thì có lẽ chưa cần nhận lỗi, và thực ra các chính trị gia thường cũng không nhận lỗi. Họ sẽ hy sinh vài con tốt, hoặc giải thích rằng trong tình thế của họ thì việc họ đã làm là tốt nhất, lỗi lầm thuộc về những kẻ đẩy họ (và đất nước) vào tình thế đó. Ở đây, đổ lỗi là yêu nước. Tất nhiên, nếu còn lương tâm thì sau khi đã hoàn thành mọi việc và sẵn sàng vào tù hoặc bị xử tử, rất nên xin lỗi.

Khi cấp trên gọi tôi lên phàn nàn về việc gì đó, tôi thường xin lỗi trước, và nói hết những gì mà họ định nói. Họ sẽ không còn gì để nói, và tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với khi phải nghe họ phàn nàn. Đôi khi, lỗi không phải ở tôi, nhưng xin lỗi và nói hết những điều ấy làm sự bực dọc của họ giảm đáng kể. Họ cần phải bình tĩnh thì mới có thể hiểu được những gì ta nói khi giải thích rằng lỗi không phải ở ta.

Trả lời

Tôi nghĩ rằng theo bản năng thì con người muốn hình ảnh của bản thân tốt đẹp trong mắt người khác. Trên bề mặt thì nhận lỗi có vẻ làm cho hình ảnh ấy xấu đi.

Có điều, càng lớn thì người ta sẽ càng hiểu rõ là cứ sống trên bề mặt thì sẽ chỉ trôi nổi thôi và chẳng đi tới đâu cả. Nếu nghĩ về việc có nên xin lỗi hay không, chúng ta nên quan tâm tới chuyện sẽ xảy ra sau khi ta xin lỗi, hoặc không xin lỗi.

Chẳng hạn, một chính trị gia thực hiện một chính sách sai lầm, làm hàng trăm ngàn người chết oan. Ông ta nhận thức được mình đã làm sai, nhưng ông muốn làm một việc khác, có thể giúp kinh tế đất nước phát triển, giúp hàng chục triệu người thoát cảnh nghèo đói. Nếu ông ta xin lỗi thì nói chung người ta sẽ không tán dương sự trung thực và tinh thần trách nhiệm của ông ta, mà sẽ chỉ đơn giản là nghiền nát ông ta trong sự thù hận, và cả sự hả hê. Chính sách phát triển kinh tế của ông ta sẽ không bao giờ thấy ánh mặt trời. Lúc ấy thì có lẽ chưa cần nhận lỗi, và thực ra các chính trị gia thường cũng không nhận lỗi. Họ sẽ hy sinh vài con tốt, hoặc giải thích rằng trong tình thế của họ thì việc họ đã làm là tốt nhất, lỗi lầm thuộc về những kẻ đẩy họ (và đất nước) vào tình thế đó. Ở đây, đổ lỗi là yêu nước. Tất nhiên, nếu còn lương tâm thì sau khi đã hoàn thành mọi việc và sẵn sàng vào tù hoặc bị xử tử, rất nên xin lỗi.

Khi cấp trên gọi tôi lên phàn nàn về việc gì đó, tôi thường xin lỗi trước, và nói hết những gì mà họ định nói. Họ sẽ không còn gì để nói, và tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với khi phải nghe họ phàn nàn. Đôi khi, lỗi không phải ở tôi, nhưng xin lỗi và nói hết những điều ấy làm sự bực dọc của họ giảm đáng kể. Họ cần phải bình tĩnh thì mới có thể hiểu được những gì ta nói khi giải thích rằng lỗi không phải ở ta.

Đổ lỗi cho người khác vì những bất hạnh bạn gặp phải, cho dù do chủ quan hay khách quan, là cách dễ dàng để thoái thác trách nhiệm. Mọi người thường đổ lỗi khi họ không thể tìm được phương án khả thi cho các vấn đề.

Có thể coi đổ lỗi như một cách tự vệ:

Chúng ta coi đổ lỗi như cách phòng thủ để bảo vệ bản thân khỏi những cảm giác tội lỗi và lo lắng, bởi khi rũ bỏ trách nhiệm lên người khác, bạn cũng đang tránh né trách nhiệm suy ngẫm lại hành vi của mình. Cách phòng thủ này cũng là điều dễ hiểu bởi chúng ta thường muốn bảo vệ tự tôn và không để ai nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân.

Một số người đổ lỗi cho người khác khi họ thấy bản thân mất kiểm soát

Chúng ta thường dễ hoảng loạn nếu mất kiểm soát trong một số tình huống, và cách đơn giản khiến ta cảm thấy bản thân đã lấy lại sự kiểm soát ấy chính là đổ lỗi cho người khác.

Mọi người đổ lỗi để có được lời giải thích cho vấn đề

Khi sự việc bất thành, chúng ta muốn tìm nguyên nhân tại sao xảy ra vấn đề đó; và thông thường, đổ lỗi cho ai đó giúp ta cảm thấy đã xác định được lời lý giải. Ta thường mặc định cho rằng vấn đề bắt nguồn từ lỗi sai của cá nhân nào đó, nhưng cũng bởi lẽ này, những kết luận nóng vội và sự thoái thác trách nhiệm dễ dàng xuất hiện.

Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây:

Việc nào dễ hơn thì làm

Sự bảo vệ bản thân một cách vô thức, cơ thể chúng ta luôn có một cơ chế để bảo vệ chính mình.