Thành cổ Diên Khánh?

  1. Lịch sử

Mình chở chị Lê Ngọc Linh, cháu đời 9 vua Lê Hiển Tông, đi xem thành cổ Diên Khánh với mục đích khảo sát tính khả thi của tour kể lại hành trình Gia Long phục quốc.

Diên Khánh ngày xưa là trung tâm của Khánh Hoà, che chở cho miền nam khỏi sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn. Nguyễn Ánh có dặn hoàng tử Cảnh:

-Ta đêm ngày hao mòn, từng phải cay đắng mới được chút đất này đó.

7 ngàn quân Gia Định bên trong Diên Khánh Đại Đồn chống với 4 vạn quân Tây Sơn lúc nhúc bên ngoài. Trần Quang Diệu bắn phá không nổi nên cho đắp luỹ đất, thêm 50 voi chiến của Lê Văn Hưng bao vây. Hoàng tử Cảnh cố sức chống giữ đến khi cha thân chinh tới cứu.

Tâm điểm Diên Khánh là một hoàng cung nằm giữa thành được Gia Long xây dựng để làm chỗ nghỉ khi vua ngự giá đến đây. Hoàng cung này sở hữu những cột gỗ lớn ngang vòng tay người ôm, phong cảnh non nước hữu tình. Theo lời dân địa phương là anh Lê Xuân Vỹ, hoàng cung đã bị phá huỷ để thay thế bằng uỷ ban nhân dân huyện Diên Khánh, các cổng thành bằng gỗ cũng được dỡ đi, vài cổng thành bị san lấp. Hiện tại nhiều người dân buổi chiều hay họp lại trong thành để bán... cháo vịt.

Gặp cụ Ngọc Minh, người giữ nhà thờ họ Phạm gốc Bình Định, trên bia có ghi:

"Vua Gia Long năm 1805 phong thần cho cụ thượng tổ là Phạm Ư Tài Hậu, tiền hiền khai khẩn."

Từ khóa: 

lịch sử