Thế nào là thiền sư và thơ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khổng Tử về già đã san định Thi, Thư, Lễ, Nhạc; chọn lọc, điểm xuyết, tuyển tập và truyền thừa tư tưởng học thuật qua nhiều thế hệ cũng như văn học bản địa. Nhưng vì sao mỗi khi lưu xuất những áng văn chương, luận lý tùy lúc tùy nơi, mỗi lĩnh vực đều phải thiết lập luận cứ để thuyết minh?. Từ đời Tần, Hán về sau, vì sao Đạo Nho có những bước chuyển biến; nhất là thời Xuân Thu, trước thời Tấn thường nhấn mạnh đến Ngũ Kinh, lấy Kinh Thư chế tác thành Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ? Bởi lẽ tinh thần dân tộc và văn hóa bản địa luôn hòa quyện nhau. Xưa nay, bản chất văn hóa nhân văn luôn cư ngụ trong lòng người, nhưng cũng có giao xen chất liệu tín ngưỡng tôn giáo; ngay cả nền văn hóa nguyên thủy phương Tây cũng thế, đều chịu ảnh hưởng về hệ tư tưởng uyên nguyên tôn giáo. Xây dựng văn hóa nhân văn tuyệt nhiên không tách rời tư tưởng và tình cảm con người, ăn sâu vào cả thân lẫn tâm. Tôn giáo có thể an định được tình cảm và tư tưởng của mọi giới, là nơi gửi gắm, an trú bền chắc nhất. Cùng với yếu tính giáo nghĩa thẳm sâu không thể nghĩ bàn, rồi từ tố chất thuần túy nhân văn mà đạt đến công năng an tâm, vượt trên các Ngã. Đối với tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo, đôi lúc cũng chỉ thuộc phạm vi tác dụng của tình cảm. Thế nên, muốn thanh lọc ghềnh thác vui buồn sầu thương thì trong vườn tâm siêu việt hiện thực. Văn học nghệ thuật mang phạm trù tình cảm rộng lớn, còn tư tưởng và tình cảm là huyết mạch của con người. Con người nương tựa tôn giáo mà được thăng hoa, khiến vượt ngoài hoàn cảnh hiện thực, là nơi gửi gắm tinh thần và tư tưởng. Thế nên, hình thành độc lập mà không có điểm tựa thì dễ bị an bài trên mặt bằng tự ngã.
Trả lời
Khổng Tử về già đã san định Thi, Thư, Lễ, Nhạc; chọn lọc, điểm xuyết, tuyển tập và truyền thừa tư tưởng học thuật qua nhiều thế hệ cũng như văn học bản địa. Nhưng vì sao mỗi khi lưu xuất những áng văn chương, luận lý tùy lúc tùy nơi, mỗi lĩnh vực đều phải thiết lập luận cứ để thuyết minh?. Từ đời Tần, Hán về sau, vì sao Đạo Nho có những bước chuyển biến; nhất là thời Xuân Thu, trước thời Tấn thường nhấn mạnh đến Ngũ Kinh, lấy Kinh Thư chế tác thành Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ? Bởi lẽ tinh thần dân tộc và văn hóa bản địa luôn hòa quyện nhau. Xưa nay, bản chất văn hóa nhân văn luôn cư ngụ trong lòng người, nhưng cũng có giao xen chất liệu tín ngưỡng tôn giáo; ngay cả nền văn hóa nguyên thủy phương Tây cũng thế, đều chịu ảnh hưởng về hệ tư tưởng uyên nguyên tôn giáo. Xây dựng văn hóa nhân văn tuyệt nhiên không tách rời tư tưởng và tình cảm con người, ăn sâu vào cả thân lẫn tâm. Tôn giáo có thể an định được tình cảm và tư tưởng của mọi giới, là nơi gửi gắm, an trú bền chắc nhất. Cùng với yếu tính giáo nghĩa thẳm sâu không thể nghĩ bàn, rồi từ tố chất thuần túy nhân văn mà đạt đến công năng an tâm, vượt trên các Ngã. Đối với tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo, đôi lúc cũng chỉ thuộc phạm vi tác dụng của tình cảm. Thế nên, muốn thanh lọc ghềnh thác vui buồn sầu thương thì trong vườn tâm siêu việt hiện thực. Văn học nghệ thuật mang phạm trù tình cảm rộng lớn, còn tư tưởng và tình cảm là huyết mạch của con người. Con người nương tựa tôn giáo mà được thăng hoa, khiến vượt ngoài hoàn cảnh hiện thực, là nơi gửi gắm tinh thần và tư tưởng. Thế nên, hình thành độc lập mà không có điểm tựa thì dễ bị an bài trên mặt bằng tự ngã.