Theo anh/chị đặc trưng của biểu tượng trong ca dao Việt Nam là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Biểu tượng trong văn học nói chung và đặc biệt trong ca dao nói riêng là một loại hình tượng ẩn dụ, được tạo nên bằng ngôn từ, phong phú về khả năng biểu cảm, mang tính dân tộc. Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài. - Biểu tượng thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả), từng thời đại, từng khu vực cư trú. - Để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ sẽ không được khai thác; ở đây chủ yếu nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy tác dụng. Từ nhiều hình ảnh sẽ dẫn đến biểu tượng; nhưng không phải bất cứ trượng hợp nào có hình ảnh cũng là biểu tượng. - Cơ sở tạo nên các biểu tượng là hiện thực khách quan. - Những biểu tượng trong ca dao Việt Nam có mặt mọi lĩnh vực: đi từ những vật vô tri bình thường ( đôi đũa, ngọn đèn, chiếc gương,…) cho đến hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên ( sông, núi, biển cả…) từ những vật tầm thường nhưng quen thuộc như khăn, nón, áo... cho đến những vật quý giá như: vàng, bạc, ngọc,… Đi tìm nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam chính là việc phân tích các hình ảnh quen thuộc trong đời sống người dân xưa. Từ các xuất phát điểm khác nhau, thế giới biểu tượng đã hình thành, tích hợp trong tâm thức dân gian và đi vào ca dao tự nhiên.
Trả lời
Biểu tượng trong văn học nói chung và đặc biệt trong ca dao nói riêng là một loại hình tượng ẩn dụ, được tạo nên bằng ngôn từ, phong phú về khả năng biểu cảm, mang tính dân tộc. Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài. - Biểu tượng thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả), từng thời đại, từng khu vực cư trú. - Để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ sẽ không được khai thác; ở đây chủ yếu nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy tác dụng. Từ nhiều hình ảnh sẽ dẫn đến biểu tượng; nhưng không phải bất cứ trượng hợp nào có hình ảnh cũng là biểu tượng. - Cơ sở tạo nên các biểu tượng là hiện thực khách quan. - Những biểu tượng trong ca dao Việt Nam có mặt mọi lĩnh vực: đi từ những vật vô tri bình thường ( đôi đũa, ngọn đèn, chiếc gương,…) cho đến hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên ( sông, núi, biển cả…) từ những vật tầm thường nhưng quen thuộc như khăn, nón, áo... cho đến những vật quý giá như: vàng, bạc, ngọc,… Đi tìm nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam chính là việc phân tích các hình ảnh quen thuộc trong đời sống người dân xưa. Từ các xuất phát điểm khác nhau, thế giới biểu tượng đã hình thành, tích hợp trong tâm thức dân gian và đi vào ca dao tự nhiên.