Theo bạn, chúng ta nên học hỏi điều gì từ người Trung Quốc?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

  • Đặc điểm của người Việt Nam là rất đoàn kết lúc khó khăn khi thuận lợi lại gato, đố kỵ với nhau. Những con cua Việt Nam khi để trong thùng hay xô, mỗi lần chúng bước lên xác đồng loại thoát ra, nhưng những con cua khác lấy càng kéo xuống. Đó là cái thói đã ăn sâu vào máu thịt người Việt Nam nên từ bỏ. 
  • Ví dụ bạn mở quán cơm, bên khác cũng mở quán cơm y như bạn, quán của bạn đông nhưng của bên khác ế ẩm thì cũng có cãi vả nhau thôi. 
  • Hãy học như anh bạn láng giềng Trung Quốc có đức tính luôn luôn ý thức đùm bọc và đoàn kết trong lúc khó khăn lẫn thuận lợi. Đề cao "mua có hội bán có phường", người TQ khi ra nước ngoài tương trợ lẫn nhau rất nhiều, ai thiếu vốn thì hỗ trợ vốn, ai thiếu kiến thức thì hỗ trợ kiến thức.
  • Thế cộng đồng người Trung Quốc bên nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Mỗi lần những bạn Việt Nam du học không sợ người nước ngoài lừa, mà chỉ sợ người Việt Nam mình lừa nhau, gato với nhau thôi. 
  • Ngoài ra, người Việt Nam nên học cách dùng thông minh để làm việc như người Trung Quốc, chứ đừng dùng thông minh để đối phó và qua loa dẫn đến làm việc thì sởi lởi, chụp giật ngắn hạn. 

______________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

Trả lời
  • Đặc điểm của người Việt Nam là rất đoàn kết lúc khó khăn khi thuận lợi lại gato, đố kỵ với nhau. Những con cua Việt Nam khi để trong thùng hay xô, mỗi lần chúng bước lên xác đồng loại thoát ra, nhưng những con cua khác lấy càng kéo xuống. Đó là cái thói đã ăn sâu vào máu thịt người Việt Nam nên từ bỏ. 
  • Ví dụ bạn mở quán cơm, bên khác cũng mở quán cơm y như bạn, quán của bạn đông nhưng của bên khác ế ẩm thì cũng có cãi vả nhau thôi. 
  • Hãy học như anh bạn láng giềng Trung Quốc có đức tính luôn luôn ý thức đùm bọc và đoàn kết trong lúc khó khăn lẫn thuận lợi. Đề cao "mua có hội bán có phường", người TQ khi ra nước ngoài tương trợ lẫn nhau rất nhiều, ai thiếu vốn thì hỗ trợ vốn, ai thiếu kiến thức thì hỗ trợ kiến thức.
  • Thế cộng đồng người Trung Quốc bên nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Mỗi lần những bạn Việt Nam du học không sợ người nước ngoài lừa, mà chỉ sợ người Việt Nam mình lừa nhau, gato với nhau thôi. 
  • Ngoài ra, người Việt Nam nên học cách dùng thông minh để làm việc như người Trung Quốc, chứ đừng dùng thông minh để đối phó và qua loa dẫn đến làm việc thì sởi lởi, chụp giật ngắn hạn. 

______________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

Như tôi nhìn nhận thì VN chúng ta vẫn còn cái nhìn quá bảo thủ với Trung Quốc và luôn nhắc hay nói đến họ với một thái độ rất không được hòa nhã và vui vẻ cho lắm, rất cực đoan. Nhưng thực tế thì chúng ta nên biết, kẻ thù luôn dạy cho chúng ta nhiều thứ:))))Nói đến đây thì mong các bạn đừng đánh đồng tôi vẫn coi TQ là kẻ thù nhé:>. Nhìn chung, xã hội Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với TQ và chính ra, chúng ta cần phải học hỏi ở TRung Quốc rất nhiều. 
Thứ nhất, theo tôi là về khoản "Bảo tồn văn hóa" (cái này tôi nghĩ không riêng gì TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand... đều làm tốt hơn chúng ta), không chỉ là bảo tồn văn hóa trong những di tích mà còn là trong phim ảnh, giáo dục, hướng phát triển du lịch, van hóa ẩm thực kèm theo, vv
Thứ hai là việc du nhập và phát triển nông nghiệp: Gần như quả gì nước khác có TQ cũng trồng được và đem đi xuất khẩu nữa. Bỏ qua thực tế là họ coi thường sức khỏe người sử dụng bằng cách sử dụng nhiều chất bảo quản độc hại, rõ ràng các cơ quan nông nghiệp của họ làm việc rất tốt thì mới có được kết quả là trái gì trồng ở TQ cũng được và chất lượng ngon nữa...
Cái tiếp nữa mà hẳn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đó là về Giáo dụcPhương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đây là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của Giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này.

Thứ nhất, tinh thần tự hào dân tộc. Thực sự trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa của người Trung Quốc, các bậc quân vương và người lãnh đạo đã làm rất tốt điều này, truyền bá văn hóa và nâng cao lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc. Trong khí đó người Việt mình lại có tư tưởng xấu hổ về lịch sử văn hóa nước nhà, sính ngoại,... Nguy hiểm hơn đó là những người cầm bút, nhưng cây cầu truân chuyển văn hóa lại là những người dễ mắc lỗi thế này.

Thứ hai, tính cần cù chăm chỉ. Không phủ nhận người Việt mình thực sự rất cần cù chăm chỉ, nhưng đó là cậu chuyện của bậc cha chú của thế hệ trước rồi. Giới trẻ Việt hiện nay đang ở mức báo động về sự trì trệ. Mình không nói tất cả nhưng cũng có một phần giới trẻ Việt Nam là như thế.