Thí nghiệm trên con người nào rùng rợn nhất từng được thực hiện trong lịch sử?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Trị liệu chữa bệnh đồng tính

Liệu pháp gây ác cảm là một trong những thí nghiệm gây tranh cãi và được cho là tàn ác về việc chữa bệnh đồng tính vào thập niên 50 và 60. Thời kỳ đó người đồng tính bị xem là bệnh nhân tâm thần.

Phương pháp chữa bệnh là cho những người đồng tính uống các loại hóa chất khiến họ buồn nôn khi nhìn vào ảnh của người yêu đồng giới. Hoặc là sử dụng cách trị liệu gây sốc điện, bệnh nhân sẽ bị điện giật khi xem phim khiêu dâm đồng tính hay nhìn vào các hình ảnh người chuyển giới.

https://cdn.noron.vn/2023/01/09/4511-1673259246.jpg

Một số người đồng tính khác còn phải chịu phương pháp lobotomy là phẫu thuật mở não. Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trong hộp sọ bệnh nhân, rạch vào thùy não rồi cắt đứt dây thần kinh kết nối khu vực điều khiển suy nghĩ với các vùng khác của não. Từ đó, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về các vấn đề đồng tính.

https://cdn.noron.vn/2023/01/09/0236-1673259521.png
Phương pháp trị liệu này bị lên án vì khiến người đồng tính bị ám ảnh, tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí gây ra tử vong.
Trả lời

Trị liệu chữa bệnh đồng tính

Liệu pháp gây ác cảm là một trong những thí nghiệm gây tranh cãi và được cho là tàn ác về việc chữa bệnh đồng tính vào thập niên 50 và 60. Thời kỳ đó người đồng tính bị xem là bệnh nhân tâm thần.

Phương pháp chữa bệnh là cho những người đồng tính uống các loại hóa chất khiến họ buồn nôn khi nhìn vào ảnh của người yêu đồng giới. Hoặc là sử dụng cách trị liệu gây sốc điện, bệnh nhân sẽ bị điện giật khi xem phim khiêu dâm đồng tính hay nhìn vào các hình ảnh người chuyển giới.

https://cdn.noron.vn/2023/01/09/4511-1673259246.jpg

Một số người đồng tính khác còn phải chịu phương pháp lobotomy là phẫu thuật mở não. Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trong hộp sọ bệnh nhân, rạch vào thùy não rồi cắt đứt dây thần kinh kết nối khu vực điều khiển suy nghĩ với các vùng khác của não. Từ đó, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về các vấn đề đồng tính.

https://cdn.noron.vn/2023/01/09/0236-1673259521.png
Phương pháp trị liệu này bị lên án vì khiến người đồng tính bị ám ảnh, tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí gây ra tử vong.
Thí nghiệm Albert Bé nhỏ của Watson và Rayner
Thí nghiệm này được thực hiện trên em bé Albert B. Em bé mới chỉ 9 tháng tuổi khi John B. Watson - một nhà tâm lí học nổi tiếng chọn em làm thí nghiệm.
Thí nghiệm bắt đầu với màu trắng và tiếng búa đập. Watson để em bé tiếp xúc với một con chuột màu trắng, một chú thỏ, một con khỉ, những chiếc mặt nạ, vân vân. Lúc đầu Albert bé nhỏ không sợ hãi một chút nào, nhưng lần tiếp theo khi con chuột trắng đến gần bé, Watson đã đập mạnh cây búa. Tức thì, khi nghe thấy tiếng vang lớn, Albert khóc òa lên.
Watson liên tục gắn hình ảnh con chuột màu trắng với âm thanh của tiếng búa suốt 7 tuần tiếp theo. Sau đấy, bất cứ khi nào Albert nhìn thấy màu trắng, em bé sẽ bật khóc bất kể có tiếng búa phát ra hay không. Thí nghiệm này đã khiến Albert nhỏ bị ám ảnh với màu trắng.
Watson thực hiện thí nghiệm này để chứng minh phản xạ có điều kiện ở người, và ông ấy đã làm được điều đó. Trong thí nghiệm này các kích thích và phản ứng khác nhau được minh họa như sau:
  • Kích thích trung tính: Chuột trắng
  • Kích thích không điều kiện: Tiếng ồn
  • Phản xạ không điều kiện: Sợ hãi
  • Kích thích có điều kiện: Chuột trắng
  • Phản xạ có điều kiện: Sợ hãi
https://cdn.noron.vn/2022/12/14/the-little-albert-experiment-2794994-a72ed3273c2448a2b5debc81a657dd26-1671013591.png
Albert đã thể hiện chính xác phản xạ có điều kiện ở người, cậu bé bật khóc ngay khi nhìn thấy đồ vật màu trắng. Đối với tâm lí học hiện đại, đây được coi là một trong những thí nghiệm tai tiếng nhất.
John Watson đã không thể gạt bỏ nỗi sợ ra khỏi đầu óc non nớt của Albert nhỏ, và rồi em phải rời thành phố. Albert, theo như một số người kể, có tên thật là Douglas Merritte, cuối cùng phải chịu một kết cục bất hạnh. Em qua đời ngày 10 tháng 5 năm 1925 khi lên sáu vì bệnh não úng thủy.
https://cdn.noron.vn/2022/12/14/6875091orig-1671013703.jpg
Tóm tắt thí nghiệm của Watson. Nguồn: 
PSYCHOLOGY WIZARD
Thí nghiệm này sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử ngành tâm lí học. Rất nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra và theo ý kiến của tôi thì đây là một thí nghiệm vô đạo đức.
Năm 1901, Duncan MacDougall, một bác sĩ phẫu thuật ở bang Massachusetts (Mỹ) vốn luôn nung nấu ý định thu thập bằng chứng về linh hồn, đã thuyết phục được một số bệnh nhân gần đất xa trời cho phép ông cân họ trong lúc lâm chung bằng một chiếc cân đặc biệt.

Trường hợp đầu tiên là một người mắc bệnh lao, từ lúc bắt đầu hấp hối, người bệnh đã được đặt lên cân. Theo ghi chép của MacDougall: Ngay khi sự sống vừa ngừng lại thì đĩa cân phía bên không có người bệnh bỗng dưng trĩu xuống, giống như có thứ gì đó bị lấy đi khỏi thi thể. Hơn một năm sau đó MacDougall tiếp tục tiến hành thí nghiệm với 5 bệnh nhân khác và 3 trong số này cũng xảy ra hiện tượng trên. 
Tôi thì tôi không dám trêu đùa với thế giới tâm linh đâu hay thử nghiệm với người chết, chỉ dám xem thôi 😂
Không biết bạn có biết đến thí nghiệm của Kellogg không?

Trong lịch sử đã có rất nhiều trường hợp trẻ em vô tình được những loài động vật hoang dã nuôi dưỡng và có cách ứng xử giống với chúng mà gần như không thể hòa nhập được với xã hội loài người.

Vậy nên Kellogg là một nhà tâm lý học đã thí nghiệm trên chính người con trai của mình tên là Donald. Họ quyết định nuôi con của mình với một con tinh tinh tên là Gua, một thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của tinh tinh và khả năng nhân hóa loài tinh tinh này.
Thí nghiệm này được bắt đầu khi Gua được 7 tháng tuổi, còn Donald được 10 tháng tuổi. Từ đó, con tinh tinh nhỏ có thêm tình yêu thương và sự chăm sóc từ cha mẹ nuôi là con người và Donald có thêm một đứa em gái. Họ được nuôi như anh em ruột thịt, họ ăn cùng một bữa, mặc cùng một tấm vải, có cùng đồ chơi và ngủ cùng một chỗ.
https://cdn.noron.vn/2022/11/11/photo-2-1566037181226428029452-1668140837.jpg
Dự định ban đầu của Kellogg thí nghiệm này sẽ được thực hiện trong 5 năm, nhưng thực tế nó đã buộc phải chấm dứt vào tháng thứ 9 vì Donald bắt đầu có hành vi bắt chước Gua, cậu bắt đầu tạo ra âm thanh và cách bước đi như một con tinh tinh. Dần dần Donald trở thành một đứa trẻ hoang dã. Những gì xảy ra khác hoàn toàn với những dự kiến ban đầu, ố mẹ của Donald đã chờ mong rằng Gua sẽ bắt chước Donald, chứ không phải điều ngược lại.
https://cdn.noron.vn/2022/11/11/main-qimg-99ddf9498ae8a24a44fbe17c661641bf-1668148588-1668148588.gif
Gua được trả lại khu quần thể, đã chết vì bệnh tật khi bước sang tuổi thứ 3. 

Donald thì có chuyển biến hoàn toàn khác, đã thay đổi được những thói quen xấu như loài tinh tinh, khả năng nhận thức và ngôn ngữ cũng được phát triển nhanh chóng. Thậm chí Donald còn thông minh hơn so với những đứa trẻ bình thường và trở thành một bác sĩ tâm thần sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa của Harvard.