Thực trạng đánh giá việc giảng dạy của giảng viên tại một số trường đại học hiện nay như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Theo thực tiễn thực trạng trong các trường ĐH – CĐ trước đây của Việt Nam, giảng viên được đánh giá chủ yếu bằng việc lên lớp đúng giờ, giảng đủ tiết, tham gia đầy đủ các cuộc họp, học Nghị quyết, sinh hoạt tập thể,… sẽ được công nhận là “hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Điều đó đồng nghĩa với việc GV đạt thành tích cao cũng sẽ không có những chế độ ưu tiên khác. * Nhưng hiện nay, thực tiễn này đang có những bước thay đổi tích cực hơn. Các trường đai học áp dụng những nét đổi mới trong việc đánh giá, khuyến khích cán bộ, GV. Như các danh hiệu cho GV dạy giỏi, đạt các thành tích xuất sắc trong các NCKH hay công nhận các danh hiện mà nhà nước khen tặng,… * Việc đánh giá GV hiện nay được các trường đại học, cao đẳng nước ta đã áp dụng một số các tiêu chí và phương pháp như đã nêu ở phần trước. * Kênh đánh giá chủ yếu hiện nay được đánh giá qua kênh sinh viên và giảng viên tự đánh giá. * Hiện nay thì ở các trường đại học, cao đẳng có áp dụng các phương pháp để đánh giá được giáo viên một cách công bằng nhất như theo tinih thần của công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 2 năm 2008 của bộ GD&ĐT, nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang tiến hành đánh giá GV qua kênh sinh viên. * Nhưng làm thế nào để việc đánh giá được khác quan, nói thẳng nói thật nhưng không ảnh hưởng đến tâm lý và vị thế của người thầy trong xã hội làm nhiều trường lúng túng. Qua sự tìm hiểu thì chúng t xin đi sâu vào kênh sinh viên để nêu rõ được thực trạng việc khảo sát hiện nay được tiến hành như thế nào Hiện nay đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục nước ta về cả lí luận lẫn thực tiễn. ta quen với việc đánh giá học sinh, sinh viên mà quên mất phải đánh giá cả người định hướng cho học sinh và sinh viên. - Việc đánh giá này ở mỗi cơ sở, đơn vị khác nhau thì được tổ chức theo các cách khác nhau. Ví dụ như: Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) lấy ý kiến sinh viên về giảng viên theo chuẩn đầu ra mà nhà trường xây dựng; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ lấy ý kiến sinh viên qua mạng về khảo sát môn học, khóa học để đánh giá chất lượng đào tạo; có trường phát phiếu cho sinh viên đánh giá như ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội. - Không chỉ việc tổ chức đánh giá khác nhau mà các mẫu phiếu đánh giá của các trường cũng khác nhau. Ví dụ: Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) thiết kế phiếu với 30 câu hỏi về phương pháp giảng dạy của GV và sự quan tâm của GV tới lớp học. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiết kế phiếu đánh giá gồm 7 – 8 câu hỏi, tập trung vào 3 nội dung chính: Giảng dạy có phong phú không, có mở rộng vấn đề khỏi giáo trình hay không; Phương pháp truyền thụ có gợi mở, hấp dẫn không; Trong quá trình lên lớp, GV có bao quát lớp không… ĐH Khoa học XH&NV họ chia thành các nhóm câu hỏi theo mức độ về kiến thức, phương pháp giảng dạy, các phương tiện – tài liệu học tập, cơ sở vật chất của nhà trường,… Trường đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, các nội dung được đánh giá ở đây bao gồm: 1. Tổ chức thực hiện môn học 2. Chương trình học và tài liệu học 3. Hoạt động giảng dạy của giảng viên 4. Hoạt động kiểu tra, đánh giá kết quả học tập 5. Các ý kiến khác của sinh viên
Trả lời
* Theo thực tiễn thực trạng trong các trường ĐH – CĐ trước đây của Việt Nam, giảng viên được đánh giá chủ yếu bằng việc lên lớp đúng giờ, giảng đủ tiết, tham gia đầy đủ các cuộc họp, học Nghị quyết, sinh hoạt tập thể,… sẽ được công nhận là “hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Điều đó đồng nghĩa với việc GV đạt thành tích cao cũng sẽ không có những chế độ ưu tiên khác. * Nhưng hiện nay, thực tiễn này đang có những bước thay đổi tích cực hơn. Các trường đai học áp dụng những nét đổi mới trong việc đánh giá, khuyến khích cán bộ, GV. Như các danh hiệu cho GV dạy giỏi, đạt các thành tích xuất sắc trong các NCKH hay công nhận các danh hiện mà nhà nước khen tặng,… * Việc đánh giá GV hiện nay được các trường đại học, cao đẳng nước ta đã áp dụng một số các tiêu chí và phương pháp như đã nêu ở phần trước. * Kênh đánh giá chủ yếu hiện nay được đánh giá qua kênh sinh viên và giảng viên tự đánh giá. * Hiện nay thì ở các trường đại học, cao đẳng có áp dụng các phương pháp để đánh giá được giáo viên một cách công bằng nhất như theo tinih thần của công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 2 năm 2008 của bộ GD&ĐT, nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang tiến hành đánh giá GV qua kênh sinh viên. * Nhưng làm thế nào để việc đánh giá được khác quan, nói thẳng nói thật nhưng không ảnh hưởng đến tâm lý và vị thế của người thầy trong xã hội làm nhiều trường lúng túng. Qua sự tìm hiểu thì chúng t xin đi sâu vào kênh sinh viên để nêu rõ được thực trạng việc khảo sát hiện nay được tiến hành như thế nào Hiện nay đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục nước ta về cả lí luận lẫn thực tiễn. ta quen với việc đánh giá học sinh, sinh viên mà quên mất phải đánh giá cả người định hướng cho học sinh và sinh viên. - Việc đánh giá này ở mỗi cơ sở, đơn vị khác nhau thì được tổ chức theo các cách khác nhau. Ví dụ như: Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) lấy ý kiến sinh viên về giảng viên theo chuẩn đầu ra mà nhà trường xây dựng; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ lấy ý kiến sinh viên qua mạng về khảo sát môn học, khóa học để đánh giá chất lượng đào tạo; có trường phát phiếu cho sinh viên đánh giá như ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội. - Không chỉ việc tổ chức đánh giá khác nhau mà các mẫu phiếu đánh giá của các trường cũng khác nhau. Ví dụ: Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) thiết kế phiếu với 30 câu hỏi về phương pháp giảng dạy của GV và sự quan tâm của GV tới lớp học. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiết kế phiếu đánh giá gồm 7 – 8 câu hỏi, tập trung vào 3 nội dung chính: Giảng dạy có phong phú không, có mở rộng vấn đề khỏi giáo trình hay không; Phương pháp truyền thụ có gợi mở, hấp dẫn không; Trong quá trình lên lớp, GV có bao quát lớp không… ĐH Khoa học XH&NV họ chia thành các nhóm câu hỏi theo mức độ về kiến thức, phương pháp giảng dạy, các phương tiện – tài liệu học tập, cơ sở vật chất của nhà trường,… Trường đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, các nội dung được đánh giá ở đây bao gồm: 1. Tổ chức thực hiện môn học 2. Chương trình học và tài liệu học 3. Hoạt động giảng dạy của giảng viên 4. Hoạt động kiểu tra, đánh giá kết quả học tập 5. Các ý kiến khác của sinh viên